Mhân Quyền : Điểm Yếu CS |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Bảy, 21 Tháng 2 Năm 2009 12:28 | |||
Nhân quyền là một điểm yếu của hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á Châu: Trung Cộng (TC) và Việt Cộng (VC). Sau Chiến Tranh Lạnh, đế quốc CS Liên xô sụp đổ, TC và VC một thời gian ngắn sau vì lý do tự cứu phải chuyển sang kinh tế thị trường để sống chung với Thế Giới Tự do. Việc chống Cộng vì thế không còn là ưu tiên hàng đầu của Thế Giới Tự do nữa. Nhưng CS chỉ đổi màu xanh vỏ đỏ lòng, vẫn độc tài đảng trị toàn diện. Vấn đề Nhân Quyền trở thành một vấn đề lớn trên thế giới, một giá trị phổ quát nhưng thân thiết đối với người dân các nước còn nằm trong gông kềm của độc tài, trong đó có độc tài CS là nghiệt ngã, triệt để nhưng tinh vi nhứt dưới hình thức "tự thực dân". Tình hình mới, chiến lược mới. Nên Thế Giới Tự do có một thay đổi danh từ. Thay vì nói chống Cộng người ta nói đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Một thay đổi rất khôn khéo và hợp trào lưu thế giới muốn hòa bình để giao thương khi xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang thịnh hành sau Chiến Tranh Lạnh. Người ta nói tranh đấu cho nhân quyền mà không nói chống Cộng nữa. Nhưng thực chất và thực tế khi người dân trong chế độ CS có nhân quyền, thì CS không còn lý do tồn tại nữa.Thế giới Tự do, các tổ chức đấu tranh quốc tế như Bảo Vệ Nhân Quyền, Ân xá Quốc tế, Phóng viên Không Biên giới, Bảo vệ Nhà Báo, luôn đặt vấn đề nhân quyền với TC và VC. Ngay đối với hai chế độ CS Bắc Kinh và CS Hà nội đang thống trị hai nước Trung Hoa và Việt Nam, người dân trong ngoài nước và các phong trào đấu tranh cũng đòi hỏi nhân quyền. Nhân quyền trở thành vấn đề trở ngại lớn trong bang giao của TC và VC với các siêu cường Tây Phương trên thế giới. Hai chế độ CS còn sót lại ở Á Châu, TC và VC, thừa biết điểm yếu của mình là nhân quyền. Nên, mới đây lần đầu tiên TC với tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, theo định kỳ có nghĩa vụ phải ra trước Hội Đồng Nhân quyền trình bày để các nước hội viên xem xét về tình hình nhân quyền của chế độ TC. TC chuẩn bị rất kỹ để bào chữa và để hoá giải mọi cáo buộc bằng cách đưa ra quan niệm nhân quyền khác về nhân quyền. TC viện dẫn nào là hiến pháp có đủ thứ bảo đảm quyền tự do cho công dân. Nào là đường lối cải thiện đời sống cho người dân. Nhưng thực sự chỉ trên giấy tờ thôi. Cả một rừng luật nhưng khi thực tế thi hành thì trở thành luật rừng như ở chế độ VC vậy. TC dùng xa luân chiến pháp ở nghị trường để ủng hộ mình. Có 115 đại diện quốc gia tham dự, thì TC "móc nối" được 60 người từ những nước kém mở mang, tự do dân chủ chưa có lên phát biểu ca ngợï thành quả kinh tế của TC, để đánh lạc hướng những vi phạm nhân quyền có hệ thống của TC. Chỉ có khoảng 10 đại diện quốc gia Tây Phưong lên nêu những vi phạm nhân quyền của TC mà cả thế giới đều biết: đàn áp người dân và Phật Giáo, đàn áp người sắc tộc thiểu số ở Tân Cương, giết hại Pháp luân Công, tỷ lệ án tử hình cao, thảm cảnh trong các trại tù cải tạo lao động,siết Internet, bịt miệng báo chí và người dân. TC kể dài như sớ Táo quân những tăng gia kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân. TC nhấn mạnh đặc biệt là thành tích ổn định để tăng gia kinh tế, đặt ổn định lên trên hết. Để đưa ra một quan niệm mới về nhân quyền khác với quan niệm nhân quyền mà TC đã ký với các công ước của LHQ. Quan niệm của TC là đặt quyền lợi kinh tế, yếu tố an ninh lên trên các quyền công dân, chính trị, dựa vào văn hoá phong tục của các dân tộc. Tây Phương không thể áp đặt quan điểm của Tây Phương lên được. TC nhơn danh tăng trưởng kinh tế đặt an ninh trật tự công cộng, bí mật quốc gia lên hàng đầu để dể biện minh, hoá giải những bắt bớ, giam cầm một cách độc đoán những người bất đồng chánh kiến và các đàn áp các phong trào phản đối. Quan niệm này xem ra chẳng có gì mới mẻ đối với độc tài CS và độc tài quân phiệt Á châu. TC, VC, Hàn Cộng và quân phiệt Miến Điện. TC, VC đã dùng hàng ngàn lần để biện minh khi quốc tế chỉ trích TC và VC về vi phạm nhân quyền. TC và VC đã sữ dụng luận điểm của quan niệm này để mở rộng kinh tế, khoá chặt chánh trị trong bang giao với Tây Phương, để Tây Phương không liên kết kinh tế với chánh tri trong giao thương với TC và VC. Tuy nhiên nhân quyền là một giá trị phổ quát và hằng cữu nhưng đối với mọi người thuộc chủng loại Con Người Homo- sapiens, thiêng liêng với hầu hết các tôn giáo con người bình đẳng trước đấng Tạo Hóa. Nhưng nhân quyền sát sườn với mỗi một người trong cuôc sống hàng ngày. Con người ai cũng muốn tự do. Nhưng CS dùng chi tiết, đặc tính như dân tộc tính, sắc thái văn hoá, lịch sử của dân tộc để tổng quát hoá hầu phủ nhận tính phổ quát và yếu tính của nhân quyền. Đừng tưởng lý luận và quan niệm khiên cưỡng, ngụy biện về nhân quyền của TC và VC không có ảnh hưởng. Thời TT Bush, tám năm liền TC và VC đã đạt được một số kết quả. TT Bush có lúc cũng cứng rắng với những vi phạm nhân quyền với TC và VC. Nhưng chánh trị thực dụng, thế lực của tài phiệt Mỹ làm cho quyền lợi vật chất nhất thời chiếm thế thượng phong. Uûy ban Quốc Tế về Tư do Tôn giáo của Mỹ đề nghị đặt chế độ CS Hà nội vào CPC (nước cần quan tâm đặc biệt vì vi phạm nhân quyền) nhưng chỉ đôi năm thôi là Bộ ngoại Giao Mỹ lại gỡ. Uy Ban Tôn giáo tái đề nghị VC và đề nghị TC vào CPC, Hành Pháp Mỹ cụ thể là Bộ ngoại Giao bác. Dễ hiểu thôi, đó là chánh trị thực dụng, xem quyền lợi vật chất tiền tài của Mỹ đối với TC và VC cao hơn giá trị truyền thống lập quốc Mỹ: tự do, dân chủ là hai thành tố của nhân quyền. Thời TT Bush nay đã qua. Tân TT Obama khác đảng, đang cầm đầu chánh quyền Dân Chủ. Tin vui trong giờ tuyệt vọng của nhân quyền ở hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á Châu. Tin Reuters, khác với các thời TT khác, thay vì chuyến công du đầu dành cho Au châu, Ngoại trưởng Hillary Clinton công du châu Á trước; điều đó đã nói lên một thay đổi trong đường lối ngoại giao Mỹ thời TT Obama. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Robert Wood cho biết đối với Trung Quốc, Ngoại Trưởng Hillary có ba vấn đề: nguyên tử tại Bắc Triều Tiên, thảm họa người tỵ nạn tại Darfour, Soudan, nơi mà Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị và kinh tế rất lớn. Và thứ ba là hồ sơ nhân quyền tại Trung Quốc. Còn quá sớm để biết cuộc đối thoại và đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh và Hà nội về nhân quyền ra sao. Nhưng ôn cố tri tân, về căn bản và nguyên tắc, đường lối của đảng Dân Chủ đang cầm quyền chú trọng nhân quyền nhiều hơn chánh quyền Cộng Hoà. TT Obama, nói theo Á Đông, là người "vi tiện xuất thân", thuộc khối thiểu số da màu lần đầu tiên vươn lên được. Uy tín lớn, Gallup ghi nhân 64% ủng hộ đường lối của Ong. Quốc tế trong vọng. Chắc Ong dễ thành công đem niềm tin tư do, dân chủ Mỹ là yếu tính của nhân quyền đến các dân tộc bị áp bức. Chắc Ong thấm thía cái khổ của những người nghèo, cô thế, bị thiệt thòi của những người dân bị tước đoạt quyền sống hơn TT Bush là một "cậu ấm" xuất thân bị bao quanh bởi những nhà tài phiệt như Phó TT Cheney và tập đoàn của ông ta. Có thể năm đầu hay nửa nhiệm kỳ đầu, chánh quyền Obama quá bận bịu với việc vực dậy nền kinh tế Mỹ và tạo việc làm đã thất nghiệp kỷ lục 7,6%, vấn đề nhân quyền chưa trở thành vấn đề lớn cho TC và VC đâu. Nhưng với thời đại TT Obama, đã chấm dứt rồi những ngày Mỹ dễ dàng đối với những vi phạm về nhân quyền của TC và VC. Không khéo có thể đi đến việc Mỹ liên kết vấn đề kinh tế, giao thương với chánh trị và nhân quyền đối với hai chếù độ CS lớn còn sót lại ở Á Châu.
|