Giáo dân Hà Nội tổ chức buổi cầu nguyện phản đối nhà nước |
Tác Giả: Tin ngắn (AFP) | ||
Thứ Hai, 27 Tháng 4 Năm 2009 21:38 | ||
Buổi cầu nguyện kéo dài gần 30 phút và xảy ra trong sân nhà thờ sau buổi lễ mét (mass). “Chúng tôi không đồng ý với những hành động của nhà nước,” tu sĩ Nguyễn Văn Phương nói với phóng viên AFP ở buổi lễ cầu kinh dòng Chúa cứu thế Thái Hà. Ông nói sự tụ tập với niềm tin này là “để cầu nguyện cho nhà nước” và chống lại những dự án khai thác bô-xít của nhà nước ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Qua sự lên tiếng chỉ trích dự án bô-xít này, giáo dân Thiên Chúa giáo đang tham gia cùng một tập thể phong phú, đa dạng bao gồm những nhà khoa học, thành phần trí thức, cựu chiến binh và những người chống đối chế độ cộng sản. Những người này nói rằng sự tàn phá xã hội và môi trường của chuyện khai thác bô-xít này sẽ nhiều gấp bội phần so với bất kỳ lợi ích kinh tế nào có thể có được, và họ vạch ra những mối quan tâm về phương diện an ninh bởi vì một công ty của Trung Quốc đã được trúng thầu để xây dựng một trong hai nhà máy này. Sau buổi lễ cầu nguyện, giáo dân đã ký một bản thỉnh nguyện thư chống lại dự án bô-xít này. Tu sĩ Nguyễn Văn Phương nói là họ cũng phản đối những kế hoạch của nhà cầm quyền địa phương ở thành phố Hà Nội cho xây cất trên khu đất mà giáo xứ nói rằng họ là chủ khu đất này từ năm 1928. Một tu sĩ khác, ông Nguyễn Văn Khải, nói với phóng viên AFP hôm thứ Sáu rằng một trường học đã được lên khung trên khu đất đó, và vừa mới đây đã bắt đầu tiến hành xây dựng một tòa nhà khác. Một hàng rào được dựng lên vây quanh công trường cho thấy một khu nhà ở sẽ được xây trên đó. Viên chức nhà nước không trả lời ngay yêu cầu của AFP khi được hỏi ý kiến của nhà nước về chuyện tranh chấp đất đai này, là sự tranh chấp mới đây nhất giữa giáo xứ Thái Hà và nhà cầm quyền. Khoảng 1.000 giáo dân đã phản đối bên ngoài tòa án Hà Nội tháng rồi khi phiên tòa xử tám giáo dân đang được tiến hành bên trong vì bị kết án phá hoại tài sản và gây rối loạn công cộng. Tất cả tám người này thừa nhận là họ đã tham dự những buổi tụ tập phản đối đó, lên cao điểm trong tháng Tám năm rồi nhằm kêu gọi nhà nước trả lại cho giáo hội những bất động sản – cùng với nhiều tòa nhà và nông trại – mà nhà nước đã trưng thu hơn 50 năm trước đây khi cộng sản lên nắm chính quyền ở miền Bắc Việt Nam. Việt Nam là nước Thiên Chúa giáo lớn thứ nhì ở Đông Nam Á châu sau Phi Luật Tân, với tối thiểu là sáu triệu tín đồ. Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam vẫn do nhà nước kiểm soát, nhưng mối quan hệ của Hà Nội với tòa thánh Vatican đã được cải thiện trước khi có làn sóng phản đối nhà nước trong chuyện tranh chấp đất đai này. |