Home Tin Tức Thời Sự Sự thành tựu của người Việt định cư nước ngoài

Sự thành tựu của người Việt định cư nước ngoài PDF Print E-mail
Tác Giả: Mặc Lâm, phóng viên đài RFA   
Thứ Năm, 07 Tháng 5 Năm 2009 22:14

Sự thành tựu của người Việt định cư nước ngoài vẫn là đề tài lý thú cho báo giới và trong nhiều dịp lễ hội có tính tuyên dương công trạng của họ.

Betty Nguyễn gia nhập CNN vào tháng 6/2004 và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên dẫn các chương trình thời sự nóng hổi của đài này

Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 04 năm nay, Mặc Lâm điểm qua một vài khuôn mặt tiêu biểu của Người Việt Hải Ngoại mà sự thành tựu của họ đáng được nhắc nhở cho các thế hệ sau này.

Tổ chức Vietnamese American National Gala được thành lập vào nam 2004 với mục đích khơi dậy niềm hãnh diện của người Mỹ gốc Việt, tuy nhiên những cá nhân và hội đoàn đã có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt và cho đất nước Hoa Kỳ,

Betty Nguyễn đài CNN

               Betty Nguyễn đài CNN

Ngày 4/5/2006, trong đại hội lần thứ nhì của Vietnamese American National Gala (VANG), hàng tràng pháo tay vang lên rất lâu khi cô gái vóc người nhỏ nhắn với khuôn mặt đẹp thanh nhã cùng với giọng nói mê hoặc của Betty Nguyễn vang lên trong kỳ đại hội này.

Đây là một đại hội có tầm vóc, quy tụ hàng ngàn nhân vật tiêu biểu xuất thân từ cộng đồng người Việt như các vị dân cử, các nhà điều hành doanh nghiệp, thương mại, lãnh tụ cộng đồng, cũng như các nhân vật có uy tín hoặc nổi bật.

Tổ chức Vietnamese American National Gala được thành lập vào nam 2004 với mục đích khơi dậy niềm hãnh diện của người Mỹ gốc Việt, tuy nhiên những cá nhân và hội đoàn đã có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt và cho đất nước Hoa Kỳ, cũng như khuyến khích giáo dục, tinh thần tình nguyện và khả năng lãnh đạo.

Betty Nguyễn gia nhập CNN vào tháng 6/2004 và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên dẫn các chương trình thời sự nóng hổi của đài này. Betty Nguyễn đã dẫn một vài chương trình với các sự kiện nổi bật, bao gồm lễ an táng Giáo Hoàng John Paul II, những cuộc tấn công khủng bố bằng bom ở London, thảm họa sóng thần ở Nam Á và cuộc bầu cử tại Iraq.

Betty Nguyễn gia nhập CNN vào tháng 6/2004 và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên dẫn các chương trình thời sự nóng hổi của đài này. Betty Nguyễn đã dẫn một vài chương trình với các sự kiện nổi bật

Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ

Trong lĩnh vực chính trị thì có lẽ Hoa Kỳ là nơi có nhiều người Việt thế hệ thứ hai gặt hái những thành công to lớn khi gia nhập dòng chính của chính trường xứ này. Trong tháng 12 của năm 2008, báo chí không ngớt đưa tin một biến cố quan trọng đối với cử tri người Mỹ gốc Việt khi ông Josepth Cao chính thức thắng cử và bước chân vào Hạ Viện - Quốc Hội Hoa Kỳ. Joseph Cao Quang Ánh là dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của Tiểu Bang Louisiana trong Hạ Viện Hoa Kỳ. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân Chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6 tháng 12 năm 2008 để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Trước khi trở thành dân biểu, ông là một luật sư tại vùng New Orleans.

Dân Biểu Cao Quang Ánh không phải là thành công duy nhất của người Việt trong chính trường Mỹ, trước đó tại Tiểu Bang Texas đã có ông Hubert Võ, đắc cử dân biểu tiểu bang, và tại California cũng có Dân Biểu Trần Thái Văn, một khuôn mặt nổi bật và cũng là niềm tự hào của cử tri gốc Việt tại Little Saigon.

Ông Trần Thái Văn kể lại đoạn đường mà ông đã trải qua khi cố gắng gia nhập chính trường nước Mỹ như sau :

- "Chúng tôi đã được khuyến khích của Đảng Cộng Hoà cũng như là của các viên chức và các đại diện hội đoàn ngoài cũng như trong cộng động Việt Nam, và nhất là trong thành phố Garden Grove, để ra tranh cử Hội Đồng Thành Phố của Garden Grove.

Vào cuối năm 2000 chúng tôi đã được đắc cử vào chức vụ nghị viên của Hội Đồng Thành Phố Garden Grove và làm được một nhiệm kỳ 4 năm thì chúng tôi đã ra tranh cử chức vụ dân biểu vào năm 2004 và đắc cử cho đến ngày hôm nay.

Dân Biểu Cao Quang Ánh không phải là thành công duy nhất của người Việt trong chính trường Mỹ, trước đó tại Tiểu Bang Texas đã có ông Hubert Võ, đắc cử dân biểu tiểu bang, và tại California cũng có Dân Biểu Trần Thái Văn, một khuôn mặt nổi bật và cũng là niềm tự hào của cử tri gốc Việt

Con đường  mà chúng tôi gia nhập vào dòng chính có thể nói cũng là một sự bất đắc dĩ, tại vì gia đình chúng tôi phần đông các chú các bác cũng như bố mẹ chúng tôi làm việc trong ngành y khoa hoặc nha khoa, tuy nhiên, vì chúng tôi cũng có cái lý tưởng là muốn thấy cộng đồng chúng ta ngày một lớn mạnh hơn tại hải ngoại và nhất là tại Hoa Kỳ.

Chúng tôi muốn thấy có tiếng nói của người Mỹ gốc Việt trên toàn Hoa Kỳ với nguyện vọng đem tới các cơ quan chính quyền, từ liên bang - tiểu bang cũng như là địa phương."

Bệnh viện ngoại chẩn Bolsa Medical Group

Little Saigon không những chỉ có những thành tựu về chính trị, thương mại hay giáo dục, riêng lĩnh vực y tế thì người Việt tha hương cũng tỏ ra không thua kém bất cứ sắc dân nhập cư nào. Bệnh viện ngoại chẩn Bolsa Medical Group của Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ là một ví dụ.

Nguyên là một trung úy quân y phục vụ tại Quân Y Viện Đà Nẵng, BS Phạm Đăng Long Cơ sau khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng đã dần dần tạo nên sự nghiệp với một bệnh viện khang trang cùng nhiều bác sĩ túc trực ngày đêm phục vụ cho đồng hương Việt Nam. Bệnh viện đã đứng vững hàng chục năm qua. BS Phạm Đặng Long Cơ kể lại những ngày đầu vất vả của mình:

- "Hồi đầu mình vô mình làm những việc như đo huyết áp, tắm rửa bệnh nhân, khi bệnh nhân già chẳng may bị chết mà không ai làm thì chúng tôi phải mang xác chết xuống nhà xác.

Bấy giờ bác sĩ mình chưa có bằng y tá, chưa có bằng gì cả thì nó cho mình làm trong nhà thương liên quan đến bệnh nhân là mình đã mừng lắm rồi. Mãi đến khi được một học bổng của chính phủ Hoa Kỳ thì mình xuống Florida đi học lấy bằng y khoa trở lại. Khi nằm trong ban quản trị người Mỹ thì tôi làm việc chung với họ, tôi thấy cách thức làm việc của họ và từ đó tôi học được cách làm việc, cách tổ chức.

Riêng lĩnh vực y tế thì người Việt tha hương cũng tỏ ra không thua kém bất cứ sắc dân nhập cư nào. Bệnh viện ngoại chẩn Bolsa Medical Group của Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ là một ví dụ

Từ đó tôi làm được những chuyện như tôi vay tiền nhà băng xây cái binh-đinh của tôi bây giờ. Tôi vay tiền nhà băng để tôi mua cái nhà thương....."

Ông Nguyễn Đức Huấn

Sự vất vả của một trí thức thật ra không thấm vào đâu so với những nhọc nhằn của một tù nhân cải tạo. Ông Nguyễn Đức Huấn, hiện ngụ tại Vương Quốc Bỉ, tuy đã nổi tiếng là một thương nhân chuyên cung cấp quần áo cho cung điện cũng như áo thụng trong các buổi lễ ra trường của các trường đại học, đã ngậm ngùi kể lại niệm của ông khi trên đường tìm tới xứ sở tự do, ông nói:

- "Tôi đi làm bồi dưói một cái tàu khoan dầu mà cái tàu đó đang hoạt động ở Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà). Tôi có nhiệm vụ là lau chùi phòng ốc cho các thuỷ thủ, với lại tôi nói được một số tiếng Anh cho nên họ để cho tôi một số giờ để phụ chef cook (trưởng bếp) mà lo vấn đề ăn uống cho các thuỷ thủ, với lại nhiệm vụ rửa chén.

Ông Nguyễn Đức Huấn, hiện ngụ tại Vương Quốc Bỉ, tuy đã nổi tiếng là một thương nhân chuyên cung cấp quần áo cho cung điện cũng như áo thụng trong các buổi lễ ra trường của các trường đại học

Một lần tự nhiên tôi gạt những con gà, hoặc những miếng cá, hay những miếng beef steak vào cái máy xay để rồi tôi bấm nút cho nó chảy xuống biển, tôi thấy những đồ ăn bỏ đi tự nhiên tôi bật khóc, vì tôi nghĩ rằng lúc bấy giờ mới năm ngoái vào thời điểm này tôi còn đang nằm trong tù.

Tôi đã chứng kiến cái cảnh đói khổ và có một người tù nghe đâu thuộc nhóm Fulro, họ đang đi trong đội dẫn ra lao động, có hai anh rất trẻ nhào vô chuồng heo để hốt một số đồ ăn của heo cho vào trong cái lon guigoz để đem về ăn, mà bây giờ chính tay tôi lại gạt các đồ ăn xuống biển thật là phí phạm, tự nhiên tôi bật khóc."

Chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc

Trong lĩnh vực kinh tế - tài chánh thì hải ngoại không thiếu nhân tài có mặt khắp nơi trên thế giới. Liên Hiệp Quốc có TS Vũ Quang Việt, một chuyên gia kinh tế phụ trách thống kê cho tổ chức này. Tại World Bank thì TS Phạm Văn Thuyết là người từng giữ nhiệm vụ tư vấn trong nhiều năm cho tới khi ông về hưu vào năm ngoái.

The First Vietnamese American Bank

Riêng tại California, TS Nguyễn Trí Hiếu là người được biết đến nhiều qua các hoạt động tài chánh ngân hàng của ông, ông kể lại những ngày khó khăn mà ông cố vượt qua để thành lập ngân hàng The First Vietnamese American Bank. Ông nói:

Liên Hiệp Quốc có TS Vũ Quang Việt, một chuyên gia kinh tế phụ trách thống kê cho tổ chức này. Tại World Bank thì TS Phạm Văn Thuyết là người từng giữ nhiệm vụ tư vấn trong nhiều năm

- "Trước đây khoảng độ mười mấy năm chúng tôi cũng với anh em trong ngành ngân hàng tại California chúng tôi đã dự định thành lập một ngân hàng cho cộng đồng người Việt, cách đây vào khoảng độ 15 năm.

Nhưng mà lúc đó cộng đồng người Việt tại California tương đối về năng lực tài chánh còn giới hạn và chính vì thế mà chúng tôi không thành công trong việc thành lập một ngân hàng để phục vụ cộng đồng cách đây 15 năm.

Nhưng trước đây vào khoảng độ 5 năm thì các anh em ở trong ngành ngân hàng có yêu cầu tôi lập lại kế hoạch này, và chúng tôi đã đi vào một tiến trình rất là cam go và đầy thử thách, tại vì cộng đồng của mình trước đây khoảng 5 năm không có một ngân hàng nào thật sự được thành lập bởi người Việt và phục vụ cho cộng đồng người Việt. Vì thế việc làm của chúng tôi tương đối rất là cam go và khó khăn.

Nhưng may mắn là chúng tôi nhận được những nhà đầu tư trong cộng đồng của mình cũng như là ở ngoài cộng đồng, trong đó có cộng đồng người Đại Hàn, người Trung Hoa, và cộng đồng người Mỹ. Và chúng tôi thành lập ngân hàng vào tháng 5-2005."

TS Nguyễn Trí Hiếu là người được biết đến nhiều qua các hoạt động tài chánh ngân hàng của ông, ông kể lại những ngày khó khăn mà ông cố vượt qua để thành lập ngân hàng The First Vietnamese American Bank

Trong nhiều năm qua, số tiền người Việt hải ngoại gửi về cho gia đình mỗi ngày một nhiều hơn. Lý do là ngày càng có nhiều người định cư tại hải ngoại bảo lãnh đoàn tụ.

Ngành làm móng tay

Bên cạnh đó, một lý do khác quan trọng hơn, đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành làm móng tay mà sự lớn mạnh của nó không khỏi làm nhiều người ngạc nhiên.

Cơ sở làm móng tay của người Việt hầu như chiếm ưu thế ở tất cả mọi nơi, từ thủ đô tráng lệ Hollywood cho tới các thị trấn heo hút nhất của Hoa Kỳ. Tiệm móng tay của người Việt là một nỗi lo âu lớn cho các cộng đồng thiểu số khác tại Mỹ. Anh Tâm Nguyễn, người may mắn thừa hưởng một trường dạy nghề được để lại từ cha mẹ, đã kể lại:

- "Tôi lớn lên trong một gia đình coi như là chủ nhân quản lý một trường dạy nghề mà chủ yếu là ngành "nail" của người Việt mình tại Hoa Kỳ. Cách đây 9 năm tôi với cô em gái hoàn toàn trở thành chủ nhân thế hệ thứ hai. Cái gì bố mẹ đã tạo ra thì được mở thêm nữa và quản lý cái trường theo tiêu chuẩn mà hai anh em đã học về quản trị kinh doanh ở đấy.

Hiện giờ hai anh em quản lý cái trường ở Mỹ coi như là đông học sinh Việt Nam nhất trong một số trường thẩm mỹ tại Hoa Kỳ và được có chương trình trợ cấp của chính phủ cho người low income.

Hiện giờ hai anh em quản lý cái trường ở Mỹ coi như là đông học sinh Việt Nam nhất trong một số trường thẩm mỹ tại Hoa Kỳ và được có chương trình trợ cấp của chính phủ cho người low income. Chương trình này cũng có quyền đón sinh viên du học từ Việt Nam. Mặc dù có chương trình này 5 năm nhưng chưa sử dụng đến nước Việt Nam mà sử dụng bên nước Nhật phần nhiều. Và hiện giờ có rất nhiều sinh viên từ bên nước Nhật, Hàn Quốc và Canada đang học chương trình high quality."

Giáo sư Đại Học Harvard

Trong lĩnh vực giáo dục, người Việt có lẽ là sắc dân thành công nhất tại các trường đại học trên khắp thế giới. Không thể thống kê hết có bao nhiêu giáo sư hiện đang giảng dạy hay làm nghiên cứu trong các trường đại học nổi tiếng.

Giáo sư Tạ Văn Tài làm thí dụ. Ông làm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại Học Harvard về bộ môn Luật trong nhiều năm và sau ông có ít nhất là 20 vị giáo sư người Việt khác đang giảng dạy tại ngôi trường danh tiếng nhất thế giới này.

Mới đây nhất, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã mời ông làm một nghiên cứu về các thành tựu của người tỵ nạn Việt Nam và GS Tạ Văn Tài sẽ thuyết trình đề tài này vào ngày 2 tháng 5 sắp tới. Ông phát biểu :

- "Đây là do sự yêu cầu của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ chứ không phải tôi là người khởi lên vấn đề. Nhưng mà đã từ lâu tôi đã viết nhiều bài về vấn đề đồng bào di cư tị nạn cũng nói lên những tương quan giữa đồng bào hải ngoại và ở trong nước như thế nào.

Càng sống lâu ở ngoại quốc thì không những thế hệ di cư đầu tiên, tức là làn sống di cư đầu tiên năm 1975, và những người đã trưởng thành ở trong nước Việt Nam mà di cư ra bên ngoài, thì tiếp theo thế hệ thứ hai, tức là con cái của họ lớn lên tại Hoa Kỳ, và do đó từng lớp thứ hai này còn có thể nói là thành công mạnh hơn tầng lớp thứ nhất. Thế hệ thứ hai đã thích ứng rất mau chóng."

Thành tựu của người Việt còn thấy rất nhiều trên các lãnh vực khác nhau, nhưng nhìn chung, những người càng thành công thì họ lại càng gắn bó với cộng đồng hơn. Vết son này só lẽ sẽ làm cho con cháu họ, những thế hệ về sau sẽ thấy được mối dây liên hệ chặt chẽ trong tinh thần cộng đồng quan trọng như thế nào trong chuyến hành trình di dân bất đắc dĩ mà cha ông họ đã trải qua.