Home Tin Tức Thời Sự Tự do Tôn giáo ở VN: thực tế sinh hoạt của Giáo hội Công giáo?

Tự do Tôn giáo ở VN: thực tế sinh hoạt của Giáo hội Công giáo? PDF Print E-mail
Tác Giả: Gia Minh, phóng viên RFA   
Thứ Sáu, 08 Tháng 5 Năm 2009 07:08

2009-05-07

Vào ngày mai 8-5, Việt Nam sẽ trình bày báo cáo nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc theo thể thức 'kiểm điểm định kỳ' (Universal Periodic Review).

 

Photo courtesy of VietCatholic.

Công an Sơn La canh chừng giáo dân đến tập trung lễ Giáng Sinh.

Một trong những phần được báo cáo là quyền tự do tôn giáo - tín ngưỡng, và Việt Nam cho rằng người dân tại Việt Nam được hưởng đầy đủ quyền này.

Trong phần sau Gia Minh trình bày một số trở ngại được trình bày bởi chính những tín hữu và chức sắc của một trong những giáo hội chính thức được công nhận tại Việt Nam và có số giáo dân khá đông là Công giáo La Mã.

Nguyên văn của báo cáo nhân quyền Việt Nam trình bày vào ngày 8 tháng 5 về phần tôn giáo tín ngường viết nêu rõ là “Việt Nam hiện có 20 triệu ngừoi theo các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam, và có đến 80% số người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng cuả con người và không ngừng phấn đấu bảo đảm đời sống tính ngưỡng, tôn giáo cho người dân”.

Việt Nam hiện có 20 triệu ngừoi theo các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam, và có đến 80% số người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng cuả con người và không ngừng phấn đấu bảo đảm đời sống tính ngưỡng, tôn giáo cho người dân.

Báo cáo Nhân quyền của VN

Nhiều khó khăn, cản trở

Trong thực tế thì mới vào ngày đầu tháng năm vừa qua một số giáo dân Công giáo tại Thái Bình hành hương lên giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội bị cơ quan an ninh địa phương ngăn trở như trình bày sau đây của bà Trần Thị Cát, tín hữu thuộc giáo xứ Cam Châu, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho biết:

“Đức Cha thông báo các Xứ họ là vào ngày mồng hai lên hành hương ở Nhà thờ Thái Hà. Giáo xứ thì tổ chức đội kèn chúng tôi lên Thái Hà phục vụ. Công an Huyện, Xả nghe tin thế thì viết giấy triệu tập tôi xuống công an”.

Linh mục Nguyễn Trung Thọai thuộc giáo phận Hưng Hóa, phụ trách địa bàn tỉnh Sơn La, cho biết tình hình mà người giáo dân ở khu vực ông phụ trách gặp phải:

“Họ nói sai sự thật ở chỗ là Đạo Công giáo dạy bỏ tổ tiên ông bà để theo Chúa Giêsu, điều này trái với giáo lý của đạo- Điều răn thứ 4 nêu rõ.”

Chính quyền địa phương thì cho rằng không có nhu cầu, nhưng vị Linh mục này trình bày:

“Những người giáo dân ở miền xuôi trong thị xã Sơn La con số không kém ngàn người, họ là người có công ăn việc làm còn tạo công ăn việc làm cho người khác.

Làm đơn thì họ không chấp nhận, tại thành phố Sơn La cách đây hai ba tháng đã làm ít nhất hai lá đơn. Một lá đơn xin sinh họat tôn giáo thì họ khước từ với lý do không có nhu cầu; ví dụ có những tiểu khu có cả ngàn giáo dân, có tiểu khu chừng 50 giáo dân  thì cho lấy biểu quyết là có nhu cầu sinh họat tôn giáo không thì đó là vô lý.”

Vào dịp lễ Chúa Giáng sinh năm ngóai, linh mục Nguyễn Trung Thọai không được chính quyền phường Quyết Thắng thành phố Sơn La không cho đến nhà giáo dân để làm lễ, ông kể lại:

Chính phủ nói tự do tôn giáo, chúng tôi là người xuôi lên theo tôn giáo gốc, một năm vài lần cha lên dâng lể thì chúng tôi mong muốn được dự lể, còn cấm đóan như thế là đi ngược lại với chính sách tự do tôn giáo của nhà nước.

Một giáo dân

“Đi dọc đuờng thì giáo dân gọi điện nói là công an bao vây nhà từ hôm qua đến giờ và họ chờ cha đến để đưa cha đến công an.”

Vào dịp lễ Phục Sinh vừa qua, Linh mục Nguyễn Trung Thọai cũng gặp trở ngại tương tự:

“Cha đến đâu thì chúng tôi đón bằng xe máy; nhưng tôi không chịu vì tôi nói làm thế là đi chùng lén sao. Nhưng khi tôi đến thì bị chặn lại tại nơi có đề bản là nhà văn hóa.”

Nhân dịp đó, một giáo dân cũng cho biết nhu cầu tâm linh của họ:

“Chính phủ nói tự do tôn giáo, chúng tôi là người xuôi lên theo tôn giáo gốc, một năm vài lần cha lên dâng lể thì chúng tôi mong muốn được dự lể, còn cấm đóan như thế là đi ngược lại với chính sách tự do tôn giáo của nhà nước.”

Đối với sinh họat chung của giáo hội Công giáo tại Việt Nam, thì một vị Linh mục khác tại Tổng giáo phận Huế là linh mục Nguyễn Hữu Giải cũng có trình bày:

“Bộ mặt của giáo hội Công giáo tại Việt Nam rất sinh động có nhiều cơ sở mới, số giáo dân tham gia và một số hội đoàn được phục họat lại. Đó là bề ngòai còn bên trong thì còn nhiều rắc rối, nhất là ở vùng quê việc đổi linh mục đến đó cũng khó khăn, và số giáo dân ít ỏi thì bị chèn ép.”

Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng là một thành phần của giáo hội hòan vũ, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Tòa Vatican. Vào tháng giêng năm 2007, chính ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu phái đòan đến thăm Tòa Thánh Vatican và có cuộc hội kiến với giáo hòang Bênêđíctô thứ 16 hiện nay.

Vừa qua vào hai ngày 16 và 17 tháng hai năm nay, phái đoàn Tòa thánh Vatican và chính phủ Việt Nam có cuộc họp đầu tiên Nhóm công tác hổn hợp Việt Nam- Vatican để trao đổi về thiết lập bang giao.

Tuy nhiên trong thực tế thì ở nhiều nơi việc giáo dân không được hưởng trọn vẹn quyền tự do của họ vẫn diễn ra như lời trình bày của Linh mục và giáo dân vừa rồi.