Mối Quan Hệ Tay Ba Giữa Mỹ - VC - Trung Quốc |
Tác Giả: Bai An Tran |
Thứ Năm, 21 Tháng 8 Năm 2008 15:59 |
Mỹ là
bạn đồng hành quan trọng của VN. (Asia Times) Trần Anh chuyển ngữ * Trần Anh là một phụ giảng sư Quản Trị Kinh Doanh tại trường đại học Lasell ở Newton, Massachusetts và là một Tiến sĩ luật, chính trị và xã hội trường đại học Northeastern, Boston. Trong cuộc viếng thăm chính thức nước Mỹ năm nay, thủ tướng CS Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công khai tìm kiếm và đón chào những chẩn đoán và những toa thuốc chính sách nhằm chữa trị kinh tế từ các chuyên gia kinh tế Mỹ, từ các vị lãnh đạo Wall Street đến cựu chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Alan Greenspan. Động thái của Dũng có lẽ được xem như một tín hiệu biểu lộ cho người Mỹ rằng Việt Nam đã thực thi những cải cách thị trường khác nhau, đã nhận thấy Mỹ là một bạn đồng hành quan trọng trên con đường phát triển và tăng trưởng kinh tế và thường xuyên hơn định hướng chính sách ngọai thương của Hà Nội. Với mức tăng trưởng Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) hơn 7% suốt thập niên qua, nơi sự khích lệ xuất cảng và sự đầu tư ngọai quốc (Foreign Direct Investment, FDI) đóng một vai trò quan trọng, kinh tế yếu kém của Việt Nam vẫn có nhiều chỗ tăng trưởng nếu nó có thể gia tăng mậu dịch với Mỹ và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư Mỹ. Trên cả hai mặt (mậu dịch và đầu tư) Việt Nam có tiềm năng lớn. Theo dữ kiện của Phân Bộ Ngọai Thương thuộc Cục điều tra dân số Mỹ, tổng số hàng hóa mua bán giữa hai nước tăng hơn gấp 8 lần từ 1.5 tỉ đến hơn 12.5 tỉ Mỹ Kim năm 2007. Việt Nam đã đều đặn và ngày một hơn hưởng sự thặng dư mậu dịch với Mỹ từ khi ký kết Thỏa ước mậu dịch song phương (Bilateral Trade Agreement, BTA) năm 2001. Khác với thâm thủng mậu dịch đáng quan ngại 256 tỉ Mỹ Kim của Mỹ với Trung Quốc năm ngoái, sự thiếu hụt 8.7 tỉ Mỹ Kim với Việt Nam không đáng là mối lo ngại. Tính vào mức 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), số thặng dư 8.7 tỉ quan trọng cho kinh tế ngày càng thiên về mậu dịch của Việt Nam. Nước Mỹ trở nên thị trường xuất khẩu lớn nhất trong một thời gian tương đối ngắn, và các lãnh đạo chính trị CS Việt Nam nhìn nhận sự quan trọng của thị trường Mỹ trong công việc làm ăn rộng lớn của họ với Hoa Thịnh Đốn. Để trao đổi với việc tiếp cận thị trường, Mỹ tìm cách thuyết phục Việt Nam, qua Thỏa Ước Mậu Dịch Song Phương (BTA) và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO, World Trade Organization) ký kết một thỏa ước tiếp cận thị trường song phương, để thực hiện một số lớn cải tổ kinh tế, luật pháp nhằm tăng cường sức mạnh luật pháp và phát triển một nền kinh tế đặt trên những quy luật. Sự phát triển này quan trọng trong hai bình diện. Đầu tiên, nó giúp động viên ước vọng chính trị của hàng lãnh đạo CS Việt Nam trong việc thực thi những cải cách sâu rộng hơn, mà nếu không sẽ khó khăn, mà không có áp lực chính trị từ bên ngoài, bao gồm những yêu sách công khai của Mỹ làm điều kiện đàm phán cho những hiệp ước song phương. Thứ đến, nó kết hợp kinh tế Việt Nam sâu xa hơn vào hệ thống thương mại thế giới, nơi nhiều doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả và thua lỗ (state-owned enterprises, SOEs) sẽ bị phơi bày trước lực cạnh tranh không khoan nhượng của thị trường. SOE buộc phải cải thiện hơn về quản trị, về thao tác để cạnh tranh hơn hoặc bị tư hữu hóa, kể cả việc bán lại cho ngoại quốc. Cách thay đổi nào cũng sẽ có lợi cho kinh tế Việt Nam. Ngoài thương mại, Việt Nam đã cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ thấy rằng việc thu hút đầu tư Mỹ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Việc Intel tuyên bố đầu tư 1 tỉ Mỹ Kim vào một xưởng sản xuất ở Việt Nam là một thí dụ điển hình của mối lợi kinh tế mà tiền vốn và kỹ thuật Mỹ mang lại. Thu hút nhiều nhà đầu tư Mỹ không chỉ làm đa dạng nguồn vốn đầu tư FDI, mà còn mang lại một số ngành đầu tư mới nhằm thúc đẩy công cuộc kỹ nghệ hóa tăng phần giá trị. Mặc dù các nhà đầu tư Mỹ tương đối trễ so với các đồng nghiệp Á Châu, sự hiện diện của họ dần dà nhiều hơn từ khi BTA đi vào hiệu lực. Trong quý đầu năm nay, theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, Mỹ là nguồn đầu tư lớn nhất với số lượng đầu tư chính thức lên đến 1.3 tỉ Mỹ Kim. Và có những chỉ dấu rằng các nhà đầu tư Mỹ sẽ phát triển thêm, đặc biệt nếu hai bên thỏa thuận trên một hiệp ước đầu tư song phương. Sự khởi đầu cho cuộc đàm phán về hướng này được tuyên bố trong cuộc thăm viếng Hoa Thịnh Đốn của Dũng. * Tầm quan trọng kinh tế Lãnh đạo chính trị Việt Nam nhằm nhấn mạnh trên mọi ưu tiên kinh tế, dù triển vọng hợp tác lớn hơn trong các lãnh vực khác cũng nằm trên bàn thương thảo. Sự coi trọng thương mại và đầu tư kiên định với mục tiêu đối ngoại của Việt Nam để phát triển và làm sâu xa hơn liên hệ đôi bên mà không nghiêng về phía chính trị địa dư. Trong liên hệ lịch sử đầy sóng gió với đại cường phía Bắc, Trung Quốc luôn hiển hiện như một hình thù lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và sự kiện bang giao nồng ấm với Mỹ là một vấn đề tế nhị. Hà Nội không muốn Bắc Kinh coi sự bang giao với Hoa Thịnh Đốn là một thách đố quân sự, nhằm vào việc ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc. Bằng tập trung vào những ưu tiên kinh tế, và đoán được tiến bộ chiến lược hiện nay của Mỹ, Hà Nội duy trì một sách lược cân bằng về liên hệ quốc tế. Vậy về phía Mỹ họ muốn gì? Hiện nay Hoa Thịnh Đốn có 3 quyền lợi chính với Việt Nam, ngoài những vấn đề còn kéo dài thời chiến tranh Việt Nam, gồm những binh sĩ mất tích. Thứ nhất, với nền kinh tế lớn mạnh và một dân số nhiều lao động trẻ tuổi, Việt Nam trở thành một nơi đến quan trọng cho kinh doanh Mỹ, cả trong hai lãnh vực triển vọng thị trường và cũng như một vị trí hấp dẫn, nhiều lựa chọn cho những công xưởng sản xuất. Nhiều nhà sản xuất Mỹ theo đuổi chính sách Trung Quốc cộng một, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào Trung Quốc ngày càng tốn kém. Thứ đến, một thành viên tương đối mới của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN), Việt Nam có thể là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong việc theo đuổi quyền lợi rộng lớn trong khu vực. Với ảnh hưởng ngoại giao và thương mại ngày một gia tăng của Trung Quốc, Mỹ đã thất thố một bước chiến lược trong khu vực. Để đối phó, chính phủ George W Bush năm 2002 phát động chương trình Khởi Động Kinh Doanh Đông Nam Á (the Enterprise for ASEAN Initiative) nhằm xiết chặt liên hệ Mỹ-Đông Nam Á qua các hiệp ước mậu dịch tự do gọi là Free Trade Agreements, FTA. Năm ngoái, Việt Nam ký kết hiệp ước Cơ Cấu Thương Mại và Đầu Tư với Mỹ (Trade and Investment Framework Agreement, TIFA), lót đường cho một triển vọng FTA. Mỹ buộc các hội viên FTA phải là các thành viên WTO và TIFA. Thứ ba, những vấn đề thuộc nhân quyền đã hình thành rõ rệt trong các cuộc thương thảo cấp cao giữa hai nước. Quyền con người và Tôn Giáo đã được các nhóm tranh đấu người Mỹ gốc Việt theo đuổi đã lọt vào sự quan tâm của Hoa Thịnh Đốn, cũng như Ủy ban Mỹ có nhiều ảnh hưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Những nhóm này thành thạo trong xã hội, chính trị Việt Nam, và đã nêu lên nhiều vấn đề với những chi tiết quan trọng và "đáng giận". Mặc dù dưới áp lực và tư vấn Mỹ, tiến bộ về nhân quyền lệ thuộc phần lớn vào ước muốn chính trị đầy trì trệ của họ. Ngoài ra, chính phủ Mỹ có thể làm nhiều thứ hơn giúp Việt Nam cải cách và phát triển. Một bước quan trọng và trực tiếp mà chính quyền Bush có thể xúc tiến là thỏa thuận cho Việt Nam hưởng một chính sách thuế quan thích hợp hơn theo Hệ Thống Tổng Quát của chương trình Tối Huệ Quốc, theo đó những sản phẩm Việt Nam du nhập thị trường Mỹ miễn thuế và nhân đó tăng sức cạnh tranh. * Chú thích của dịch giả: GNI là từ viết tắt trong tiếng Anh của Gross National Income, tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá trị của thuế gián tiếp. GDP là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP, Gross Domestic Product) là tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ trong một vùng lãnh thổ (thông thường là một quốc gia) trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là một năm tài chính). GDP khác với tổng sản phẩm quốc gia (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó. Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ. |