Home Tin Tức Thời Sự Biểu tình tại Geneva đòi dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam

Biểu tình tại Geneva đòi dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Trà Mi, phóng viên đài RFA   
Thứ Hai, 11 Tháng 5 Năm 2009 01:51

 2009-05-08
Ngày hôm nay, 8-5-2009, đông đảo đồng bào Việt Nam từ khắp nơi quy tụ về trước trụ sở Công Trường Liên Hiệp Quốc (Place des Nations) ở thành phố Geneva của Thuỵ Sĩ, biểu tình kêu gọi Hà Nội tôn trọng dân chủ-nhân quyền, nhân dịp lần đầu tiên Việt Nam tham gia “Kiểm điểm nhân quyền định kỳ” tại Liên Hiệp Quốc.

 
Gần 700 người Việt tập trung biểu tình đòi dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam
Người Việt từ khắp nơi trên thế giới
Từ 7 giờ rưỡi sáng nay, 8/5/09 (giờ Thụy Sĩ), hàng trăm người Việt tại hải ngoại từ các nơi như Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Úc đã có mặt đông đủ trước trụ sở Công Trường Liên Hiệp Quốc, nơi phái đoàn Hà Nội sẽ hiện diện để báo cáo nhân quyền trong buổi “Kiểm điểm nhân quyền định kỳ” đầu tiên mà Việt Nam tham gia với quốc tế.
Tất cả đồng bào về tham dự từ Úc, từ Hoa Kỳ, từ Tây Âu và Bắc Âu, khoảng 500 người và 36 hội đoàn - tổ chức - đảng phái và tôn giáo. Họ bắt đầu có mặt tại đây từ lúc 7 giờ rưỡi sáng, cho đến bây giờ là tới gần 2 giờ trưa mà đồng bào vẫn còn đông, cờ rất là nhiều. Tất cả các phái đoàn chính phủ, kể cả phái đoàn Hà Nội, trước khi vào Điện Quốc Liên đều phải đi ngang Công Trường LHQ và đã thấy rất nhiều biểu ngữ, rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ...

..
Ông Võ Văn Ái
Lúc 1:30h chiều, tức 1 tiếng đồng hồ trước khi buổi báo cáo của Việt Nam chính thức diễn ra, ông Võ Văn Ái, thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đại diện Ban Tổ Chức cuộc biểu tình, mô tả với chúng tôi về không khí của cuộc biểu tình:

 - "Tất cả đồng bào về tham dự từ Úc, từ Hoa Kỳ, từ Tây Âu và Bắc Âu, khoảng 500 người và 36 hội đoàn - tổ chức - đảng phái và tôn giáo. Họ bắt đầu có mặt tại đây từ lúc 7 giờ rưỡi sáng, cho đến bây giờ là tới gần 2 giờ trưa mà đồng bào vẫn còn đông, cờ rất là nhiều. Tất cả các phái đoàn chính phủ, kể cả phái đoàn Hà Nội, trước khi vào Điện Quốc Liên đều phải đi ngang Công Trường LHQ và đã thấy rất nhiều biểu ngữ, rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ. Chút nữa, 2 giờ rưỡi thì phái đoàn Hà Nội sẽ phúc trình. Chúng tôi sẽ trở lại LHQ để theo dõi cuộc phúc trình này.

Cuộc biểu tình này theo dự trù thì chúng tôi bắt đầu từ 8 giờ sáng cho tới 5 giờ rưỡi chiều là bởi vì phái đoàn Hà Nội sẽ phúc trình từ 2 giờ rưỡi tới 5 giờ rưỡi chiều nay. Không phải là phúc trình suốt 3 tiếng đồng hồ đâu, nhưng mà sau khi lời phúc trình của phái đoàn Hà Nội thì tất cả các quốc gia thành viên có mặt ở đó sẽ chất vấn hay là khuyến thỉnh về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Chính vì lý do đó mà chúng tôi sẽ ở lại đây cho đến khi chấm dứt cuộc phúc trình ở trong Điện Quốc Liên.

Chúng tôi sẽ chuyển kết quả của buổi kiểm điểm này đến Quốc Hội Châu Âu để thúc đẩy Ủy Ban Châu Âu phải lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền của Hà Nội trước khi đặt bút ký kết bất cứ thoả thuận hợp tác kinh tế-thương mại nào với Việt Nam

Thựơng Nghị Sĩ Berduca từ Ý
Trong số các nhân vật quốc tế đến đây để theo dõi buổi báo cáo nhân quyền của Việt Nam có Thựơng Nghị Sĩ Berduca từ Ý. Trước khi buổi báo cáo bắt đầu, ông đã có mặt trong cuộc biểu tình này và phát biểu trước hàng trăm đồng bào người Việt hải ngoại, cổ suý cho nhân quyền Việt Nam.
Ông Berduca nói rằng "Buổi báo cáo nhân quyền của Việt Nam sẽ bắt đầu trong 1 tiếng nữa, và tôi cần phải nói chuyện với một số nhà ngoại giao quốc tế để nhắc nhở họ về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển kết quả của buổi kiểm điểm này đến Quốc Hội Châu Âu để thúc đẩy Ủy Ban Châu Âu phải lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền của Hà Nội trước khi đặt bút ký kết bất cứ thoả thuận hợp tác kinh tế-thương mại nào với Việt Nam."

VN Bị Chỉ Trích Mạnh Mẽ Tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ - Tú Anh RFI 2009/05/09

Mặc dù được nhiều quốc gia Á châu và hồi giáo tại châu Phi bênh vực, Hà Nội vẫn bị công kích tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Genève. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do tất cả tù nhân chính trị như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân.

Nhà cầm quyền Việt nam bị nhiều công kích tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mặc dù được nhiều quốc gia Á Châu và Hồi Giáo tại Châu Phi bênh vực.

...Còn theo tường thuật của hãng thông tấn AFP, hôm qua , tại Genève, đến phiên Việt Nam ra trước « Cơ chế kiểm điểm định kỳ ». Khoảng 15 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền, đa số là các nước Tây Phương đã tố giác những vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam chẳng hạn như giới hạn tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, bạo lực chống các cộng động thiểu số hay là giam giữ tùy tiện.

Trong số những tiếng nói công kích mạnh nhất, Hoa Kỳ đặc biệt dựa vào bản Hiến pháp của Việt Nam và trích dẫn điều 59 và 60, để kêu gọi Hà Nội «cho phép từng cá nhân phê phán chế độ» và Nhà nước phải «trả tự do tất cả tù nhân chính trị như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân ».
...Ngược lại, nhiều nước khác như Algêrie, Cuba, Indonesia và Lào thì mời Việt Nam «chia sẻ kinh nghiệm thành tựu kinh tế và chống nghèo khó».

Cũng theo tường thuật của AFP, lời phê phán mạnh nhất đến từ các tổ chức phi nhà nước.
Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố giác Hà Nội có ý đồ « lũng đoạn » Cơ chế kiểm điểm định kỳ để không bị trừng phạt.

Human Rights Watch lên án các vụ tra tấn tù nhân tôn giáo và chính trị. Ân Xá Quốc Tế thì kêu gọi nhà nước Việt Nam hủy bỏ hoặc sửa đổi luật hình sự 1999 để các điều khoản mập mờ liên quan đến an ninh quốc gia không được sử dụng một cách tùy tiện nhằm trấn áp đối kháng và tự do phát biểu.
Trong lúc đó ở ngoài khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc, khoảng 400 người thuộc sắc tộc Khmer Krom gốc miền Nam Việt Nam biểu tình phản đối Hà Nội phân biệt đối xử.
Nhiều tổ chức người Việt cũng tham gia cuộc biểu tình kêu gọi tự do nhân quyền.