Cái chết Gaddafi cảnh tỉnh những kẻ độc tài |
Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên RFA | |||
Thứ Tư, 26 Tháng 10 Năm 2011 16:10 | |||
''Hãy biết lắng nghe nguyện vọng của người dân. Hãy biết thay đổi trước khi quá trễ. " Hôm thứ Năm tuần rồi, nhà độc tài Moammar Gaddafi đã tử thương sau 42 năm cai trị độc đoán tại xứ Libya khá phong phú dầu hỏa ở Bắc Phi.
Lãnh đạo tạm thời của Libya Mustafa Abdel Jalil (P) gặp Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tại Benghazi vào ngày 24 tháng 10 năm 2011, một ngày sau khi lãnh đạo mới tuyên bố đất nước Lybia "giải phóng". AFP photo /
Lịch sử sang trang Phản ứng trước tin này, blogger Song Hà bày tỏ tâm trạng rằng: Bỗng nghe tin sét đánh ngang Còn blogger Trần Mạnh Hảo cũng xúc cảnh thành mấy vần thơ qua bài “Gaddafi - Giờ của độc tài đã điểm”: Lịch sử sẽ móc hết bọn độc tài lên từ miệng cống Theo tác giả Việt Hoàng qua bài “Cái chết của một nhà độc tài” được nhiều trang nhật ký trên mạng phổ biến, thì tuy cái chết của ông Gaddafi vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có lẽ nó mang lại nhiều điều hay hơn là điều dở, vì diễn tiến đó kết thúc một trang sử buồn và kinh hoàng đối với người dân Libya, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới hứa hẹn mang lại một thể chế tự do, dân chủ cho một dân tộc vốn đang ăn mừng trước triển vọng ấy. Tác giả cho biết tiếp: "Mùa xuân Ả Rập vẫn đang còn tiếp diễn ở Yemen và Sirya, hy vọng những gì xảy ra ở Libya sẽ là bài học cảnh tỉnh những kẻ độc tài như Bashar al-Assad hay Ali Abdullah Saleh và những kẻ độc tài khác trên thế giới. Bài học dành cho những kẻ độc tài đó là: Hãy biết lắng nghe nguyện vọng của người dân. Hãy biết thay đổi trước khi quá trễ. " Blogger Bùi Tín nhân dịp này cũng không quên mô tả tình cảnh bi đát của “người hùng một thời Gaddafi”, đã phải bỏ cả thủ đô Tripoli, Quảng Trường Xanh lịch sử, bỏ lâu đài cung điện, cho vợ, con gái chạy trốn trước để ông ta cùng mấy người con trai và thuộc hạ thân tín lẩn trốn ở “ngõ cụt” Sirte – sinh quán của ông ta, để rồi chết thảm và chết nhục sau khi bị quân nổi dậy kéo ra từ một ống cống, giưã lúc “con chó điên bên bờ Địa Trung Hải” Gaddafi bị Toà án Hình sự Quốc tế ở La Haye phát lệnh truy tố, truy nã, bị Cảnh sát Quốc tế Interopol truy nã về tội diệt chủng. Nhưng, theo blogger Bùi Tín, lại có một tiếng nói “hùng hồn” bênh vực cho Gaddafi: Cũng cần nói nhà báo Nguyễn Như Phong vốn là đại tá công an, từng là phó tổng biên tập báo An ninh thế giới, cơ quan ngôn luận của bộ Công an, thôi việc của ngành này từ gần mười năm nay... Trên tờ báo mạng Năng Lượng Mới, vừa có bài viết công phu, phải nói là tâm huyết, có đầu đề “Sự thật về Libya và Gadhafi”. Bài báo bác bỏ những ai đã chụp mũ và vu cáo ông Gadhafi là một nhà độc tài quân sự, trong khi sự thật ông ta là một nhà dân chủ, lại là một nhà dân chủ chân chính và sáng tạo, thực hiện “một nền dân chủ cao, một nền dân chủ trực tiếp, dân chủ của nhân dân”,...một nhà nước phúc lợi, một nhà nước không quan liêu... Bài báo cho rằng Libya đã đi đầu xây dựng một nhà nước mới, với những chính sách tiến bộ mà nhân dân các nước khác trên thế giới nên mơ ước... Vẫn chưa hết, bài báo của người coi Gadhafi là thần tượng còn lên án các nước liên minh ủng hộ mạnh mẽ cuộc nổi dậy của nhân dân Libya như Pháp, Anh, Ý, Hoa Kỳ…là những tên đế quốc phản bạn, “mưu đồ ăn cướp nguồn dầu mỏ, vàng và tiền bạc của nhân dân Lybia, lại còn truy sát nhà lãnh đạo quý yêu Gadhafi của họ”. Thần tượng của ai? Blogger Bùi Tín lưu ý rằng báo mạng Năng Lượng Mới thuộc “lề phải” của đảng và nhà nước đã tôn vinh Gaddafi lên chót vót như vậy trong khi không có một tờ báo chính thức nào phê phán hay phủ định những ý kiến ấy của quan chức Nguyễn Như Phong. Nên blogger Bùi Tín nêu lên nghi vấn rằng “Phải chăng đó là một thông điệp an ủi và tiếp sức hiếm hoi, quý giá của nhóm lãnh đạo độc đảng Hà Nội muốn nhắn gửỉ ông bạn vàng - đồng chí Moammar Gadhafi của họ ?”
Quân nổi dậy Libya làm dấu chiến thắng khi họ tuần tra trên đường phố thủ đô Tripoli ngày 22 tháng 8 năm 2011. AFP photo Có lẽ quá bức xúc trước cảnh nhiễu nhương đó mà blogger Song Hà tưởng tượng “Điếu văn trong lễ tang đồng chí Gaddafi do Tổng biên tập Nguyễn Như Phong đọc trước lễ truy điệu”, với những đoạn như sau: "Hơn 42 năm qua, từ buổi cướp được chính quyền cho đến phút cuối cùng, Muammar-Gaddafi đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xây dựng chế độ độc tài ở Libya và trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời gây oan nghiệt, gây gian khổ hy sinh vô cùng lố bịch và phong phú...Và Người đã hy sinh anh dũng dưới ống cống... Gaddafi là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện chế độ cộng sản độc tài, là người xây dựng chế độ độc tài mang tên nước Libya Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ả Rập Jamahiriya, là người cha thân yêu của lực lượng vũ trang cận vệ bảo vệ gia đình Gaddafi. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Libya đoàn kết một lòng, chiến đấu hung hãn, viết nên những trang sử ô nhục nhất của Tổ quốc Libya... Lúc còn sống, Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đám vệ sĩ trinh nữ và đám tay sai, công an, cảnh sát, những kẻ đánh thuê, quan chức... nịnh hót. Khi mất đi, Người còn “để lại muôn vàn tai họa cho toàn dân, toàn đất nước, giết toàn thể tù binh, mang đi tiền của, bạc vàng”. Blogger Song Hà chua chát: "Cả cuộc đời vĩ đại của Gaddafi là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí bảo thủ hám lợi kiên cường, tinh thần độc tài độc đoán, coi nhân dân là cỏ rác, đạo đức suy đồi, tác phong kệch cỡm và xa hoa. Gaddafi dạy chúng ta bài học phải tuyên truyền là Đảng ta trong sạch, phải mị dân rằng Đảng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...Gaddafi đã toi đời! Nhưng Người để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Gaddafi, thời đại bi thảm nhất trong lịch sử đau thương của dân tộc Libya... Vĩnh biệt chúng ta, Gaddafi có để lại cho Đảng ta, cho toàn thể đồng bào một bản Di chúc lịch sử: “Đừng bắn”. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Người, là những tình cảm và niềm tin của Người đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau." Sau khi nghe “bọn phản nghịch” nó truy Gaddafi đến “tận ổ” ở quê nhà, khiến ông phải chui xuống cống trốn nhưng vẫn không thoát nạn, thì cái chết nhục và tức tưởi đó làm “mủi lòng” blogger Nguyễn Đình Đông đến độ tác giả liên tưởng đến quê hương VN và nêu lên câu hỏi rằng “ Khi nào thì VN sẽ là Libya thứ hai?”. Bài học cho VN Sau khi bày tỏ thương, hận rồi cảm ơn Gaddafi, tác giả “thú nhận” từng “thần tượng” “người hùng” Bắc Phi của thế kỷ 20 này khi ở tuổi 27 đã bắt đầu một sự nghiệp “oanh liệt” sau khi thành công trong cuộc đảo chánh không đổ máu và rồi cai trị bằng bàn tay sắt, “ từng hiên ngang thách thức cả thế giới phương Tây hùng mạnh, từng có trong tay quyền lực tuyệt đối, tài sản nhiều nhiều tỉ đô la, và thật ngưỡng mộ, có cả một đội nữ vệ sĩ đa quốc gia 40 cô gái còn trinh, xinh đẹp, giỏi võ giỏi bắn súng và chắc là sẽ giỏi nhiều thứ khác...”. Tác giả mô tả: "Vào những năm cuối thế kỷ trước, chúng tôi được nghe báo chí nước tôi kể về ông chẳng khác gì một anh hùng. Thậm chí ông được so sánh với rất nhiều anh hùng khác... Không rõ ông có coi nước tôi như một người bạn thật không, chứ người bên nước tôi ngưỡng mộ ông, tự hào về ông và luôn “kéo” ông về phía mình. Tôi nghi là ông không định đi theo con đường Mác-Lê Nin như mấy cụ nhà tôi, ông theo thánh Ala, đấng tối cao của mình. Nhưng khi ông đưa ra cái “Chủ nghĩa xã hội hồi giáo” thì khá nhiều anh em của cụ bên tôi nể ông và quý ông lắm. Tất cả những gì ông làm họ đều ca ngợi hết lời, ông tài trợ khủng bố thì họ gọi ông đang “ủng hộ phong trào du kích cánh tả”, ông đặt bom máy bay chở khách họ thầm thì “Gaddafi đang tấn công chủ nghĩa tư bản”. Nói chung, ông luôn làm việc tốt cả, riêng chuyện lối sống, đời tư của ông thì họ làm lơ hoặc nói chiếu lệ, hoặc họ bảo đó là phong tục nhà ông, hoặc họ bảo “bọn phản động bôi nhọ” ông." Tác giả nhân tiện lưu ý rằng “phàm bất cứ cái gì mới rồi cũng sẽ cũ, sẽ hỏng”. Đại tá Gaddafi oanh liệt ngay từ năm 27 tuổi đã “hỏng dần, hư dần” theo thời gian tham quyền cố vị - tới tận màn chót – khiến kẻ từng một thời oanh liệt ấy bị kéo lê xác không đủ y phục che thân trên đường phố như một con vật. Tác giả “Khi nào thì VN sẽ là Libya thứ hai” cho rằng tình cảnh ấy “đáng buồn lắm chứ”: "Tôi còn buồn hơn, và cũng có hận ông nữa, vì đã có thời người của chúng tôi hay lấy ông ra học tập, nhất là chuyện ngồi lâu. Tất nhiên, chuyện ngồi lâu trên thế giới chẳng riêng gì ông, ngay cả ông Putin, một ngôi sao nước Nga cũng đang định “ngồi lâu”, khiến cho các quan chức nước tôi được dịp“đấy, nhìn Putin kìa!”. Nhưng tôi giận ông là vì chuyện khác. Ông là người sống lâu, ông thừa biết kết cục nào dành cho mình nhưng ông không muốn ra đi êm thấm, sợ bị cười, bị nhục. Vâng, ông cứ việc. Thế nhưng tại sao trong lúc gần chết rồi, ông lại muốn lôi chúng tôi vào chuyện của ông? Chúng tôi đã khốn khổ khốn nạn với những “người bạn cùng chiến hào” của ông rồi. Vậy mà hồi tháng Ba, ông còn tuyên bố: Libya sẽ là một Việt Nam thứ hai ! Thế thì chết chúng tôi rồi còn gì ? Ông hô lên như thế, bên chúng tôi người ta đáp lễ, lên tiếng ca ngợi ông, bênh vực ông, ví dụ tờ báo dầu mỡ của ông Nguyễn Như Phong. Hôm nay, Báo Đất Việt vẫn : ‘Gaddafi anh hùng đến lúc chết’! Thậm chí có cái comment kia hồi tháng 8 : Tinh thần Gaddafi bất diệt! Vậy thì, cũng cám ơn ông, cái chết của ông làm nhiều kẻ ngu muội bên chúng tôi, và cả tôi, tỉnh ngộ. Giờ thì, học tập cách nói của ông, bên tôi người ta hỏi nhau: Khi nào thì Việt Nam sẽ là Libya thứ hai?" Blogger Huỳnh Ngọc Chênh lên tiếng chia tay với bạn mạng bằng bài blog cảm động tựa đề “Lời cuối chân thành” cũng không quên lưu ý rằng “Bài học Gaddafi cho thấy, thế giới ở thời đại liên lập không để anh được tự do bắt bớ, đàn áp và bắn giết nhân dân tùy thích. Dân tộc nào bị áp bức quá rồi đến lúc cũng phải vùng dậy. 70 năm như Liên Xô, 50 năm như Đông Âu hay 42 năm như Gaddafi rồi cũng sụp đổ. Chính vì vậy mà tôi hy vọng rằng giấc mơ của tôi không mãi mãi chỉ là giấc mơ”.
|