Bố cục để có những tấm hình phá cách |
Tác Giả: Phan Anh | |||||||||||
Thứ Hai, 03 Tháng 8 Năm 2009 21:10 | |||||||||||
1. Nguyên tắc chia 3
Đây là nguyên tắc căn bản và phổ biến nhất. Một khung hình sẽ được chia làm 3 phần ngang và dọc. Đường ngang và dọc gọi là đường mạnh, điểm giao giữa hai đường này gọi là điểm mạnh.
Khi chụp, có thể áp dụng quy tắc này trong các bức ảnh phong cảnh. Ví dụ, đặt đường chân trời, mặt biển, mặt sông, vạch đường… theo đường mạnh; các đối tượng đặt ở điểm mạnh. Do đó, không nên đặt đường chân trời nằm ngang như chia đôi bức ảnh thành hai phần bằng nhau. Cũng không đặt đối tượng ở trung tâm bức ảnh lớn (trừ các kiểu chụp cận cảnh). 2. Đơn giản các thành phần Ngay cả trước khi áp dụng nguyên tắc chia 3, bạn đã phải chú ý đến nguyên tắc này. Bức ảnh cần làm rõ chủ thể và ý tưởng, do đó các chi tiết thừa phải loại bỏ tuyệt đối. Có hai điểm cần làm để đơn giản hóa các thành phần: Tiếp cận sát đối tượng
Đưa chủ thể vào khung hình một cách gọn gàng, dễ nhất là zoom vào thật gần đối tượng để loại bỏ những chi tiết gây nhiễu xung quanh. Tất nhiên, bức ảnh vẫn có một nội dung, bố cục cân chỉnh. Có thể xung quanh chú ong này là nhiều thứ vặt vãnh khác như lá cây, cành cây đang trôi trên mặt nước, nhưng khi tiếp cận sát hơn, chủ thể được nổi bật và không bị làm “phiền nhiễu”. Dọn dẹp cho hậu cảnh gọn gàng Trong trường hợp chụp để lấy phong cảnh rộng, các yếu tố gây nhiễu rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người chụp ảnh nghệ thuật rất khó tính dọn dẹp mọi thứ cho quang đãng mà vẫn không làm bức ảnh mất đi vẻ tự nhiên. Một cách nữa là tạo độ sâu trường ảnh để làm mờ hậu cảnh, khiến các chi tiết “nhức mắt” không làm nhiễu đến chủ thể, nghĩa là mắt người xem không bị phân tán ra các hình thù khác. 3. Dùng đường dẫn Các đường thẳng, đường cong trong thực tế rất nhiều và có thể làm bức ảnh sống động hơn khi đặt đúng chỗ. Khái niệm “leading line” (đường dẫn) có nghĩa là đường đó sẽ dẫn mắt người xem đi từ điểm này đến điểm kia một cách có chủ đích, chứ không dẫn đi lung tung. Tạo độ sâu về không gian Dùng các đường dẫn trong tự nhiên như con đường ngoằn ngoèo đi về phía chân trời sẽ tạo ra cảm giác về chiều sâu. Dẫn đến chủ thể Bạn có thể dùng đường dẫn để đưa mắt người xem đến chủ thể mà bạn muốn nhấn mạnh. Làm bức ảnh có tính động hơn
Không hẳn một vạch kẻ sẽ làm được đường dẫn trong ảnh. Các đối tượng giống nhau xếp theo hàng cũng trở thành đường dẫn. Để bức ảnh động hơn, có thể bố trí đường dẫn ở dạng chéo trên bức ảnh. 4. “Khung ảnh” trong tự nhiên
Có nhiều yếu tố trong tự nhiên sẽ làm “khung” cho bức ảnh, chỉ cần chúng tạo dáng hai cạnh của ảnh, dạng chữ U, chữ L, hình tròn hay bất kỳ hình nào làm được khung. Khung này sẽ làm cho bức ảnh có chiều sâu hơn, làm nổi rõ chủ thể. 5. Tạo sự tương phản, đối lập
Nếu muốn chủ thể nổi bật, bạn phải tạo ra sự khác biệt của nó so với các chi tiết khác trong ảnh. Có nhiều cách để làm được điều này. Thường thì bạn sẽ nhận ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, màu lạnh và màu nóng. Để thể hiện rõ hơn tương phản sáng tối, bạn có thể chuyển tông thành đen-trắng Để thể hiện khác biệt về gam màu, hãy dùng sự đối chọi màu sắc nổi bật Ngoài ra, các nhiếp ảnh gia còn tìm đến chủ đề tương phản sâu sắc hơn như vững chãi và chênh vênh, tròn và vuông, cao và thấp, giàu và nghèo… 6. Đặt góc nhìn Góc nhìn của người chụp không có nghĩa là đặt ống kính thế nào cũng được. Tùy từng đối tượng, bạn sẽ tạo ra cách nhìn lạ về nó, khác biệt so với cách người thường hay nhìn. Có những người theo thói quen cứ đứng tư thế nào thì chụp như thế. Thực ra, không phải ngẫu nhiên mà các phó nháy vất vả bò lăn ra đường, xoay người đủ kiểu để có khung hình ưng ý. Dưới đây là 3 góc chụp phổ biến: Từ trên xuống
Có những lúc bạn phải trèo lên thật cao để chụp xuống. Từ dưới lên
Ngang tầm mắt đối tượng 7. Nhịp điệu Cách bố cục này là thể hiện sự lặp lại của các chi tiết một cách có chủ ý, làm nổi bật sự sắp xếp tự nhiên của chúng trong không gian.
|