Home Tin Tức Thời Sự Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn ... Xuất Thần Nhập Cuộc

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn ... Xuất Thần Nhập Cuộc PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn An Quý   
Thứ Bảy, 13 Tháng 6 Năm 2009 05:06

Vấn đề gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” về vụ mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã hợp đồng với Trung Cộng trong việc khai thác bauxite Tây nguyên là một vấn đề nóng bỏng trong suốt mấy tháng gần đây từ trong nước đến hải ngoại. Về phiá Giáo hội Công giáo có thể nói Thái Hà là nơi thắp sáng niềm tin về việc đòi Công lý và sự thật cho Việt nam, và cũng là nơi đã đốt lên ngọn lửa để báo động về mối nguy cơ khi nhà nước chấp nhận để Trung Cộng thực hiện việc khai thác bauxite Tây nguyên.

Trước tình hình đen tối của đất nước do sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Các nhà chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam, vì mối lợi cá nhân, bè phái, họ vẫn khư khư cho rằng việc khai thác bauxite là chủ trương nhất quán của đảng đã có từ đại hội IX đến đại hội X và cho đến nay. Trước hiện trạng bi đát này, linh mục Nguyẽn Văn Khải chỉ còn biết mong đợi và phó thác vào tình yêu của Chúa, nên chỉ biết cầu xin để Chúa thương đoái hoài đến đất nước và dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, ngài đã tổ chức buổi cầu nguyện vào tối 25 tháng 4 tại Thái Hà, để cầu cho các nhà lãnh đạo Việt nam, đủ can đảm từ bỏ kế hoạch khai thác bauxite Khi hay tin Quốc Hội Việt nam họp vào những ngày hạ tuần tháng 5, tối ngày 31 tháng 5 vừa qua, cha Nguyễn Văn Khải cũng đã tổ chức buổi cầu nguyện cho các đại biểu Quốc hội ý thức được trách nhiệm của họ khi mang sứ mạng đại diện nhân dân. Xin cho tất cả các đại biểu khi ngồi thảo luận với nhau, có đủ lý trí và sự sáng suốt để cùng can đảm nhất trí đóng góp ý kiến với nhà nước nên chấm dứt việc khai thác bauxite.

Song song với Thái Hà, linh mục Lê Quang Uy DCCT, ngày 24 tháng 4 cũng đã phổ biến bài viết: “Hãy Cứu Lấy Tây Nguyên Khỏi Thảm Hoạ Bauxite Đỏ”. Khi baì viết này được phổ biến thì có đến hàng ngàn người đủ mọi thành phần từ trong nước đến hải ngoại đã ghi tên đồng tình ủng hộ lời kêu gọi này, danh sách hiện nay đã có trên bảy ngàn người cùng hưởng ứng ủng hộ lời kêu gọi cứu nguy Tây nguyên..

Ngày 31 tháng 5 năm 2009 là ngày Giáo Hội Công giáo long trọng mừng lễ kính Đức Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Từ Giáo phận Sài Gòn , Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đã gởi cho toàn thể dân Chúa thuộc Giáo phận ngài cai quản: “Lá Thư Mục Tử “.Đọc lá thư mục tử của Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn thấy có liên quan đến thời sự nóng bỏng, nên người viết đã dùng tựa đề : Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn xuất thần nhập cuộc”.Khi đọc Lá thư mục tử này, tôi lại liên tưởng đến một đoạn văn mà linh mục Lê Quang Uy đã viết trong bài hãy cứu lấy Tây nguyên khỏi thảm họa bauxite đỏ, linh mục Lê Quang Uy viết: “Lúc này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi, chúng tôi vẫn muốn kêu to lên với phía Công Giáo chúng ta, với các vị Giám Mục,các Linh Mục, các Tu Sĩ các Dòng và nhất là anh chị em Giáo dân thân yêu của mọi miền đất nước. Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta không thể cứ mãi ở bên lề cuộc sống quê huơng trong sự e ngại, do dự. Chúng ta không thể cứ mãi chờ điợ lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm. Chẳng lẻ chỉ v ìsợ bóng sơợvía một cái gì đấy mà chúng ta mà chúng ta lại không sợ điều đagá phải sợ hơn cả, đó là tiếng lươg tâm, tiếng nói của Chúa Thánh Thần…”( hết trích)

“Tiếng nói lương tâm, tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong bài viết của linh mục Lê Quang Uy như một lời mời gọi Giáo hội lên đường và hãy sống phúc âm giữa lòng dân tộc và quả đúng ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thì Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đã nhập cuộc theo đúng nghĩa sống phúc âm giữa lòng dân tộc.

Lá thư mục tử có 11 tiết mục được đánh số từ 1 đến số 11. Tiết mục 1 là lời mở đầu được viết như một lời tuyên bố khá minh bạch, minh bạch ở chỗ là Hồng y cho biết đây là trách nhiệm và bổn phận của vị chủ chăn, ngài viết: “Những thông tin trong thời gian gần đây nhắc nhở cho tôi bổn phận giáo dục kitô giáo là giúp mọi thành viên trong gia đình ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường sống của mình và cũng là của mọi người anh em đồng bào và đồng loại”.
Vâng, ngài đã khẳng định rõ ràng là phải tạo ý thức cho đoàn chiên, tức cho mọi thành viên trong gia đình giáo phận ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống cho mình và cho đồng bào cũng như đồng loại. Ước gì mọi Giáo phận đều cùng đóng góp như thế, thì tuyệt vời làm sao.

Phần nội dung của lá thư mục tử được chia làm 3 điểm chính rõ ràng như : Ghi nhận sự kiện-(tiết 2 và 3). Nguyên tắc hướng dẫn-( tiết 4, 5, 6 và 7)- Những gợi ý hành động cụ thể.( tiết 8, 9, và 10).

*Ghi nhận sự kiện: Sự kiện xẩy ra được ghi nhận khá bi đát và quan trọng, đó là việc nhà máy sản xuất công ty Vedan gây ô nhiểm nặng cho dòng sông Thị Vải và sự kiện khai thác bauxite. Đề cập đến vấn đề khai thác bauxite, Ngài nói: mới đây nhiều nhân sĩ trí thức trong cũng như ngoài nước lại lên tiếng cảnh báo về việc khai thác bôxít tại Tây nguyên…Mối quan ngại này rất đáng quan tâm và Quyốc hội đã quyết định đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự…”.Khi Đức Hồng y viết thư mục tử này thì cũng có nhiều tin tức cho hay: vài vị đại biểu tại cuộc họp Quốc hội cũng lên tiếng phân tích có vẻ xôm tụ lắm, cho nên ngài cũng muốn nhắn gởi các vị đại biểu của dân khi họp Quốc hội, với nhiệm vụ là người đại diện dân cũng phải lên tiếng đóng góp để ngăn chận việc khai thác bauxite. Thế nhưng, lời nhắn này đã đi vào hư không vì các đại biểu này là của đảng chứ không phải của nhân dân. Sự kiện kế tiếp là việc ô nhiểm mội trường đã đế mức báo động, ngài viết ở tiết 3:”…khi thăm nhiều tỉnh thành trong nước, tôi đều thấy tình trạng ô nhiểm môi trươờg tác hại đến sức khoẻ của cộng đồng, huỷ diệt môi sinh, gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều người …” Làm sao mà có thể làm ngơ được trước hiện trạng tồi tệ của một đất nước mà mạnh ai nấy sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Nguyên tắc hướng dẫn: Đây là những lý lẻ được Đức Hồng Y đưa ra để chứng minh rất cụ thể, nhằm phản đối việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã lạm dụng quyền hành để phủ đầu sự chống đối khai thác bauxite của quần chúng với lý luận rằng: việc khai thác nằm trong mục đích phát triển kinh tế. Nguyên tắc hướng dẫn được trình bày qua các tiết số 4, 5, 6, và 7 rất rõ ràng. Tiết 4 nói rõ: “ Môi trường thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá và là tài nguyên dành cho hết mọi người. Không ai trong chúng ta tạo dựng nên môi trường thiên nhiên…” Đây là điều xác quyết để cho đảng cộng sản Việt Nam biết rõ ngọn nguồn của sự việc mà hành động trong việc khai thác bauxite. Căn cứ vào luận cứ khai thác bauxite là vấn đề phát triển kinh tế, nên Đức Hồng y đã đưa ra 3 nguyên tắc hướng dẫn kế tiếp ở tiết 5, 6 và 7. Tóm gọn như sau:

“ Vì môi trường là tài nguyên dành cho hết mọi người,
• nên không thể nhân danh phát triển kinh tế và tích luỷ lợi nhuận cho một thiểu số mà huỷ hoại môi trường của đại đa số nhất là của người nghèo…
• trong phát triển kinh tế phải quan tâm đế sự toàn vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên. Các tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn nguyên liệu vô hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được.
• trong tiến trình phát triển kinh tế, cần phải quan tâm đến quyền lợi của người dân bản địa…”

Nguyên tắc hướng dẫn là lời cảnh báo cho Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam biết để từ đó mà hành động sao cho xứng hợp với lẻ sống con người. Đừng vì quyền lợi bè nhóm hay lợi nhuận của một thiểu số mà chà đạp lên quyền sống của đa số người dân, nhất là của đồng bào nghèo khổ nơi Tây nguyên.

Những gợi ý hành động cụ thể: Sau phần nguyên tắc hướng dẫn, Đức Hồng y đã đi vào cụ thể để xử sự trước sự kiện mà nhà nước cứ việc khai thác bauxite, không chịu lắng nghe tiếng kêu cứu của nhân dân. Đọc phần những gợi ý hành động cụ thể , tôi thấy Đức Hồng y đã đưa ra một đường hướng rõ ràng cho người Kitô hữu, ngài viết:

• ..bổn phận của người kitô hữu là cầu nguyện cho nhà cầm quyền cũng như giới hữu trách được khôn ngoan sáng suốt trong việc đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân và rủi ro của môi trường thiên nhiên…
• bổn phận người kitô hữu còn là tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ môi trường…
• là người công giáo…anh chị em hãy chân thành và thẳng thắn góp ý với gới hữu trách biết yêu dân yêu nước… đặc biệt trong những vấn đề có tầm quan trọng đối với vận mệnh của đất nước và phúc lợi của nhân dân…”

Tóm lại những gợi ý hành động cụ thể mà Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã nêu trong thư mục tử, đối với người công giáo thì rất ư là thiết thực, nhất là trong giai đoạn cấp bách này,” lúc này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi…”, đúng như lời của linh mục Lê Quang Uy trong bài lên tiếng “hãy cứu lấy Tây nguyên khỏi thaả hoạ bauxite đỏ, và cũng đúng với tinh thần Thái Hà bất khuất đang đốt lên ngọn lửa hy vọng.

Chậm còn hơn không, hãy theo tiếng gọi của vị mục tử mà thực hiện những hành động cụ thể, đó là việc cầu nguyện.

Người người cầu nguyện, nhà nhà cầu nguyện, từ cộng đoàn này đến cộng đoàn nọ, từ giáo phận này đến giáo phận khác, cùng nhau cầu nguyện cho nhà cầm quyền cũng như giới hữu trách được khôn ngoan và sáng suốt trong việc đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân và rủi ro của môi trường thiên nhiên. Song song với việc cầu nguyện là biết tôn trọng và gìn giữ bảo vệ môi trường. Điều quan trọng là lên tiếng thẳng thắn để góp ý với nhà cầm quyền trong việc xây dựng đất nước.

Môi trường thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá đã ban tặng cho con người, là tài nguyên của mọi người chứ không phải của riêng ai, đất nước là của cả dân tộc chứ không phải của riêng đảng cộng sản Việt Nam.

Ước gì những gợi ý hành động cụ thể của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong Lá Thư Mục Tử được toàn thể dân Chúa không phải chỉ trong phạm vi gia đình Giáo phận Sài Gòn mà còn được cả nước hưởng ứng.

Từ hải ngoại ước gì mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện xin cho Công lý và sự thật sớm đến với quê hương Việt Nam.