Chuyện song tịch ở Mỹ và Việt Nam |
Tác Giả: Trần Đông Đức- BBCNews | |||
Thứ Năm, 20 Tháng 11 Năm 2008 05:12 | |||
Lễ tuyên thệ nhập tịch Mỹ ở Pomona tháng 7/2007, California Mỗi năm có hàng nghìn người nhập tịch Hoa Kỳ Gần đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự luật thừa nhận tình trạng song tịch của người Việt hải ngoại. Cách đây còn không lâu, Việt Nam đã từng không thừa nhận thực tế người Việt mang quốc tịch khác nếu không được nhà nước Việt Nam cho phép. Chuyện xin thôi quốc tịch Việt Nam như cũng chỉ áp dụng cho các cô dâu Việt Nam ở Đài Loan đăng tin trên báo chí chứ không ảnh hưởng gì đến cộng đồng người Việt ở Mỹ. Thực tế ở Mỹ Một số người Việt ở Mỹ trong lúc tranh luận thường không thừa nhận rằng mình đã mang quốc tịch của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nếu họ ra đi vào tháng Tư năm 75. Những người này cho rằng việc nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quốc hiệu, không có quyền chế tài lên thực tế việc nhập tịch Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không cổ vũ song tịch nhưng về luật pháp để lại một số khe hở tùy thuộc cá nhân mà không quyết liệt truy cứu vì có một số người mang song tịch một cách tự nhiên nằm ngoài khả năng can thiệp chính quyền. Ví dụ một đứa trẻ sinh ra tại Mỹ trong lúc cha mẹ mang quốc tịch khác mà luật quốc tịch của nước đó công nhận quyền quốc tịch của công dân qua huyết thống. Quyền song tịch của những người như thế được bảo đảm tuyệt đối. Thủ tục nhập tịch Hoa Kỳ có kèm theo lời tuyên thệ từ bỏ quan hệ với các hoàng gia, lãnh thổ chủ quyền khác… và khi có biến thì công dân đó sẽ cầm súng bảo vệ đất nước Mỹ.
Hoa Kỳ không cổ vũ song tịch nhưng về luật pháp để lại một số khe hở tùy thuộc cá nhân mà không quyết liệt truy cứu vì có một số người mang song tịch một cách tự nhiên nằm ngoài khả năng can thiệp chính quyền. Lời thề này nằm trong khung pháp lý của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều 'cố quốc' có nhiều ước pháp riêng biệt không cần phải công nhận lời thề này. Cho nên, song tịch vẫn là một thực tế âm thầm. Tuy không nói thẳng ra được bằng giấy tờ, nhưng chính là sự kết nối thân thuộc giữa các quốc gia như Do Thái, Ái Nhĩ Lan, hoặc gần nhất là quốc gia Canada ở phía Bắc mới tạo nên tâm lý song tịch một cách an toàn. Nếu một người sinh ra ở Canada vào quốc tịch Mỹ thường được dễ dàng chấp nhận song tịch vì giữa Canada và Mỹ có truyền thống qua lại từ nhiều đời. Đặc biệt các tiểu bang biên giới còn có những bệnh viện mà đứa trẻ sinh nào ra trên đó mặc nhiên trở thành công dân song tịch sau này. Người Mỹ song tịch Trong số những người nổi tiếng có Peter Jennings, một nhà báo người gốc Canada vào lúc gần cuối đời mới nhập tịch Hoa Kỳ với hồ sơ song tịch. Ông là người được kính trọng và trường hợp song tịch này được coi như là biện pháp thỏa đáng đối với vị ký giả danh tiếng để ông luôn luôn có cái nhìn Hoa Kỳ với vị trí từ bên ngoài vào. Một người Do Thái sinh ở Mỹ về lại quê hương Israel, thường được coi như là người Do Thái và có luôn cả danh nghĩa về đặc quyền công dân vì luật công dân Israel tính bằng huyết thống và tôn giáo bao trùm lên tất cả ý nguyện từng cá nhân riêng rẽ. Báo chí từng nhắc đến Michael Chertoff, bộ trưởng bộ Nội an Hoa Kỳ mang cả quốc tịch Israel. Nhưng nếu một người Mỹ muốn song tịch với Mexico sẽ bị đặt câu hỏi về lòng trung thành với quốc gia nào. Mexico đã ra luật thừa nhận quốc tịch Mỹ-Mexico nhưng bị cánh hữu của Hoa Kỳ phản đối vì cho rằng đây là một âm mưu ràng buộc bổn phận xã hội Mexico lên công dân Hoa Kỳ. Việc nhà nước Việt Nam ra luật tạo điều kiện cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch bằng cách phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối người Mỹ gốc Việt là hành động thừa, không ích lợi gì về mặt danh nghĩa. Ở góc độ khác, nếu một công dân Mỹ có hành động tích cực phục hồi lại quốc tịch cũ, tuỳ theo luật pháp và hiện trạng của quốc gia đó có thể tạo nên sự bội thệ với Hoa Kỳ. Đứng trên danh nghĩa nào đó, họ có thể mất đi một số quyền công dân như ứng cử và bầu cử và ngay cả việc đánh mất đi quốc tịch Hoa Kỳ. Việc nhà nước Việt Nam ra luật tạo điều kiện cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch bằng cách phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối người Mỹ gốc Việt là hành động thừa, không ích lợi gì về mặt danh nghĩa. Chiếu theo thực tế, đa số công dân Hoa Kỳ sẽ được (luật sư) khuyên là không làm điều này với “cơ quan đại diện nước ngoài” trên đất Mỹ. Trong cộng đồng Việt tại Mỹ hiện có không ít những người chưa vào quốc tịch hoặc sẽ vào quốc tịch nước sở tại. Còn trong nước, một người nổi tiếng “từng mang quốc tịch Mỹ, nay là công dân Việt Nam” được báo chí nói đến là ông Nguyễn Bảo Hoàng, con rể của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Hoàng sang Mỹ năm 1975 khi còn nhỏ và đã mang hộ chiếu Hoa Kỳ nay về Việt Nam kinh doanh. Vấn đề pháp lý Tuy có nhiều trường hợp song tịch nhưng đây lại thật sự là chủ đề rất phức tạp. Như một cách nói: đó là sự thừa nhận dễ dàng về thực tế mà khó có thể công nhận toàn diện về pháp lý. Luật pháp Hoa Kỳ có phần thả lửng ở đoạn này một cách rất kỳ lạ, không có ý chỉ dứt khoát và cũng không thiếu phần nghệ thuật khi diễn giải. Song tịch là chủ đề phức tạp Nếu tiến tới vấn đề thủ tục hành chánh thì không luật sư nào có lời khuyên nào xác đáng về việc một người một lúc cầm hai tấm hộ chiếu. Phải chăng thừa nhận song tịch chỉ là giá trị tinh thần giữa một “cố quốc” và Hoa Kỳ. Cho nên, việc đăng ký cho quốc tịch khác ở Mỹ nhất là những công dân từng tuyên thệ thì càng làm mất đi lòng tự trọng và những ý nguyện ban đầu. Do vậy, theo cách diễn đạt hợp lý của hai nước Mỹ Việt, nếu để nguyên trạng thì đời thứ nhất vẫn là song tịch. Đăng ký rồi thì coi như phải chọn một bên mà thôi. Nếu không, thì chẳng khác lại như làm chuyện bội ước. Đến đời thứ hai, coi như Mỹ hóa quốc tịch hoàn toàn căn cứ vào nơi sinh ra. Cũng theo luật xã hội công dân, người sinh ra ở Mỹ mới có quyền lên làm Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Thành phần này thường không bị vướng bận với lời thề nhập tịch nhưng lại không có nhu cầu liên hệ với cố quốc nhiều như đời thứ nhất. Cho nên, lại không dễ gì thuyết phục loại dân Mỹ bản địa tràn đầy niềm tự hào này lại chịu đi đăng ký cho một quốc tịch của nước khác. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Trần Đông Đức, một ký giả tự do sống tại Philadelphia.
|