Home Tin Tức Bình Luận Việt Nam đi về đâu trong năm 2009

Việt Nam đi về đâu trong năm 2009 PDF Print E-mail
Tác Giả: DCV   
Thứ Sáu, 16 Tháng 1 Năm 2009 09:16

Phan Tường Vi chuyn ng
Ba ngày Tết đang cận kề ở Việt Nam, là cao điểm của mùa lễ hội kéo dài bắt đầu với sự hân hoan đón chào Giáng Sinh hôm giữa tháng Mười Hai. Ở thành phố phía Nam mà người dân vẫn gọi là Sài Gòn, công viên và các đại lộ đã được trang hoàng với đèn màu sắc rực rỡ, và nhạc Giáng Sinh thoảng nhẹ nhàng trong các tiệm ăn, các hành lang khách sạn và những cửa hàng mua sắm lớn với những ông gìa Noel của từng nơi.

Trên bề mặt, cuộc chiến tranh “Hoa Kỳ” đã chấm dứt ba thập niên trước tuồng như chẳng để lại dấu vết gì ở đây. Nhưng trong sâu thẳm của con tim và trí óc của những người đã từng bị đau khổ bởi cuộc chiến và vẫn còn sống sót để nhớ về nó, vẫn còn đâu đó một niềm đau. Tết là thời gian của hồi tưởng, và có những mối cảm xúc xung đột lẫn nhau về chuyện Việt Nam đi về đâu trong năm mới này.

Không phải chỉ có cảnh sung túc và chủ nghĩa vật chất, ngay cả trong khi thời buổi kinh tế khó khăn, và sự yêu thích với những mặt hàng phương Tây tuồng như không vơi đi nỗi ấm ức trong lòng của một thế hệ dấn thân đi làm cách mạng trước đây, đã hy sinh tất cả những gì họ có cho lý tưởng, mất thân nhân và bạn bè, thường thì nằm xuống trên những vùng chiến trận không để lại một dấu vết nào. Nhưng cũng là, đặc biệt ở miền Nam, sự bực bội và thất vọng về một Việt Nam thống nhất đã không sống đúng với tiềm năng đáng kể của mình. Dù đã trải qua hai thập niên thay đổi nền kinh tế, người Việt thấy đất nước của họ đang trì trệ dưới sự kiểm duyệt và luật lệ nặng nề của nhà nước, và cùng lúc nhìn những nhà lãnh đạo đất nước đang phung phí, phá sản nền kinh tế quốc gia qua quốc nạn tham nhũng.

Đặc biệt ở miền Nam, sự bực bội và thất vọng về một Việt Nam thống nhất đã không sống đúng với tiềm năng đáng kể của mình. Tại sao? Nguồn: rv.humbert.chez- alice.fr


Sự khởi đầu mùa lễ kéo dài này xảy ra cùng lúc với chuyện Nhật Bản ngưng chương trình trợ cấp ODA cho Việt Nam sau khi khám phá ra chuyện dùng tiền viện trợ của Nhật Bản để đút lót cho viên chức Việt Nam hằng triệu đô-la, mà cho đến nay Nhật Bản vẫn là nước viện trợ Việt Nam nhiều nhất. Một nhà báo của một tờ báo lớn ở Việt Nam nói rằng các nhà báo Việt Nam đã được cho hay là hãy tránh xa chuyện này. Hai nhà báo khác đã bị bắt năm rồi vì viết về chuyện ăn hớt tiền viện trợ không phải chỉ từ Nhật Bản mà còn là tiền viện trợ của Ngân hàng Thế giới. Một nhà báo trong vụ này đã bị tù và người kia đang “được cải tạo”. Hai nhà báo này, ông Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ, đã bị kết tội “lạm dụng tự do dân chủ.” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã có tường thuật về những chuyện này.

Các đồng nghiệp nói rằng hai nhà báo này có nguồn từ bên trong nhà nước cung cấp tin, nhưng điều đó cũng không cứu vãn được ông tổng biên tập của họ. Nhà nước, vẫn giữ quyền bổ nhiệm tổng biên tập mới, đã sa thải hai ông tổng biên tập của hai nhà báo liên quan đến chuyện tường thuật tham nhũng này. Tờ nhật báo làm ăn nên nỗi, có lời, dám đăng và nổi tiếng là tờ Tuổi Trẻ đã có ông tổng biên tập bị thay thế hôm tháng Mười Hai như là lần thứ ba trong hai năm bởi người do nhà nước chỉ định và “an toàn” hơn; hôm đầu tháng Một năm nay, tổng biên tập báo Thanh Niên cũng văng chức.

Ở thành phố Đà Nẵng, một nhà xuất bản bị đóng cửa hôm tháng Mười Hai và hai ông biên tập viên hàng đầu của nhà in bị đuổi việc vì “lỗi lầm” trong in ấn.

Người sử dụng internet thường bị sách nhiễu và thỉnh thoảng bị bắt. Người ta ước chừng gần một phần tư dân cư mạng Việt Nam dùng internet để đưa bài lên blogs và chia sẽ thông tin với nhau. Giữa những bloggers là học sinh có khi mới 11 hay 12 tuổi, là những người vốn có máy vi tính ở nhà hay thường ghé các quán café internet, là nhóm mà nhà nước đối phó một cách vụng về. Đó có lẽ là một dấu hiệu thua trận khi một loạt luật lệ sử dụng internet mới vừa được cho ra đời gần đây trong một nỗ lực nhằm hạn chế những tác động của thế giới mạng. Cùng lúc, báo chí và các tổ chức in ấn, sản xuất khác đang đua nhau tạo những websites bằng tiếng Anh để quảng bá rộng rãi hơn.

http://www.dcvonline.net/php/images/012009/netcitizen.jpg

somebody@nobody. com, This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it , This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it , voici@voila. com, come-ci@come- ca.com, ngộ@nị.com ... là cái nhóm dân cư mạng mà Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hứa hẹn sẽ phải phờ râu để kiểm soát... Nguồn: content.answers. com


Trong đám sinh viên, học gỉa và trên hết là những nhà báo, chuyện chỉ trích (nhà nước) trở nên phổ biến một cách đáng ngạc nhiên. Trong một cuộc hội thảo của các giáo sư và những nhà quản trị trường đại học (một số trong họ về hưu sau khi làm việc cả đời cho sự nghiệp chuyên môn của mình từ phương Tây), diễn gỉa này đến diễn gỉa khác nói đến chuyện bực mình vì những hạn chế chính trị đặt để bởi Hà Nội. Cái thông điệp nghe qua nghe về từ những người tham gia là nhà nước nên hiểu rằng tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin là những tiền đề cho sự phát triển kinh tế và nhân văn. Một hiệu trưởng trường đại học, đã được hỏi làm thế nào mà bà ta đã quản lý để có được cái không gian trí tuệ mênh mông trong ban giảng huấn của bà, bà đã trả lời dõng dạc, mạnh mẽ, “Tôi không lấy quyền tự trị được ban phát cho; tôi tự lấy nó.”

Ở miền Nam Việt Nam, còn có những than phiền nằm sau lớp học và phòng tin tức. Cư dân Sài Gòn, là thành phố đã chính thức đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh ba thập niên trước đây, than phiền rằng hơn ba phần tư thu nhập của thành phố năng động, cởi mở và cầu tiến này đã bị rút bởi chính quyền trung ương và người nam chỉ còn lại rất ít. Một cuộc thống kê do một công ty tư vấn Anh đã liệt kê thành phố Sài Gòn đứng thứ 150 trong tổng số 215 thành phố lớn trên thế giới về phẩm chất đời sống, đứng sau xa những thành phố của các nước láng giềng như Tân-Gia-Ba (Singapore), Bangkok của Thái Lan và Kuala Lumpur của Mã Lai Á, mà so với những thành phố này, Sài Gòn nên có tính cạnh tranh hơn. Trong tỉ lệ từ 1 đến 10, báo Viet Nam News xuất bản bằng tiếng Anh tường thuật Sài Gòn được zero điểm cho phẩm chất nước uống, và một vài bệnh viện có hiện tượng hai hoặc ba bệnh nhân nằm chung một giường.

Bất kỳ cơ sở làm ăn hoặc hội thiện nguyện nào cũng đều bị oằn người vì hằng lớp giấp phép xin hoạt động chằng chéo lên nhau. Những nhóm mậu dịch, phòng thương mãi và các công ty xây dựng nói thẳng ra rằng những đầu cơ mới có thể sẽ đối phó với chuyện vác đơn đi xin giấy phép có khi lên tới 33 lần chỉ tổ phí thì giờ, và làm nản lòng những nhà đầu tư.

Trong giới trí thức hiện nay có một sự chú ý dành cho một cuốn sách mới được viết bởi nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng là Dương Thu Hương, tác gỉa của “Những Thiên Đường Mù” và những tiểu thuyết khác phê phán những huyền thoại dân tộc kéo dài đăng đẳng.

http://www.dcvonline.net/php/images/012009/dcvonline-ok.jpg

Cuốn sách của bà đã được đăng tải trên DCVOnline -- với sự cho phép của bà -- trước khi sách ra mắt ở Paris. Nguồn: DCVOnline


Cuốn sách mới, vừa mới được xuất bản tháng này ở Paris với tựa đề tiếng Pháp “Au Zenith” (Đỉnh cao chói lọi), là một cuốn tiểu thuyết được che phủ một lớp mỏng và không ca ngợi về người hùng dân tộc, ông Hồ Chí Minh, người thành lập một Việt Nam hiện đại ngày nay và cũng là một đề tài xin miễn được bàn tới ở đây. Báo chí (ở trong nước) đã được cảnh cáo là không đăng tải, đề cập gì về cuốn tiểu thuyết này, nhưng các bản sao và đoạn trích của cuốn sách bà Hương đã bắt đầu được đăng tải trên mạng ngay cả lúc trước khi cuốn sách này được xuất bản.

Bà Hương, người Hà Nội và đã một lần là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, bà đã chống lại chế độ Hà Nội, như một số trí thức miền Bắc khác, khi nhận thức ngay sau ngày đất nước thống nhất rằng chế độ cộng sản miền Bắc dạo đó đã tuyên truyền dối trá, nói nhiều điều không thực về đời sống miền Nam, và quân đội miền Bắc không những chỉ giết lính Mỹ mà còn giết cả đồng bào Việt Nam. Hơn hai mươi năm người miền Bắc đã khai thác chủ đề dối trá thời chiến tranh chính thức trong sách vở, thơ ca và phim ảnh.

Khi bà Hương, người mà những tác phẩm của bà bị cấm đoán ở Việt Nam, được hỏi trong một lần xuất hiện hiếm hoi ở Nữu Ước (New York) năm 2007 dưới sự bảo trợ của Hội Văn bút Thế giới (PEN), tại sao không có cuộc nổi loạn công khai ở Việt Nam, bà trả lời là vì có nhiều lý do, trong đó người Việt Nam có một lịch sử chống ngoại xâm nhưng không có truyền thống đấm đá nhau vì những xung đột nội bộ -- như là sự giải thích cho nỗi bàng hoàng khi biết được rất nhiều đồng bào miền Nam đã chết trong cuộc chiến tranh “Hoa Kỳ”. Bà cũng nói thẳng thừng rằng người Việt đang bị cai trị bởi những nhà lãnh đạo hoài cổ, thích nhìn về qúa khứ, những người lấy làm hãnh diện đã thắng cuộc chiến tranh chống Mỹ -- là một niềm hãnh diện được nhiều người chia sẻ -- nhưng đã không bao giờ chịu học hỏi để nâng cao tầm nhìn và cập nhật với cái nhìn xa của một thời hậu chiến đầy hứa hẹn, hấp dẫn cho đất nước. Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã tồn tại trong ba mươi năm “trên những xác người,” bà nói.

Trong lúc ấy giữa những người trẻ, chiếm đa số dân số Việt Nam hiện nay, có một niềm tin về phương Tây, cho dù là không mấy thực tế và mù lòa, được khuyến khích bởi Việt Kiều, hay những người Việt Nam sống ở hải ngoại, là những người về lại Việt Nam với tiền bạc để mua nhà cửa, hàng hóa mà người dân địa phương nếu không có “đường dây” thì khó lòng mà kham nỗi. Trong những năm gần đây, những tiệm bán đồ hiệu, thời trang châu Âu đã hất cẳng những tiệm bán hàng nội địa Việt Nam ra khỏi khu phố chính ở Sài Gòn, nơi mà những công trình kiến trúc tân thời nhưng tầm thường, nhàn nhạt đang thịnh hành. Một trung tâm buôn bán lớn với nhiều cửa hàng cùng với những chung cư sang trọng và một khách sạn đang được thi công, bao gồm một khu đất lớn nằm giữa đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, là tên mới của đường mang tên Pháp Rue Catinat. (Và trước 1975 mang tên Tự Do, DCVOnline).


Nguồn:

(1)
Tet 2009: Vietnam Ponders its Future (or Where is Vietnam headed in 2009?). The Nation, by Barbara Crossette, 12 January 2009
(2) Barbara Crossette, thông tín viên của Liên Hiệp Quốc cho báo The Nation, trước đây bà là thông tin viên và cũng là trưởng văn phòng của New York Times ở Á châu và Liên Hiệp Quốc. Bà là tác gỉa nhiều cuốn sách đã được xuất bản trước đây, như “So Close to Heaven: The Vanishing Bud dhist Kingdoms of the Himalayas”, “The Great Hill Stations of Asia”, “India: Old Civilization in a New World”, “India Facing the 21st Century”…