Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh nói về “Tập Thể Chiến sĩ VNCH Hải ngoại” |
Tác Giả: Tuyết Mai, Jun 17, 2009 | |
Thứ Năm, 18 Tháng 6 Năm 2009 22:33 | |
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh cho biết Tập Thể Chiến Sĩ VNCH được thành lập cách đây sáu năm, vào Tháng 9, năm 2003 ở Anaheim, miền Nam California. Các anh em cựu quân nhân đã họp nhau thành lập Ban Đại Diện gồm tất cả các quân binh chủng. Trứơc đó có nhiều lần các hội cựu quân nhân đã họp nhau để thành lập một hội đoàn gồm nhiều quân binh chủng, nhưng không thành công. Sau đó các hội vẫn sinh hoạt lẻ tẻ cho đến ngày thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH (TTCSVNCH). Về chương trình hoạt động của Tập Thể CSVNCH, Giáo Sư Vinh cho biết, các hội đoàn bây giờ không còn trong một quân đội, có hệ thống chỉ huy, nhưng vì có một đường lối và cùng có một tôn chỉ, vì vậy mà các hội đoàn cựu quân nhân, đã có thể đứng lại với nhau . Đường lối, tôn chỉ chung là không thể nào thỏa hiệp với Cộng Sản trong chương trình gọi là “hòa hợp, hòa giải”, chúng ta đã có kinh nghiệm, điều đó đi đến chỗ chết vì là CS luôn luôn dối trá. Tất cả các tổng hội của QLVNCH, như là Tổng Hội Không Quân, Biệt Động Quân, Hải Quân, Cựu SVSQ/VBQG, Thiếu Sinh Quân… Tỗng Hội Cảnh Sát Quốc Gia, Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn, và Thế Hệ Hậu Duệ, cùng đứng trong Hội Đồng Đại Diện. Các hội đoàn cùng đứng lại với nhau theo một đường lối rất rõ ràng là chống Cộng. Theo GS Vinh, chúng ta phải làm bất cứ việc gì có thể, như áp lực thế giới trong và ngoài để đưa tới sự giải thể chế độ CS. Chuyện điều đình hay hòa hợp không thể đưa tới sự giải thể CS được. Về cách tổ chức, GS Vinh được các anh em bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện, gồm toàn thễ các Tổng Hội và Liên Hội, có nhiều vị Phó Chủ Tịch và Phụ Tá, làm thành một Ban Thường Vụ để điều hợp những chượng trình chung của Tập Thể. Nhiệm vụ của TTCSVNCH trong thời gian đầu là thành lập những trung tâm địa phương ở các nơi để điều hành công việc. Có Tất cả 9 Trung Tâm Điều Hợp, một ở Âu châu, một ở Úc châu, một ở Gia Nã Đại, còn ở Hoa Kỳ có 6 Trung Tâm ở 6 vùng . Các hội đoàn cựu quân nhân đứng với nhau, không theo một hệ thống chỉ huy mà chỉ theo một đường lối duy nhất và thứ hai là thực hiện những chương trình chung chẳng hạn như chương trình “Huynh đệ chi binh” hay giúp Thương Phế Binh hay chương trình Cờ Vàng khắp nơi, hay chương trình chống CS trong các vụ thăm viếng của các nhân vật đầu não của CS. TTCSVNCH quyết liệt, tham gia tích cực với các cộng đồng địa phương. Về đường hướng hoạt động, GS Vinh nói rõ, mỗi khi Tập Thể CSVNCH đưa ra một chương trình chung thì hô hào những anh em trong TậpThể, những Tổng hội, những Liên hội sẽ ra chỉ thị cho những hội đoàn thuộc quân binh chủng mình thực hiện. Chẳng hạn như Tổng Hội Không Quân sẽ chỉ thị cho các hội đoàn Không quân, Tổng Hội Biệt Động Quân sẽ ra chỉ thị cho các anh em BĐQ, các hội đoàn trong các tổng hội sẽ hết sức ủng hộ chương trình do TTCSVNCH đưa ra. Trung Tâm Trưởng trung tâm điều hợp địa phương có nhiệm vụ chuyển lại những chỉ thị, những đường lối đưa ra từ trung ương, khuyến khích và theo dõi những sinh hoạt của các anh em địa phương, chứ không có hệ thống chỉ huy như ngày xưa. Nói về thành quả đã đạt được, Giáo Sư Vinh nhấn mạnh, trong đêm kỷ niệm đệ ngũ chu niên có một buổi liên hoan, có thể nói ba phần tư người tham dự đã mặc quân phục, còn một phần tư là khách mời. Trong những người mặc quân phục có đủ hết, những người thuộc Không quân mặc áo bay, những anh em Hải Quân mặc áo trắng, những anh em Thủy Quân Lục Chiến rạng rỡ trong bộ quân phục đã làm người chiến binh hãnh diện, … Theo GS Vinh, đây là điều nhức nhối cho CS. Không có ai tưởng tượng được sau hơn ba mươi bốn năm mất nước mà các cựu quân nhân VNCH vẫn còn đứng với nhau và vẫn còn hùng dũng trong bộ quân phục, tuy rằng đã ở tuổi xế chiều. Ngoài ra các thế hệ tiếp nối cũng đã theo gương của cha anh nhập quân ngũ ở những nước cư ngụ. Riêng ở Hoa Kỳ lớp trẻ ở thế hệ thứ hai đã đạt tới những địa vị chỉ huy những đơn vị lớn với những cấp bậc Trung Tá hay Đại tá. Có thể nói hiện nay ở Hải ngoại, TTCSVNCH là biểu tượng sự tồn tại của QLVNCH, cũng như sự hiện diện của lá Cờ vàng với ba sọc đỏ ở nơi nào là nơi đó có tinh thần của nền Việt Nam Cộng Hoà bất diệt để chờ ngày nhìn thấy Tự Do và Dân Chủ trở lại quê hương xưa, đưa lại hạnh phúc cho người dân Việt Nam. Nếu có ai đặt câu hỏi “Tập Thể đã làm được những việc gì?” thì GS Vinh trả lời : “Cứ nhìn chung quanh, vẫn còn có anh em các quân binh chủng, với màu cờ sắc áo thì điều này đã chứng tỏ QLVNCH chưa tan hàng , vẫn còn tồn tại”. Cứ nhìn trong tất cả các hoạt động của các cộng đồng người Việt quốc gia ở các địa phương, từ những ngày Lễ Tết, ghi ơn Quốc Tổ Hùng Vương, gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH, hay khuyến khích con em chăm học, … biểu tình chống sự xâm nhập của cộng sản VN, lúc nào cũng có sự tham dự của người cựu quân nhân. Chưa có một đất nước nào mà CS chiếm mấy chục nay mà vẫn còn sự hiện diện của quốc kỳ của nước đó, vẫn còn sự hiện diện của quân lực của nước đó khắp nơi trên thế giới. GS Vinh trả lời tiếp:” trong sáu năm qua tất cả những cố gắng của TTCSVNCH là giúp cho các anh em cựu quân nhân đứng cạnh nhau, cùng màu cờ , sắc áo , trong bộ quân phục của từng quân binh chủng, nhưng TTCSVNCH đã làm được một công việc chung là giúp cho những cộng đồng Người Việt ở Hải Ngoại mỗi ngày một hưng thịnh”. Giáo Sư xin đồng hương trong tương lai, tiếp tục theo dõi những hoạt động của TTCSVNCH và đặc biệt những sinh hoạt giúp TPB VNCH là sinh hoạt chính của Tập Thể hiện nay, và thứ hai là những sinh hoạt chung của QLVNCH trong năm tới. GS Vinh cam đoan biểu tượng Cờ Vàng và sự hiện diện của QLVNCH chính là hai điều nhức nhối đối với CS. Có thể nói là Cộng sản đã đầu hàng việc chống lại cờ vàng và GS Vinh tin rằng trong tương lai CS sẽ thấy chúng ta đã thắng vì chúng ta vẫn giữ được sự tồn tại của QLVNCH ở hải ngoại. Đặc biệt là trong dịp lễ kỷ niêm Ngày Quân Lực năm 2009 theo lời mời của Trung Tâm Điều Hợp Âu châu, GS Vinh sẽ sang sinh hoạt với các Hội Đoàn Quân Đội ở Âu châu họp ngày 04-07-09 ờ Bruxelle và ngày sau đó dự Lễ Kỷ Niệm được tổ chức long trọng ở Paris với sự tham dự đông đảo của người Việt tỵ nạn CS, gây tình Huynh Đệ chi binh, Quân Dân nhất trí. |