Chính phủ Hoàng Gia Anh Đặc Biệt Quan Tâm đến cuộc Tranh Đấu của giáo dân Hà Nội |
Tác Giả: Bai An Tran |
Thứ Bảy, 18 Tháng 10 Năm 2008 01:17 |
"Chúng tôi tiếp tục đòi hỏi Chính Quyền Việt Nam tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền." Saigon Echo (19-10-2008) - Cao trào của toàn thể đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản trên khắp thế giới, không phân biệt tôn giáo, đang dâng cao để thắp nến và cầu nguyện hiệp thông và hỗ trợ đồng bào Công Giáo trong nước vùng lên đòi Công Lý và Nhân Quyền. Một trong những biện pháp cụ thể là lưu ý các chính quyền trên thế giới phải theo sát mọi diễn biến và ngăn chặn kịp thời những cuộc đàn áp dã man của CSVN đối với những đòi hỏi ôn hoà và chính đáng của đồng bào trong nước. Tại Anh quốc, Hội An Việt đã gửi thư yêu cầu chính phủ Hoàng Gia Anh tạo áp lực với chính quyền CSVN. Trong một bức thư mới nhất đề ngày 13-10-2008 gửi đến ông Vũ Khánh Thành, đại diện Hội An Việt, Bộ Ngoại Giao Anh đã xác nhận vẫn thường xuyên chỉ thị cho Toà Đại Sứ Anh tại Hà Nội đặt vấn đề nhân quyền đối với chính quyền Việt Nam và theo sát mọi diễn biến đang xảy ra tại Hà Nội. Đây là một thành quả đáng khích lệ đối với công cuộc tranh đấu của đồng bào quốc nội. Đây cũng là một gợi ý để các hội đoàn, đoàn thể và những người quốc gia trên khắp thế giới thường xuyên cung cấp mọi tin tức cho các chính phủ nơi họ đang cư ngụ. Riêng tại Hoa Kỳ, những người đang nỗ lực vận động tranh cử cho hai ứng cử viên Dân Chủ và Cộng Hòa trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới nên yêu cầu hai vị Tổng Thống tương lai Barrack Obama và John McCain bày tỏ lập trường về đường lối ngoại giao tương lai trong quan hệ Mỹ Việt. Từ đó, các cử tri Mỹ gốc Việt sẽ dễ dàng bỏ phiếu chọn lựa. Dưới đây là bản dịch bức thư của Bộ Ngoại Giao Anh gửi Hội An Việt có trụ sở đặt tại Luân Đôn. BỘ NGOẠI GIAO VÀ KHỐI LIÊN HIỆP ANH, Vụ Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Điện thoại: 020 7008 2448 Ngày 13 tháng 10 năm 2008 Kính gửi ông Vũ Khánh Thành, Thưa ông Vũ Khánh Thành, Thư của ông gửi cho Thủ Tướng ngày 29.8 về tình trạng ở Giáo Xứ Thái Hà, Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, Việt Nam. Tôi xin thưa như sau: Chúng tôi đã lưu tâm về những việc tuần hành cầu nguyện đông đảo của các tổ chức Công Giáo bên ngoài những cơ sở đặc biệt ở Hà Nội những ngày gần đây đòi trao trả lại tài sản của Giáo Hội. Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình trạng này và thúc bách các giới thẩm quyền tôn trọng tối đa quyền của người dân được biểu tình trong ôn hoà để bày tỏ nguyện vọng của họ. Đại Sứ Quán Anh ở Hà Nội đã nêu vấn đề này với Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pham Binh Minh trong buổi họp ngày 23 tháng 9. Ông ta đã nhấn mạnh những tranh chấp này phải được giải quyết một cách ôn hoà thoả đáng giữa hai bên. Ông Bill Rammell cũng đã nêu vấn đề này với ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam trong cuộc họp ngày 8 tháng 10. Vương Quốc Anh tiếp tục coi Việt Nam là một nước phải được quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền và Việt Nam đã bị liệt vào báo cáo thường niên về vi phạm Nhân Quyền của Bộ Ngoại Giao và Khối Liên Hiệp Anh năm 2007. Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu tại Hà Nội, thu thập các thông tin về tình trạng các tôn giáo, các các nhà bất đồng chánh kiến và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Trong thời gian Thủ Tướng Việt Nam thăm Anh Quốc ngày 4 và 5 tháng 3 năm 2008. Một Biên Bản Ghi Nhớ đã được ký kết. Mục đích nhằm đối thọai và hợp tác giữa hai nước về các vấn đề chung trong đó có vấn đề nhân quyền. Ngoại Trưởng Anh cũng đã trao tay cho Thủ Tướng một danh sách tù nhân mà Âu Châu quan tâm. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Khối Liên Hiệp Âu Châu ở Hà Nội, thâu thập những thông tin về các tổ chức tôn giáo, các nhà hoạt động cho nhân quyền và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Vương Quốc Anh đã tích cực tham gia thảo luận với khối Liên Hiệp Âu Châu cứ nửa năm một lần, trao đổi về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay. Cuộc trao đổi gần đây nhất của Đại Sứ Anh ở Việt Nam là ngày 10 tháng 6. Chúng tôi cam kết rằng, cùng với các đồng nghiệp trong khối Liên Hiệp Âu Châu, chúng tôi coi vấn đề nhân quyền là đặc biệt nghiêm trọng. Chúng tôi tiếp tục đòi hỏi Chính Quyền Việt Nam tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền. Trân trọng, |