Cái phản loạn phải nhìn từ văn hoá của họ |
Tác Giả: Thanh Trúc, phóng viên đài RFA |
Thứ Sáu, 05 Tháng 6 Năm 2009 10:32 |
2009-06-04 Biến cố đẫm máu ở Thiên An Môn cách nay 20 năm bị quốc tế lên án là thể hiện chính sách độc tài của nhà nước Bắc Kinh, đàn áp mọi chính kiến khác biệt để thực thi đường lối độc đoán của đảng cộng sản.
AFP photo Thiên An Môn đêm mùng 3 tháng 6, 1989 Một giáo sư tại Đại Học Đài Loan, Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, nêu lên một số quan điểm khác biệt so với quan điểm của phần lớn công luận Âu Á. Giáo sư Trần Văn Đoàn cho rằng biến cố này phát khởi chính yếu là do văn hoá chính trị của người Trung Hoa, hay người cầm quyền ở Châu Á nói chung. Thanh Trúc trình bày đề tài này như sau: Giáo sư Trần Văn Đoàn cho rằng biến cố này phát khởi chính yếu là do văn hoá chính trị của người Trung Hoa, hay người cầm quyền ở Châu Á nói chung. Bắc Kinh hành sử theo nếp văn hóa chính trị và xã hội của họ Liên quan đến vấn đề quyền hành và truyền thống văn hoá của TQ Đối với Giáo sư Trần Văn Đoàn, quan điểm cho rằng vụ Thiên An Môn là vết nhơ của chính quyền Trung Quốc, còn Trung Quốc cho rằng đó là nội loạn cần trấn dẹp, đều không phải là tư tưởng của những người cầm quyền tại Trung Quốc lúc bấy giờ. Theo ông, Bắc Kinh hành sử theo nếp văn hóa chính trị và xã hội của họ: - "Đó không phải là vấn đề liên quan đến vấn đề dân chủ hay không dân chủ, mà nó liên quan đến vấn đề quyền hành và truyền thống văn hoá của người Trung Quốc. Những người lãnh đạo họ không bao giờ chấp nhận những người đứng về phía dưới hay những nhóm sinh viên có thể đứng lên phản kháng hay lật đổ họ. Thành thử, có thể nói là chính ông Đặng Tiểu Bình là người lúc bấy giờ rất cởi mở và cũng có vẻ sẵn sàng đối thoại về dân chủ, nhưng họ không thể chịu đựng thái độ của những người trẻ đối nghịch lại với họ. Đấy là điểm thứ nhất thuộc về văn hoá của Trung Quốc và văn hoá Việt Nam mà chúng ta thấy một cách rõ ràng. Những người lãnh đạo họ không bao giờ chấp nhận những người đứng về phía dưới hay những nhóm sinh viên có thể đứng lên phản kháng hay lật đổ họ. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Điểm thứ hai, cái quan trọng nhất của người Trung Quốc là vấn đề sống còn, vấn đề kinh tế của họ, không phải là vấn đề dân chủ, thì họ sẵn sàng để cho sinh viên nói về vấn đề dân chủ, nhưng mà với điều kiện là không được ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế của họ. Và chính vì thế mà sau vụ Thiên An Môn thì nhà nước tuy rằng dẹp sinh viên, giết sinh viên, nhưng họ lại đồng thuận và đưa ra quan điểm mới tức là cho kinh tế tự do. Đây là điểm khó để ý thấy.
Tất cả mọi phương tiện được tận dụng để di chuyển những người biểu tình bị thương ra khỏi Thiên An Môn Chúng ta chỉ nhìn từ góc độ dân chủ hoặc là không dân chủ, hoặc là phản loạn, nhưng mà thực tế ở những nước Á Châu, và đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, cái phản loạn phải nhìn từ văn hoá của họ." Chúng ta chỉ nhìn từ góc độ dân chủ hoặc là không dân chủ, hoặc là phản loạn, nhưng mà thực tế ở những nước Á Châu, và đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, cái phản loạn phải nhìn từ văn hoá của họ. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Không có sự đồng thuận trong Bộ Chính Trị? Với câu hỏi là trong vụ Thiên An Môn 20 năm về trước, có vẻ như thành phần lãnh đạo ở Bắc Kinh không có sự đồng thuận, và các đơn vị đàn áp đã được điều động từ xa về, điều này thể hiện sự bất đồng đó. Giáo sư Trần Văn Đoàn không đồng ý về điều này, ông lý giải: - "Trong tất cả Bộ Chính Trị 15 người mặc dầu ý kiến khác nhau nhưng đa số đều ủng hộ ông Lý Bằng. Ông Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ đứng ở bên ngoài, và chỉ mỗi ông Triệu Tử Dương lúc bấy giờ có vẻ chấp nhận sinh viên. Tôi nói "có vẻ" chứ không phải hoàn toàn đồng ý. Thành thử khi ông Triệu Tử Dương đi ra ngoại quốc công du thì Bộ Chính Trị ở nhà họp và ông Đặng Tiểu Bình quyết định đứng đàng sau Lý Bằng để dẹp nhóm sinh viên. Tại vì như tôi vừa nói đó, cái quan trọng nhất là cái vấn đề họ thấy những người trẻ đã dám đối kháng họ và đã muốn lật đổ quyền hành của họ. Thành thử khi ông Triệu Tử Dương đi ra ngoại quốc công du thì Bộ Chính Trị ở nhà họp và ông Đặng Tiểu Bình quyết định đứng đàng sau Lý Bằng để dẹp nhóm sinh viên. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Còn vấn đề phản loạn như tôi vừa nói thì không phải là vấn đề quan trọng, tại vì họ biết chắc là sinh viên không thể có lực để phản loạn. Như cô vừa nhắc đến, họ đưa quân đội từ những miền xa đến chứ không phải những người nằm ở vùng Bắc Kinh, hay trong tỉnh Hà Bắc. Mà vấn đề chính là tất cả quân đội gần nhất thì trực tiếp thuộc về Tổng Bí Thư, tức là ông Triệu Tử Dương. Trong khi đó Lý Bằng nắm quân đội, nắm những thế lực, những lộ quân, ở những vùng phía bên ngoài. Thì tôi nghĩ vấn đề là họ không dùng người của ông Triệu Tử Dương." Quan niệm hành sử của VN sẽ không khác Bắc Kinh Với tư cách giáo sư giảng dạy lâu năm tại Đại Học Đài Loan và Đại Học Chính Trị Đài Bắc, Tiến sĩ Trần Văn Đoàn trả lời câu hỏi rằng Đài Loan và Việt Nam có thể rút ra được bài học gì từ biến cố Thiên An Môn. Ông nói Đài Loan không áp dụng chính sách của Trung Quốc ở Thiên An Môn cho lãnh vực chính trị, mà có chính sách dân chủ hơn, khôn ngoan hơn, đưa đến thành công. Riêng tại Việt Nam thì chính quyền cũng mang nếp văn hóa xã hội chính trị như người Trung Quốc ở Bắc Kinh. - "Tôi nghĩ cái bài học của Thiên An Môn không có trực tiếp ảnh hưởng tới, tại vì ngay từ thời ông Tưởng Kinh Quốc thì các sinh viên Đại Học Đài Loan biểu tình ở Đài Tưởng Niệm Tưởng Giơi Thạch đòi hạ bệ cả Tưởng Giới Thạch, thì nhà nước Đài Loan lúc bấy giờ rất hoà hoãn và không có đàn áp sinh viên, và họ để cho sinh viên có thể kéo dài cả hai ba tháng ngồi phản đối mà không ai nói gì. Tôi nghĩ văn hoá của Việt Nam cũng giống như văn hoá Trung Quốc. Người Việt Nam ủng hộ, giúp người trẻ phát triển, nhưng họ sẽ không bao giờ để cho người trẻ có thể đứng dạy họ những bài học. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Riêng trong Đại Học Đài Loan chúng tôi, buổi trưa nào cũng có biểu tình của sinh viên yêu cầu cải tổ đại học, yêu cầu đưa ông Tưởng Giới Thạch ra khỏi đại học, yêu cầu đóng môn học liên quan tới chủ nghĩa tam dân, vân vân. Thì tôi nghĩ vấn đề Thiên An Môn không ảnh hưởng gì tới Đài Loan nhưng mà có một vấn đề, cái vấn đề đó là người Đài Loan bắt đầu để ý đến lực lượng sinh viên, và họ nghĩ rằng làm thế nào để mua chuộc sinh viên. Và đó là hai điểm tại sao Dân Tiến Đảng rất chú trọng đến các nhóm trẻ, và họ dùng các nhóm trẻ đó và đạt được sự ủng hộ của nhiều nhóm trẻ mới. Và họ đã đạt được chính quyền trong vòng 8 năm. Bây giờ người Quốc Dân Đảng cũng thế. Nhưng mà vấn đề ở Việt Nam thì nó lại khác. Tôi nghĩ văn hoá của Việt Nam cũng giống như văn hoá Trung Quốc. Người Việt Nam ủng hộ, giúp người trẻ phát triển, nhưng họ sẽ không bao giờ để cho người trẻ có thể đứng dạy họ những bài học. Thành thử tôi nghĩ nhà nước Việt Nam sẽ không thể chấp nhận vụ Thiên An Môn tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam, và họ không bao giờ chấp nhận chuyện đó." Tôi nghĩ là nhà nước không ủng hộ bất cứ sinh viên nào xuống đường nếu không được phép của họ, còn nếu được phép thì họ vẫn có thể xuống đường phản đối trong vụ Hoàng Sa, giống như họ đã từng xuống đường phản đối Mỹ hay là tất cả những nước khác trong quá khứ. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Lãnh đạo không thể nhận sai lầm như Tây Phương Được hỏi ông nghĩ sao về sự kiện chính quyền Việt Nam đàn áp, cấm đoán những người trẻ đòi biều tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa, Giáo sư Đoàn giải thích thêm về nếp văn hóa chính trị của giới lãnh đạo tại Việt Nam: - "Rất nhiều người Việt kiều ở ngoại quốc cũng như một số người trong nước họ nói đến là hình như nhà nước không ủng hộ hay không khuyến khích sinh viên xuống đường chống lại vụ Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi nghĩ không phải vậy. Tôi nghĩ là nhà nước không ủng hộ bất cứ sinh viên nào xuống đường nếu không được phép của họ, còn nếu được phép thì họ vẫn có thể xuống đường phản đối trong vụ Hoàng Sa, giống như họ đã từng xuống đường phản đối Mỹ hay là tất cả những nước khác trong quá khứ. Cái vấn đề mà tôi vừa nói là sinh viên có được nhóm lãnh đạo cho phép hay không, cái đó là cái quan trọng, chứ không phải vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Cái vấn đề mà tôi vừa nói là sinh viên có được nhóm lãnh đạo cho phép hay không, cái đó là cái quan trọng, chứ không phải vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa." Vậy thì chính quyền Trung Quốc ngày nay nên có thái độ thế nào về vụ Thiên An Môn? Giáo sư Trần Văn Đoàn cho rằng sẽ không có chuyện Bắc Kinh xin lỗi công khai, nhưng có thể họ sẽ bày tỏ thái độ đáp ứng hoà hoãn về sau này: - "Tôi không trả lời trực tiếp nhưng mà tôi nhắc đến một chuyện rất đặc biệt, tức là khi ông Triệu Tử Dương trước mấy ngày khi sinh viên bị đàn áp thì ông Triệu Tử Dương đã đến quãng trường Thiên An Môn và đi với ông Triệu Tử Dương trong đó có ông Ôn Gia Bảo, tức ông thủ tướng bây giờ, lúc bấy giờ là trợ lý của ông Triệu Tử Dương. Thì trả lời câu hỏi nhà nước hôm nay của người Trung Quốc, bao gồm cả ông Ôn Gia Bảo - thủ tướng và ông Hồ Cẩm Đào - chủ tịch kiêm tổng bí thư, họ ý thức được rằng vấn đề Thiên An Môn là vấn đề họ bắt buộc phải giải quyết. Nhưng cái quan trọng đối với họ là lúc nào họ có thể nói, lúc nào họ phải xin lỗi. Thường thuờng ở trên văn hoá Á Châu, họ sẽ để cho dịu đi, để qua đi, hoặc để khi người đó chết rồi, như trường hợp ông Đặng Tiểu Bình đã chết rồi. Nhưng mà tôi chắc chắn là sẽ không có một lời nào công khai xin lỗi theo kiểu của Tây Phương. Đây là cái văn hoá của người Trung Quốc là bố mẹ không bao giờ xin lỗi con cái. Tiến sĩ Trần Văn Đoàn Bây giờ một nhóm trí thức cách đây hơn một tuần có tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề Thiên An Môn ở bên Trung Quốc và được nhà nước gần như thể là đồng ý, cho phép, thì họ đã bắt đầu nhắc lại chuyện đó là ông Đặng Tiểu Bình sai lầm và bây giờ đã đến lúc có những người phải nói về vấn đề đó, và yêu cầu những người như ông Đặng Tiểu Bình phải xin lỗi dân chúng. Và tôi nghĩ như vậy là rất có thể trong một tương lai, khi vấn đề Thiên An Môn đã dịu xuống và không còn ảnh hưởng đến vấn đề quyền hành của nhóm lãnh đạo hôm nay., hoặc là không có ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, thì lúc bấy giờ họ sẽ có một lối - không phải để xin lỗi - mà là một cách nói gián tiếp như là "nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ", đặc biệt trong vụ Thiên An Môn. Nhưng mà tôi chắc chắn là sẽ không có một lời nào công khai xin lỗi theo kiểu của Tây Phương. Đây là cái văn hoá của người Trung Quốc là bố mẹ không bao giờ xin lỗi con cái. Những người lãnh đạo ít khi và không bao giờ xin lỗi người dân, trừ khi họ bị người dân lật xuống. Đó là cái chuyện mình thấy rõ ràng trong văn hoá của Trung Quốc và ảnh hưởng cái văn hoá Việt Nam, tại vì họ vẫn nghĩ họ là những nhà lãnh đạo." Quý vị vừa nghe Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, Giảng Sư tại Viện Đại Học Quốc Lập - Đài Loan, trình bày quan điểm về biến cố Thiên An Môn 20 năm về trước. |