Home Tin Tức Thời Sự CSVN và những gắn bó với Trung cộng .

CSVN và những gắn bó với Trung cộng . PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 19 Tháng 3 Năm 2009 22:09

CSVN QUYẾT TÂM TIẾP TỤC DỰ ÁN BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN

Tin Hà Nội - Bất chấp những phản ứng dữ dội của người Việt trong và ngoài

           Nguyễn Tấn Dũng và Hồ Cẩm Đào.

nước, hôm nay tại Hà Nội nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiếp tục dự án bauxite Tây Nguyên. Trong một thông cáo báo chí được phổ biến trong nước, Phó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Hoàng Trung Hải yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam tiếp tục chỉ đạo đầu tư tiến hành các dự án khai thác bauxite để làm nhôm.

Theo yêu cầu này, các dự án Tổ hợp Bauxite và nhôm Lâm Ðồng, dự án bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ tại Ðăk Nông cần được tiếp tục tiến hành theo đúng tiến độ đã đề ra. Hà Nội ra lệnh cho các chủ đầu tư cần ưu tiên thực hiện tốt các dự án bảo vệ môi trường tại khu vực khai thác, đồng thời cần xây dựng phương án cụ thể vận chuyển lượng alumin ra biển khi hai nhà máy nêu trên đi vào hoạt động sau năm 2010. Các Bộ Công thương, Tài nguyên và Môi trường, cùng hai tỉnh Ðắk Nông, Lâm Ðồng được lệnh theo dõi và chỉ đạo chặt chẽ quá trình thực hiện dựán để đảm bảo hiệu quả.

Trước đó, trong công văn hồi đầu tháng 2, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý nâng công suất của dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ lên 600,000 tấn một năm. Cũng trong thông báo này, nhà nước cho phép thành lập công ty cổ phầnvới sự tham gia của công ty Alumin nước ngoài với mức cổ phần không quá 40%, phía Việt Nam giữ 51%, bán cổ phần ra công chúng 9%.

Hàng năm, công ty cổ phần này nộp ngân sách nhà nước 10% lợi nhuận sau thuế của công ty. Ðiểm đáng chú ý là không riêng gì tại Việt Nam, Hà Nội còn yêu cầu các công ty mở rộng hơn việc hợp tác khai thác và chế biến bauxite tại quốc gia đàn em là Cam Bốt.

Tưởng cũng nên nhắc lại là chính NguyễnTấn Dũng đã tuyên bố việc khai thác bauxite Tây Nguyên là một chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, đã được nêu trong Nghị quyết Ðại hội 10 của Ðảng. Hà Nội tuyên bố rằng khoáng sản không phải là vô tận, trong đó có dầu thô, thép, đồng, kẽm, đá vôi để sản xuất xi-măng, nhiều loại khai thác một số năm nữa sẽ không còn. Bây giờ chúng ta đã tìm được là bauxite, theo tài liệu của Liên Xô để lại trước đây có 8 tỉ tấn, thuộc loại trữ lượng có cỡ của thế giới.

Trước các tranh luận về việc khai thác bauxite Tây Nguyên sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nhà nước Cộng sản Việt Nam nay biện minh rằng sẽ chú trọng khai thác hiệu quả, bảo đảm được môi trường, và sẽ trình bày với tất cả các nhà khoa học, các nhà báo về phương án khai thác, công nghệ khai thác để tạo sự đồng thuận.

Cho đến nay những tin tức về việc Trung cộng đưa hàng ngàn nhân công sang vùng Tây nguyên đã lộ ra ngoài, nhiều cơ quan thông tấn tại hải ngoại đã lén gửi người đến vùng này chụp hình và quay phim, cho thấy cả một thành phố người Hoa đã được dựng lên ở đây với nhà hàng, nhà trọ và nhiều cơ sở khác. Nhiều người cho rằng đây là âm mưu xâm lấn của Trung cộng khi đưa cả chục ngàn người vừa cán bộ, bộ đội lẫn nhân công sang khu vực này, từ đó sẽ ăn dầm ở dề tại đây và phát triển thành một đặc khu kinh tế của Trung cộng ngay giữa miền Trung của Việt Nam, chưa kể đến việc gây ô nhiễm môi trường có thể tạo ra tác hại đến cả trăm năm sau mà người Việt Nam sẽ phải gánh chịu mọi ảnh hưởng.

TIN TIẾT LỘ TỪ NỘI BỘ ÐẢNG CỘNG SẢN VỀ CHUYỆN BAUXITE TẠI TÂY NGUYÊN
Rất nhiều người tại Việt Nam đang bất mãn về việc Trung Cộng đưa người qua khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Cuối năm 2007 một cán bộ cấp cao giấu tên nghe dự án này bị chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không ủng hộ, thế nhưng đến cuối năm 2008 thì cũng chính nhân vật này đã mở cửa cho Trung cộng đưa người vào Việt Nam. Ý tưởng của đề án này có từ thời ông Phan Văn Khải còn làm Thủ Tướng, nhưng với bản tính dè dặt ông Khải đã không thúc đẩy dự án này.

Ðể không mất lòng ông Mạnh, Khải trì hoãn tiến trình nghiên cứu đề nghị của các cơ quan chức năng chứ không lên tiếng phản đối. Khi nhậm chức vào giữa năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục kéo dài cách thức trì hoãn này hơn nữa. Ðến đầu năm 2008 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào khủng hoảng trong lúc nội bộ Ðảng đang lục đục.

Ðầu tháng 6, Mạnh đi thăm Trung Cộng đề tìm kiếm giải pháp cho vấn đề kinh tế, sau đó 2 tuần Dũng đi Mỹ cho cùng một mục tiêu. Trung Cộng nói với Mạnh rằng sẽ bỏ tiền ra cứu kinh tế Việt Nam với điều kiện tiên quyết là phải cho Trung Cộng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và chấp nhận có đến khoảng 20 ngàn công nhân làm việc tại đây.

Còn Mỹ thì hứa với ông Dũng để đặt bẫy rằng sẽ tiếp ứng cho Việt Nam 20 tỷ mỹ kim mà không cần phải kêu gọi đến WB hay IMF. Ông Dũng trở về với thái độ huênh hoang về kết quả mình đạt được, còn ông Mạnh thì nặng trĩu vì với yêu cầu của Trung Cộng như vậy thì ông chẳng nghĩ ra cách nào để thông qua Chính Trị Bộ. Nhưng Hồ Cẩm Ðào vẫn động viên rằng chỉ cần ông Mạnh quyết tâm thì ắt sẽ có cách đạt được, và 2 bên đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng để kịp thời thông tin ứng cứu cho nhau.

Ngay sau đó bộ Ngoại giao Trung Cộng liên tục đề nghị Thủ Tướng NguyễnTấn Dũng sang thăm chính thức Trung Cộng nhưng ông Dũng đều tìm cách thoái thác. Vào lúc ấy mọi người đều thấy rằng ông Dũng đang nghiêng về phía Mỹ và đang trông đợi vào sự giúp đỡ của Mỹ, đang tìm một cửa để lấy điểm với Mỹ để củng cố cho thế lực, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế của đương sự. Nhưng chờ mãi chẳng thấy kết quả lời Mỹ hứa, chỉ thấy hết đoàn này đến đoàn khác vào Việt Nam để ký những thỏa thuận ràng buộc nhằm xí chỗ.

Tình hình kinh tế trong nước diễn biến ngày càng xấu, tháng 8, tháng 9, tháng 10 năm ngoái căng như dây đàn sắp đứt. Thời điểm để Trung Cộng ra tay đã chín mùi. Ông Dũng không còn cách nào khác, buộc phải đi Trung Cộng trong một tình thế bị động. Các yêu cầu về nghi lễ ngoại giao long trọng lúc đó đều bị Trung cộng bác bỏ trước chuyến đi. Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận lên đường nhưng thật bất ngờ, nghi lễ đón tiếp đã diễn ra long trọng nhất mà Trung Cộng đã từng dành cho các nguyên thủ quốc gia.

Kết quả của chuyến đi được loan báo là thành công ngoài mong đợi. Trung Cộng đã đạt được lời hứa sẽ phê duyệt ngay dự án bô-xít Tây Nguyên cho Trung Cộng trước cuối năm 2008, không những được phép đưa người vào Việt Nam, Trung Cộng còn được những quy chế quản lý công nhân, công trường tại khu vực khai thác theo những những đặc thù riêng của mình, gần như một lãnh địa theo quy chế ngoại giao riêng. Ngược lại, Trung Cộng sẵn sàng ứng trước tiền cho VN trong việc khai thác này một cách lặng lẽ để Việt Nam có nguồn lực đối phó với khủng hoảng kinh tế. Con số là bao nhiêu thì đến giờ vẫn chưa có ai tiết lộ được.

Một nhân vật Trung Cộng tiết lộ rằng nếu phía Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Cộng thì rất có thể một số tài liệu liên quan đến thỏa thuận của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ Mao Trạch Ðông về vấn đề biên giới lãnh hải sẽ được công bố, mà điều này thì hoàn toàn bất lợi cho uy tín của Ðảng Cộng sảnViệt Nam, và vì thế Hà Nội ở vào thế không còn lựa chọn nào khác. Một số người am hiểu cho biết rằng hiện nay số công nhân Trung Cộng có ở Tây Nguyên đã lên đến con số gần 1 vạn người dù rằng công việc khai khoáng chưa thực sự bắt đầu, chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị.

CSVN TUYÊN BỐ ÐANG THEO DÕI SÁT TÀU TC Ở BIỂN ÐÔNG
Tin Hà Nội - Sáng hôm nay Phát ngôn viên bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam khi được hỏi ý kiến về việc Trung Cộng đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Ðông, đã trả lời rằng lập trường rõ ràng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và nói Việt Nam quan tâm và sẽ theo dõi sát hoạt động của tàu Ngư Chính 311 ở Biển Ðông, mọi hoạt động khai thác hải sản và tài nguyên biển ở Biển Ðông cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền trên biển của các nước liên quan theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Các quan sát viên cho rằng lời tuyên bố này cũng chỉ là một phản ứng lấy lệ của Hà Nội, không khác gì những lời tuyên bố trước đây vì sợ mích lòng quốc gia đàn anh Cộng sản phương Bắc. Hôm chủ nhật Trung Cộng đã phái chiếc tàu Ngư Chính 311 là tàu tuần tra ngư trường tân tiến nhất của Hải quân nước này, được đưa tới Biển Ðông sau vụ đối đầu trên biển với tàu Mỹ và sau khi Phi LuậtTân ra một tuyên bố mới về khu vực tranh chấp.

Tàu Ngư Chính 311 nặng 4450 tấn, dài 135 thước, rộng 15.5 thước, là chiếc tàu lớn nhất trong hạm đội tàu tuần tra ngư trường, có thể đạt tốc độ tối đa 37 cây số giờ. Bắc Kinh đưa tin chiếc tàu tuần tra trên sẽ làm nhiệm vụ tại nơi được gọi là vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Trung Cộng tại lãnh hải tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để gọi là bảo vệ chủ quyền cũng như quyền và lợi ích trên biển của Trung Cộng ở Biển Nam Hoa tức biển Ðông của Việt Nam. Trong khi đang có những tranh chấp sôi nổi về mặt lãnh hải, thì những hoạt động ngoại giao cho thấy Hà Nội vẫn thần phục quan thày Cộng sản phương Bắc, ít nhất là ở ngoài mặt.

Trong một bản tin do Tân Hoa Xã phổ biến cho biết Bí thư Thành ủy Hà Nội là Phạm Quang Nghị đang có chuyến viếng thăm Trung cộng, để gọi là thúc đẩy mối liên kết giữa lãnh đạo hai nước. Tân Hoa Xã đăng hình lớn trên trang tiếng Anh về cái bắt tay giữa hai nhân vật Phạm Quang Nghị, và đại diện Trung cộng là Giả Khánh Lâm, Ủy viên Thường vụ Bộ Chí Trị Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa. Họ Giả tuyên bố hai bên cần nỗ lực tăng cường hợp tác cả về chiều rộng đến chiều sâu. Nhật báo Nhân Dân của đảng Cộng sản tại Việt Nam trích lại tin này, đặc biệt cả hai tờ báo không nhắc gì đến những cáo buộc qua lại giữa hai nước liên quan đến biển đông, và việc tàu Trung cộng tiến sát vào hải phận của Việt Nam. Trước cuộc gặp tại đại sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, nguồn tin cho biết Phạm Quang Nghị đã họp với các nhân vật gồm Lưu Kỷ và Vương Gia Thụy của Trungcộng, và hai bên tuyên bố chỉ bàn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Bắc Kinh cũng loan báo vào ngày mai, Thứ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Quốc Vụ Viện của Trung cộng là Ðới Bỉnh Quốc sẽ sang thăm Việt Nam trong vòng 4 ngày, và sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Phạm Gia Khiêm.

Về tình trạng tình hình tại vùng biển Ðông Hải, các quan sát viên cho biết Trung cộng có kế hoạch xây một hạm đội tàu ngầm nguyên tử tại vùng đảo Hải Nam, nhưng các kế hoạch này đang gặp phải những trở ngại khi Hoa Kỳ đòi quyền tự do giao thương hàng hải trong hải phận quốc tế, và Phi Luật Tân đòi chính quyền của họ ở vùng Trường Sa. Cả Trung cộng và Cộng sản Việt Nam đều đang đưa ra các tuyên bố chủ quyền khác nhau về cùng một vùng biển, và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ðiều đáng quan tâm là những lời phản đối hoạt động của Trung cộng tại Hoàng Sa, như dự án du lịch của công ty Trung cộng Châu Giang, chỉ do những cán bộ cấp dưới như Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Dũng đưa ra, còn các lãnh đạo đảng cao cấp nhất của Việt Nam thì vẫn khăng khăng khẳng định quan hệ toàn diện theo lối 16 chữ vàng với Bắc Kinh.

Nhật báo Philstar của Phi Luật Tân trong một bài nhận định của ký giả PiaLee Brago đã kêu gọi Hoa Kỳ phải ủng hộ các yêu cầu của Phi Luật Tân về vấn đề Trường Sa, và đối mặt với thách thức của Trung cộng. Phi Luật Tân cũng đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc trước hạn 13 tháng 5 năm nay về lãnh hải và vùng kinh tế đặc quyền theo công ước luật biển năm 1982. Sự có mặt và gia tăng hoạt động của các chiến hạm của Trung cộng trong vùng Trường Sa, cũng như công tác thăm dò biển đông của chiếc Impeccable của Hoa Kỳ là đề tài những nước trong vùng đều quan tâm.