Kissinger, Kẻ Thù số Một của Miền Nam Việt Nam và viên Ngoại Trưởng Bất Chinh Nhất của HK |
Tác Giả: Bai An Tran |
Thứ Bảy, 25 Tháng 10 Năm 2008 12:19 |
Khương Hữu Điểu Trong thời kỳ có chiến tranh, những cuộc vận động tranh cử tổng thống thường cho thấy có sự lợi dụng những biến cố quân sự. Muốn hiểu rõ tác động của chính tranh trên những cuộc vận động bầu cử tổng thống ra sao, chúng ta chỉ cần xem những cuộc bầu cử năm 1968 và 1972. Là một cựu nhân viên trong chính phủ Miền Nam Việt Nam, tôi đã thu thập, và hiện vẫn còn thu thập, những tài liệu giải mật của Trung Tâm Tình Báo Trung Ương (CIA), Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) và nhiều hồ sơ liên lạc của Toà Bạch Ốc vào thời đó, nhiều tài liệu trước đây đã được xếp vào loại tối mật. Vào Năm 1968, Richard Nixon đang ra tranh cử tổng thống chống lại ứng cử viên chỉ định của Đảng Dân Chủ là Phó Tổng Thống George Humphrey. Khi đó, cũng giống như bây giờ, những tay hoạt động chống chiến tranh đang tràn ngập Đảng Dân Chủ. Henry Kissinger, một cố vấn của ứng cử viên Nixon, đã phát động chiến lược gian xảo thành công nhất vừa nhằm được nổi tiếng vừa để có thể đóng vai trò điệp viên hai mang cho cả phe Cộng Hòa lẫn phe Dân Chủ. Theo những tài liệu nay có thể xem được thì trong cuộc vận động bầu cử tổng thống gay go vào năm 1968, Kissinger đã đi Ba Lê và nhờ thế biết được rằng thương thuyết gia Mỹ Avril Harriman và Xuân Thủy đại diện cho Bắc Việt đã sẵn sàng để ký một thỏa hiệp hòa bình. Biết đây là một thông tin quan trọng, Kissinger bay trở về Mỹ và báo cho John Mitchell, viên điều hành cuộc vận động cho Nixon. Kissinger bèn bầy mưu kéo dài cuộc chiến Việt nam để đánh bại phe Dân Chủ trong cuộc bầu cử. Chiến lược này cho thấy khiá cạnh đen tối của Henry Kissinger. Ông ta đề nghị dùng Bà Chennault, là người lúc đó đứng ra vận động cho Nam Việt Nam, đồng thời bà là vợ của Tướng Chennault, một tay Hổ Bay (tên đoàn lính đánh mướn trong Thế chiến Thứ Hai). Bà này được Kissinger trao cho nhiệm vụ bay sang Việt Nam để xúi Tổng Thống Thiệu ngầm phá Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê. Bà bảo đảm với ông Thiệu rằng với Nixon làm tổng thống thì Việt nam sẽ được lợi hơn là với Hubert Humphrey. Trong những ngày chót của cuộc vận động tranh cử, khi mà ông Humphrey đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò cử tri, thì một hiệp định hòa bình ký kết giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt chắc chắn sẽ tạo thêm sức thắng cho Humphrey. Bà Chennault đã thuyết phục được Tổng Thống Nam Việt Nam phá cuộc hòa đàm. Chính một phần vì cuộc thương thuyết hoà bình không còn hy vọng đạt được kết quả nên Nixon đã thắng Humphrey. Và nhờ mưu mô thành công của Kissinger nên ông ta được bổ nhiệm vào hai nghế Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Nixon – đây là lần duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà một người cùng một lúc dành được chức vu đó. Cuộc chiến như thế đã tiếp tục, gây thêm chết chóc cho hàng trăm ngàn binh lính cả Việt Nam lẫn Mỹ, chỉ vì hành động phản bội bỉ ổi của Kissinger. Bốn năm sau đó, vào năm 1972, Kissinger đã lại phản bội nhân dân và chính phủ Nam Việt Nam khi ông nói với ngoại trưởng Trung Hoa Chu Ân Lai tại Bắc Kinh rằng nếu Bắc Việt có xâm chiếm Nam Việt Nam thì Hoa Kỳ cũng sẽ không bảo vệ Miền Nam. Sự lừa gạt của Kissinger vượt quá những mưu mô chính trị khi đàm phán. Đã có chứng cớ rõ ràng rằng Kissinger là kẻ thù lớn nhất của Nam Việt Nam và đồng thời cũng là viên ngoại trưởng bất chính nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Chẳng hạn như Kissinger đã làm cho Nam Việt Nam bị yếu đi về mặt quân sự. Ông ta đã ra lệnh bãi bỏ những tiếp tế và trang bị quân sự dảnh cho Nam Việt Nam và thay vào đó dùng không quân Hoa Kỳ chuyển những đồ này sang cho Do Thái để dùng trong trận chiến Yum Kippur (vào tháng 10 âm lịch năm 1973) chống lại Ai Cập và Syria. Hậu quả là quân đội Nam Việt Nam đã phải rã một số trang bị để có phụ tùng mà dùng trong lúc nguy khốn. Khi nói về chuyện này, Kissinger tuyên bố, “An ninh của Do Thái là một bổn phận bắt buộc đối với tất cả những dân tộc tự do.” Còn về cuộc chiến Việt Nam thì ông nói, “Điều mà Tổng Thống Nixon và tôi tính làm không là một điều tất nhiên. Vì vậy mà chúng tôi đã không thành công.” Thế nhưng, dù đã phản bội, Kissinger vẫn không từ chối Giải Thường Nobel về Hòa Bình như Lê Đức Thọ đã từ chối. Kissinger không đủ can đảm để đến Na Uy nhận Giải Thưởng Hoà Bình bởi vì ông biết rằng dư luận thế giới đang chống đối ông ta. Ông đã nhờ vị đại sứ Mỹ cầm giải thường về cho ông. Nói tóm lại, những tài liệu mới giải mật chứng minh rằng Kissinger và Nixon là những tổ sư bịp bợm biết lợi dụng những biến cố quân sự để đạt được những mục tiêu chính trị. Họ đã bán đứng những chính phủ Nam Việt Nam và Đài Loan trong những cuộc đàm phán với Trung Hoa vào những năm 1972-73. Tôi tin rằng những hành động của Kissinger đã quá rõ. Ông ta là một người Do Thái tỵ nạn thoát khỏi những trại tử hình của Hitler. Chúng ta tưởng ông ta phải đặc biệt thông cảm với những quyền làm người. Ngược lại ông đã gây ra những tội đại hình chống lại nhân loại chỉ vì những quyền lợi chính trị cá nhân. Chúng ta hãy nghe những lời tuyên bố kiêu căng của ông ta như: “Nếu là điều phi pháp, chúng ta làm liền, nếu là điều vi hiến thì chúng ta làm chậm một tí.” …. “ Biến cố không thể xẩy ra vào tuần tới vì tuần tới tôi không còn thì giờ rãnh để giải quyết nó.” …. “Quyền lực là chất kích thích tối cao.” …. “Cái khoái làm kẻ nổi tiếng là khi mình làm phiền người ta thì người ta lại đổ lỗi là tại họ.” Dân chúng Hoa Kỳ cần nhìn nhận rắng chiến tranh có thể là một khí cụ chính trị trong công cuộc vận động tranh cử. Tham vọng chính trị có thể trở nên lố bịch tới độ những sự thật bị bóp méo đi để có lợi về mặt chính trị. Điều này đúng cho cả hai phiá đang ủng hộ và chống cuộc chiến hiện thời. Đối với người dân và chính quyền Nam Việt Nam thì hậu quả đã thật là bi thảm. |