Hàng Trung Quốc mang nhãn hiệu Việt Nam |
Tác Giả: RFA |
Chúa Nhật, 28 Tháng 6 Năm 2009 04:02 |
2009-06-26 Gần đây người Việt Nam đã e dè hơn đối với hàng Trung Quốc, và chuyển sang sử dụng hàng từ các nước khác trong khu vực.
Người tiêu dùng khi chọn mua hàng Trung Quốc cũng thường âm thầm "chấp nhận rủi ro tiềm ẩn" có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt người tiêu dùng có khuynh hướng quay sang sử dụng các sản phẩm nội địa sản xuất theo công nghệ của các nước tiên tiến, kể cả các loại thực phẩm và trái cây. Vì thế không ít nhà buôn, hoặc doanh nghiệp đã đổi mác hàng của Trung Quốc thành hàng Việt Nam hoặc của một số nước khác để đánh lừa người mua. Không ít nhà buôn, hoặc doanh nghiệp đã đổi mác hàng của Trung Quốc thành hàng Việt Nam hoặc của một số nước khác để đánh lừa người mua. Một thời "Made in China" Trước đây khi hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Việt Nam với giá rẻ, phổ biến là các mặt hàng tiêu dùng, từ các đồ điện tử, xe máy, xe đạp, điện thoại di động, cho đến các sản phẩm gia dụng, quần áo, thực phẩm, trái cây, v.v…người tiêu dùng Việt Nam đổ xô đi mua sắm. Hàng Trung quốc được bày bán khắp nơi, trong các cửa hàng, tại các chợ. Trong những năm qua, các loại hàng hóa "Made in China" đã ít nhiều làm thay đổi tiện nghi, sinh hoạt vật chất, thậm chí cả nếp ăn nếp nghĩ của nhiều thành phần người Việt. Dễ nhận thấy nhất là mặt hàng xe máy, thế mạnh của chúng là rất đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, màu sắc và đặc biệt giá rất rẻ so với sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Đó là những chiếc xe máy với đầy đủ các tính năng và rất "mô đen", đáp ứng được thị hiếu người dùng trong đó có một bộ phận giới trẻ và thu nhập thấp. Chiếc xe máy với đầy đủ các tính năng và rất "mô đen", đáp ứng được thị hiếu người dùng trong đó có một bộ phận giới trẻ và thu nhập thấp. Nhưng sau đó người tiêu dùng mới phát hiện ra rằng những mặt hàng này rất mau hư, sửa chửa rất tốn kém, hoặc không thể sửa chửa được Nhưng sau đó người tiêu dùng mới phát hiện ra rằng những mặt hàng này rất mau hư, sửa chửa rất tốn kém, hoặc không thể sửa chửa được, chỉ sau một thời gian sử dụng rất ngắn. Một mặt hàng khác là hoa quả. Trước đây trái cây Trung quốc được bày bán khá nhiều, đặc biệt là nho, táo, lê… Thế nhưng, gần đây những loại trái cây đó tuy vẫn còn được bày bán nhưng lại được người bán giới thiệu là trái cây từ các tỉnh trong nước hoặc trái cây nhập từ Thái Lan về. Nhiểu tiểu thương cứ cố tình giải thích đó là hàng nội trong khi chung quanh sạp ngổn ngang các bao bì, các tông đựng trái cây chi chít toàn chủ Trung quốc. Cô Nhị, một nội trợ ở Biên Hoà nói rằng: “Bây giờ mọi người rất sợ đồ Trung Quốc, ngay cả trái cây hay là những thức ăn như là các loại rau quả. Mọi người đều bảo nhau cách làm thế nào để phân biệt hàng Trung quốc và hàng Việt Nam. Người ta chọn hàng Việt Nam. Trái cây Trung quốc bây giờ bị người ta tẩy chay hết.” Bây giờ mọi người rất sợ đồ Trung Quốc, ngay cả trái cây hay là những thức ăn như là các loại rau quả. Mọi người đều bảo nhau cách làm thế nào để phân biệt hàng Trung quốc và hàng Việt Nam. Người ta chọn hàng Việt Nam. Trái cây Trung quốc bây giờ bị người ta tẩy chay hết. Cô Nhi, nội trợ Cô Nhị giải thích lý do như sau: “Qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, người ta biết rằng trái cây Trung quốc có tẩm chất bảo quản; ăn vô có thể bị những bệnh ung thư nên người ta rất sợ. Và người ta cũng có cách để phân biệt ví dụ như những trái quít, trái cam Trung quốc bề ngoài trông rất tươi ngon nhưng khi cắt ra ăn thì bên trong thấy có mùi như bị để lâu. Hoặc như những trái lê, trái bôm để cả tháng trời trong nhà vẫn không hư nhưng khi bổ ra thì thấy chúng đã bị hư từ trong ruột.” Đồ nhà vẫn hơn Đối với các mặt hàng gia dụng cũng thế người bán cố tình “đánh lận con đen” bằng cách nói rằng đó là sản phẩm trong nước theo công nghệ tiên tiến hay sản phẩm của các nước khác. Tại sao lại có tình trạng đảo ngược như vậy; hàng Trung quốc lại được gắn mác “nội địa” để lừa khách hàng. Đối với các mặt hàng gia dụng cũng thế người bán cố tình “đánh lận con đen” bằng cách nói rằng đó là sản phẩm trong nước theo công nghệ tiên tiến hay sản phẩm của các nước khác. Sau khi có những thông tin cho rằng hàng Trung Quốc có chứa chất gây ung thư, thì bây giờ khi nghe nói đến hàng Trung Quốc, người tiêu dùng Việt Nam không còn "mê" như trước mà có thái độ e dè và thận trọng hơn. Anh Vũ Anh, một cư dân ở TPHCM chia sẻ kinh nghiệm của anh về hàng Trung quốc. Anh Vũ Anh cho biết: “Người ta nói với em rằng đồ Trung quốc; ví dụ như trong sợi dây nịt có gắn một viên chì, như viên nam châm. Em về nhà lật sợi dây nịt của Trung quốc ra thì thấy có viên nam châm. Người tiêu dùng khi chọn mua hàng Trung Quốc cũng thường âm thầm "chấp nhận rủi ro tiềm ẩn" có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Không biết gắn viên nam châm để làm gì, gây tác hại cho sức khoẻ của mình chăng. Em cũng không biết. Thành ra thấy đồ Trung quốc em cũng sợ.” Người tiêu dùng khi chọn mua hàng Trung Quốc cũng thường âm thầm "chấp nhận rủi ro tiềm ẩn" có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Giá cả thì cùng chủng loại, hàng Trung Quốc chỉ khoảng phân nửa hoặc một phần ba. Trước kia, đâu đâu cũng đều thấy hàng Trung Quốc len lỏi vào "thượng vàng hạ cám". Người tiêu dùng thì thấy giá cả vừa phải, chấp nhận được, còn người bán thì vốn ít lời cao càng tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc hiện diện và làm đau đầu không ít các nhà sản xuất trong nước cũng như các nhà nhập khẩu. Nhưng nay thì chính người tiêu dùng đã phát hiện và tẩy chay hàng Trung quốc. Đồ Việt nam bây giờ nhiều thứ cũng được; như đồ gia dụng hợp tác với nước ngoài sản xuất cũng dùng được và nhiều người cũng thích. Quần áo thiết kế cũng đẹp hơn.Ví dụ đồ bên Mỹ khoảng 10, đồ Việt Nam, hàng nhái cũng được khoảng 6, 7 Anh Vũ Anh Cũng theo lời anh Vũ Anh, người Việt Nam bây giờ có xu hướng chuộng hàng nội địa hợp tác với nước ngoài sản xuất ở trong nước. Anh nói: “Đồ Việt nam bây giờ nhiều thứ cũng được; như đồ gia dụng hợp tác với nước ngoài sản xuất cũng dùng được và nhiều người cũng thích. Quần áo thiết kế cũng đẹp hơn. Ví dụ đồ bên Mỹ khoảng 10, đồ Việt Nam, hàng nhái cũng được khoảng 6, 7 thì người ta cũng mua được để dùng giá cả phải chăng, mẫu mả cũng được nên người ta vẫn chuộng hàng Việt Nam, sản xuất ở Việt Nam hoặc phối hợp với một số nước sản xuất tại Việt Nam.” Nếu hàng Việt Nam đạt chất lượng và có năng lực cạnh tranh thì chính phủ cần có những chính sách và biện pháp hổ trợ đặc biệt để trợ giúp và bảo vệ các doanh nghiệp Nhiều nước đã mở chiến dịch kiểm tra gắt gao hoặc tẩy chay hàng Trung quốc vì các sản phẩm này có chứa những chất độc hại. ví dụ như ở Hoa kỳ, Trung quốc đứng đẩu trong danh sách các quốc gia có hàng nhập khẩu vào Mỹ bị chặn lại để kiểm tra. Qua đó phát hiện ra những sản phẩm đồ chơi cho trẻ em có chất chì độc hại hay sản phẩm sửa có chất melamine Nếu hàng Việt Nam đạt chất lượng và có năng lực cạnh tranh thì chính phủ cần có những chính sách và biện pháp hổ trợ đặc biệt để trợ giúp và bảo vệ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước. Như thế sẽ làm dấy lên được phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. |