Qua một cuộc bầu |
Tác Giả: Lữ Giang | |||
Thứ Tư, 12 Tháng 11 Năm 2008 12:52 | |||
Trong thời gian chiến tranh lạnh cũng như sau chiến tranh lạnh, CSVN và người Việt chống cộng không bao giờ đội trời chung, mỗi bên nhìn về một hướng, và hể có cơ hội là tố cáo nhau, chửi bới nhau... Thậm chí ngày 1.2.1964, Tướng Nguyễn Khánh còn ban hành Sắc Luật số 093/SL/CT “đặt Chủ Nghĩa Cộng Sản và thuyết Trung Lập thân cộng ra ngoài vòng pháp luật”. Thế nhưng, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ vừa qua, hai bên đối nghịch đã cùng nhìn về McCain: Cả hai cùng ủng hộ Thướng Nghị Sỹ McCain và cả hai cùng áp dụng phương pháp vận động hậu trường gióng nhau!CÙNG ỦNG HỘ McCAIN Một cuộc thăm dò cho thấy có đến 52% người Mỹ gốc Việt ủng hộ McCain nhiệt tình. Ông Nguyễn Ngọc Bích đã thành lập một ủy ban vận động cho ông McCain. Gần như khắp nơi trên nước Mỹ, những nơi có đông người Việt, đều có những chiến dịch vận động cho ông McCain như hội thảo, biểu tình hoặc mở các buổi nói chuyện trên các chương trình truyền thanh, truyền hình để cổ động cho ông McCain. Chỉ có khoảng 21% không thích ông McCain. Tại thủ đô Little Saigon, ngày 17.10.2008 đã có một cuộc biểu tình nhỏ ủng hộ Obama. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội cho xuất hiện ba tên cò mồi đứng ra tuyên bố ủng hộ McCain. Người thứ nhất là ông Lê Trần Lụa, 61 tuổi, được nói là người đã vớt ông McCain lên khỏi hồ Trúc Bạch ở Hà Nội năm 1967, khi máy bay của ông McCain bị trúng đạn và ông ta phải nhảy dù xuống đó. Ông Lụa nói về hy vọng thắng cử của ông McCain như sau: "Thông qua báo chí và tìm hiểu thông tin thì chúng tôi thấy là ông John McCain có thể thắng cử, bởi vì ông đã qua sự đào tạo, thứ hai là ông McCain đã làm được những việc cho đất nuớc Mỹ. Trên chiến trường chính trị thì ông cũng có tham gia, gây được ấn tượng nên ông có thể thắng cử". Người thứ hai là Bà Nguyễn Thị Thanh, 81 tuổi, được nói là nguyên cán bộ y tế quận Ba Đình, Hà Nội, hiện đang ngụ ở phố Thụy Khê. Bà kể lại rằng hôm đó bà nghe tiếng dân reo hò “Có phi công rơi xuống hồ”. Một lúc sau, đoàn người rất đông, có cả công an, khiêng một thanh niên trắng trẻo, đẹp trai. Ông ta mềm oặt người và xanh lả, chân tay không cử động được, mắt nhắm nghiền. Với nhiệm vụ của mình, bà kiểm tra mạch và cho ông ta uống ngay 3 thìa nước cấp cứu. Thấy ông ta cũng nhấp môi uống. Còn hai cái nẹp, bà nẹp tay phải và chân trái của ông ta để đỡ đau. Lúc đó bà không biết ông ta là John McCain đâu. Khi được hỏi bây giờ ông McCain đang tranh cử tổng thống, nếu ông ấy thành công thì liệu đây có phải là điều tốt cho quan hệ VN-Hoa Kỳ không, bà trả lời: “Cái đó thì còn là ẩn số, mình cũng chẳng biết được. Nhưng ông John McCain nay có thiện cảm với VN, đi lại VN nhiều lần, tình hữu nghị hai nước cũng đang tiến bộ, thương mại buôn bán tốt...” Người thứ ba là ông Trần Trọng Duyệt, 75 tuổi, hiện ở Hải Phòng. Ông được mô tả như một cai ngục ở nhà tù Hoả Lò trong thời gian từ 1968 – 1973, tức thời gian ông McCain bị giam ở đó. Trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng AP, ông Duyệt nói rằng nếu ông ta là một cử tri Mỹ, ông ta sẽ bầu cho McCain. Ông ta cũng chối bỏ việc tra tấn các tù nhân chiến tranh và cho rằng McCain bày ra chuyện bị đánh đập và biệt giam với mục đích kiếm phiếu. Theo hãng thông tấn AP, những lời tuyên bố của Trần Trọng Duyệt xem ra phản ảnh toàn bộ đường lối của nhà lãnh đạo cộng sản đối với Hoa Kỳ (His statements seem to echo the communist leadership's overall line on America). Như vậy ông McCain được cả người Việt cộng sản lẫn người Việt chống cộng ủng hộ. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử vừa qua, nhà cầm quyền CSVN cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi công khai ủng hộ ông McCain ngay từ đầu vì không nắm vũng quy luật bầu cử và vận động hậu trường ở Mỹ. NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG ĐỀN BÙ Đa số cử tri người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ không hiểu rằng đối với cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, con số cử tri người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ quá nhỏ bé (khoảng 0,34%) nên không thể gây một tác dụng nào. Một thí dụ cụ thể là trường hợp của California, nơi có đông người Việt cư ngụ: Hai thành phố có đông người Việt nhất là Westminster (20%) và Garden Grove (10%). Trong các cuộc bầu cử nửa mùa, người Mỹ da trắng và người Mễ lười đi bầu, người Việt chiếm thế thượng phong. Năm nay bầu cử tổng quát, người Mỹ da trắng và người Mễ đi bầu đông, các ứng cử viên người Việt bị trụt xuống phiá dưới xa. Bầu cử tổng thống lại khó khăn hơn: Số cử tri người Việt tại Orange County khoảng 95.000 (75.000 năm 2004) trên tổng số 1.607.989 cử tri. Orange County được coi là thành trì của Đảng Cộng Hoà, nên số phiếu của cử tri người Việt (thường đi bầu chỉ 60%) đã góp phần gia tăng số phiều cho ông McCain. Kết quả: McCain được 469.124 phiếu, chiếm 51.0%, và Obama 433.988 phiều, chiếm 47.2%. Tuy nhiên, khi đi lên cầp tiểu bang, số phiều của người Việt chẳng còn ảnh hưởng gì vì hai lý do: Lý do thứ nhất là tổng số cử tri ở California lên đến 17.300.000, trong khi số cử tri của người Việt quá ít oi. Lý do thứ hai: California với số cử tri đoàn rất lớn (54) vốn là thành trì của Đảng Dân Chủ. Do đó, cả ông McCain lẫn ông Obama đều không đến vận động, vì chuyện Đảng Dân Chủ thắng ở California được coi là đương nhiên! Kết quả đúng như vậy: Ông Obama được 6.653.393 phiếu, chiếm 61.0%, còn ông McCain chỉ được 4.067.264, chiếm 37.3%. Như vậy, số phiếu của người Việt dồn cho ông McCain ở California không ảnh hưởng gì đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại đây. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các nhà phân tích đã gọi những nỗ lực của người Việt tại California để ủng hộ ông McCain là “những nỗ lục không được đền bù”. QUY LUẬT “PHÙ THỊNH BẤT PHÙ SUY” Hôm 5.9.2008, khi xuất hiện trước đám đông tại Sterling Heights, Michigan, ông McCain đã tuyên bố rất ngon lành: “Hết rồi! Xong rồi! Hết rồi cho những nhóm biệt lợi. Chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc cho người dân của đất nước này”. Dân chúng vổ tay và hoan hô rất náo nhiệt. Thật ra, ông McCain chỉ lặp lại lời tuyên bố của ông trong cuộc nói chuyện tại Nashua, New Hampshire ngày 27.9.1999 và thường được báo chí Mỹ nhắc đi nhắc lại. Câu nói đó như sau: “Đây là một cuộc tranh đấu để lấy lại chính quyền của chúng ta nơi những người mối lái đầy quyền lực (power brokers) và các tập đoàn có đặc quyền đặc lợi (special interests), và trả lại nó cho dân chúng và chính nghĩa cao qúy của tự do đã được dựng lên để phục vụ.” Ông Obama khi mới thắng cử cũng đã vội tuyên bố rằng ông sẽ không chịu áp lực của các nhóm vận động hậu trường (lobbyists). Có lẽ vì thấy hai tập đoàn đấu thầu quốc phòng và đấu thần dầu lửa đã quá lộng hành dưới hai nhiệm kỳ của ông Bush, gây khó khăn cho nền kinh tế Mỹ, nên hai ông phải nói như vậy để trấn an dư luận mà thôi, chứ chẳng ai, dù McCain hay Obama, thoát khỏi tay của những tập đoàn lớn. Tại Hoa Kỳ, có những tập đoàn lớn đã “đẻ” ra tổng thống cho từng nhiệm kỳ, nhưng đa số các nhóm đã vận động hậu trường để đạt tới những mưu tiêu mà họ mong muốn, kể cả những nhóm tranh đấu cho quê hương của họ. Họ đã làm gì mỗi khi có cuộc bầu lại tổng thống? Có lần chúng tôi được giới thiệu gặp một bang trưởng Tàu lớn ở Los Angelos. Sau câu hỏi xã giao, chúng tôi hỏi ngay: “Lần này nên bầu cho ông Kerry hay ông Bush?” Ông ta cười và nói: Chúng ta không theo ông nào hết và đừng quan tâm đến những đường lối và chủ trương mà các ông ấy đưa ra, chẳng nghĩa lý gì đâu. “Nguyên tắc của vận động hậu trường là phù thịnh bất phù suy”: Cứ thấy ông nào chắc đắc cử là chồng tiền cho ông đó. Nếu thấy hai ông ngang ngữa, chia ra làm đôi, mỗi bên một nữa. Như vậy trận nào chúng ta cũng thắng! Nhìn lại cuộc vận động hậu trường của CSVN và cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ qua cuộc bầu cử vừa qua, chúng ta thấy cả hai đều chưa nắm được quy luật “phù thịnh bất phù suy”, nên mặc dầu thấy ông McCain chắc thua, vẫn cố gắng ôm cẳng! Ôm cẳng theo cái lối này chẳng những không được lợi lộc gì mà có khi còn gây khó khăn cho chính mình. Vã lại, mặc dầu đã 33 năm, người Việt ở Mỹ vẫn chưa có thói quen vận động bằng tiền, một hình thức vận động có kết quả nhất. ĐÂU LÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ? Cả ba nhân vật mà Hà Nội cho xuất hiện để ủng hộ McCain đều xác quyết rằng ông McCain không hề bị đánh đập và tra tấn khi bị bắt, trái lại ông ta đã được đối xử rất tử tế. Sự thật như thế nào? Xin mời qúy vị đọc tập hồi ký do chính ông McCain ghi lại (NHL chuyển ngữ) là thấy rõ sự thật ngay: “Tôi chuẩn bị cho chuyến oanh tạc miền Bắc Việt Nam lần thứ 23 của tôi từ sáng sớm – đó là trận đánh đầu tiên vào thủ đô của địch, Hà Nội" Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain viết. [tường thuật] Mục tiêu của chúng tôi là nhà máy nhiệt điện ở gần một cái hồ nhỏ giữa thành phố. Trên độ cao khoảng 9000 feet, khi chúng tôi chuyển hướng vào phía trong thành phố để tới mục tiêu thì đèn báo động loé sáng và tín hiệu báo có ra đa địch bắt đầu vang lên lớn đến nỗi tôi phải tắt nó đi. Tôi đã nhìn thấy khói và bụi bốc lên từ mặt đất như những đám mây khổng lồ khi hỏa tiễn đất đối không bắn vào chúng tôi. Chúng tôi càng tới gần mục tiêu, hệ thống phòng không càng ác liệt hơn. Tôi nhận ra mục tiêu ở cạnh một cái hồ nhỏ và tôi nhào ngay xuống đó vừa lúc tín hiệu báo động ngưng kêu để báo cho tôi biết là hoả tiễn địch đang lao vào tôi. Tôi biết là phải cho máy bay lăn vòng ra phiá ngoài và dùng thao tác tránh né – bay "luồn lách" theo cách nói của các phi công – nhưng chính đó là lúc tôi sắp sửa thả bom, và nếu tôi bay luồn lách thì tôi sẽ không bao giờ có thời gian, và chắc chắn là cũng không có cả can đảm để bay trở lại mục tiêu, một khi tôi thoát được qủa hoả tiễn đó. Như vậy là từ độ cao 1000 mét, tôi thả qủa bom, rồi tôi kéo cần lái trở lại để bắt đầu cho máy bay vọt thẳng lên một độ cao an toàn hơn. Trong giây phút chớp nhoáng, trước khi máy bay bắt đầu phản ứng thì qủa hoả tiễn đã thổi tung mất cánh máy bay bên phải. Tôi biết là máy bay của mình đã bị hoả tiễn bắn trúng. Chiếc máy bay A-4 của tôi đang bay với tốc độ khoảng 900 cây số/giờ, đã lao nhanh xuống mặt đất theo vòng xoáy chôn ốc. Khi bị trúng hoả tiễn, tôi đã phản ứng một cách máy móc là với lấy và kéo cái cần bật của ghế ngồi. Tôi bị đập vào máy bay làm gãy cánh tay trái, ba chỗ của cánh tay phải, đầu gối phải và ngất đi. Những người chứng kiến nói rằng cái dù của tôi chỉ vừa mở là tôi rớt ngay xuống chỗ nước nông của hồ Trúc Bạch. Đồ trang bị trên người nặng khoảng 25 ki-lô, tôi chìm xuống đáy hồ, và chạm đất bằng cái chân còn lành của tôi. Tôi không hề cảm thấy đau khi chạm đáy hồ, và tôi không hiểu tại sao tôi không thể dùng cánh tay để kéo cái chốt áo cứu đắm của tôi. Tôi lại bị chìm xuống đáy hồ một lần nữa. Khi chạm đáy hồ lần thứ hai, tôi đã cố gắng để bơm phồng cái áo cứu đắm của tôi bằng cách dùng răng để kéo cái chốt của nó ra. Sau đó tôi lại bị bất tỉnh một lần nữa. Lần thứ hai bị chìm thì tôi được kéo lên bờ bằng những cái sào tre. Một đám đông khoảng vài trăm người Việt Nam bu quanh tôi, lột trần tôi ra, khạc nhổ vào mặt tôi, đá và đánh tôi. Sau khi quần áo và đồ trang bị của tôi bị lột ra hết, tôi thấy đau nhói ở đầu gối bên phải. Tôi nhìn xuống thì thấy cái bàn chân phải của tôi nằm ngay cạnh đầu gối bên trái của tôi ở một góc 90 độ. Tôi bật kêu lên: "Trời ơi! Cái chân của tôi!" Một người nào đó đã dùng báng súng phang mạnh vào tôi làm xương vai của tôi bị gẫy ra. Một người khác thì dùng lưỡi lê đâm vào mắt cá chân và háng của tôi. Môt người đàn bà, có thể là nữ y tá, đã cố gắng thuyết phục đám đông không nên hành hạ tôi thêm nữa. Sau đó bà ấy dùng các thanh nẹp tre để kẹp chân và cánh tay phải của tôi. Tôi cảm thấy đôi chút nhẹ nhõm khi chiếc xe tải của quân đội tới chỗ tôi bị bắt. Mấy người lính đặt tôi vào cái cáng, mang lên xe tải và lái đi vài khu phố tới một nhà tù được xây cất theo kiểu Pháp, đó là Hoả Lò mà tù binh chúng tôi gọi là khách sạn Hilton Hà Nội. Khi cánh cửa sắt đồ sộ được đóng lai vang lên tiếng loảng xoảng phía sau tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy khiếp sợ ghê gớm như vậy. Hôm đó là ngày 26 tháng 10, năm 1967. Lúc đó tôi 31 tuổi, và là Thiếu Tá Hải Quân Hoa Kỳ khi máy bay của tôi bị bắn rớt. Suốt hai thế kỷ, thanh niên trong dòng họ tôi được dạy dỗ để ra chiến trường với tư cách là sỹ quan trong quân lực Hoa Kỳ. Tôi là con và cháu của các sỹ quan Hải Quân, và cha của tôi tin tưởng rằng mỗi khi gặp nghịch cảnh, tôi phải noi theo những tấm gương mà cha tôi đã nêu lên. Mấy người lính dẫn tôi vào trong một xà lim trống, đặt cái cáng tôi đang nằm trong đó xuống sàn và phủ cái chăn lên mình tôi. Trong vài ngày sau, tôi sống trong tình trạng lúc tỉnh, lúc mê. Những người hỏi cung gọi tôi là tội phạm chiến tranh, và khai thác tin tức quân sự. Họ đánh đập tôi liên hồi, và tôi bắt đầu cảm thấy đau khủng khiếp ở những chỗ chân tay bị gãy. Tôi bất tỉnh sau vài cú đánh. Tôi nghĩ, nếu mình có thể chịu đựng được, họ sẽ mủi lòng và đưa tôi đi bệnh viện. Nhưng tới ngày thứ tư, tôi nhận biết tình trạng của tôi đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi bị sốt nóng và thời gian bất tỉnh trở nên lâu hơn. Tôi nằm trong cái vũng của những thứ do tôi nôn mửa cùng với những thứ do cơ thể tôi bài tiết ra, và đầu gối tôi đã bắt đầu xưng tấy lên khủng khiếp và bị biến mầu đi. Nhân viên y tế gọi Zorba tới bắt mạch cho tôi. Tôi hỏi rằng: "Các ông sắp đưa tôi đi bệnh viện có phải không? Ông ta trả lời: "Không, quá trễ rồi" Nỗi kinh hoàng về cái chết ập tới bất thần. Người Việt Nam luôn luôn từ chối điều trị cho những người bị thương trầm trọng. Thật là hạnh phúc, tôi lại rơi vào cơn mê. Một lúc sau tôi tỉnh lại khi viên trưởng trại, một tên chó đẻ hèn hạ tên là Bug [Bắc] xô vào xà lim của tôi với vẻ hốt hoảng, lớn tiếng rằng: "Cha của anh là một Đô Đốc có uy tín lớn, bây giờ chúng tôi đưa anh đi bệnh viện". "Xin Trời ban phước cho cha tôi!” Thật không thể hiểu được nếu không nhìn thấy họ đã sung sướng biết bao khi bắt được con trai của một Đô Đốc và tôi hiểu rằng chính cái địa vị của cha tôi đã trực tiếp liên can đến sự sống còn của tôi. Tôi được chuyển đến một bệnh viện ở trung tâm thành phố Hà Nội. Tới hai ngày sau đó, tôi thấy mình nằm trong một căn phòng bẩn thỉu, muỗi "nhiều như trấu" và chuột nữa. Mỗi khi trời mưa, bùn và nước đọng thành vũng trong sàn nhà. Không có ai lưu tâm đến việc giúp tôi rửa những cáu ghét nhầy nhụa trên thân thể tôi. Tôi đã bắt đầu phục hồi được trí não, và những người thẩm vấn đã tới bệnh viện để tiếp tục làm việc. Sự đánh đập cũng giới hạn trong thời gian ngắn bởi vì tôi đã thốt ra những tiếng kêu thét rợn tóc gáy khi tôi bị đánh và những người thẩm vấn tôi tỏ ra lo ngại rằng nhân viên của bệnh viện có thể phản đối họ. Cuối cùng thì tôi cho họ biết tên chiến hạm của tôi và số hiệu của hạm đội. Khi bị hỏi về những mục tiêu dự trù trong tương lai, tôi kể tên những thành phố đã từng bị oanh tạc. Đầu tháng 12, họ giải phẫu chân phải của tôi, cắt hết các giây chằng ở một bên đầu gối, chỗ đó không bao giờ có thể hồi phục hoàn toàn được. Tới cuối tháng 12, họ quyết định cho tôi xuất viện. Tôi bị sốt cao độ, tiêu chảy và mất khoảng 25 ki lô, chỉ còn nặng 45 ki lô thôi. Ngực tôi vẫn còn bó bột và chân đau nhừ tử. Tôi bị bịt mắt, đặt trong thùng xe tải và đưa tới một nhà tù gọi là Đồn Điền (The Plantation). Thật là một niềm khuây khỏa lớn lao cho tôi, vì được giam chung xà lim với 2 người tù khác là hai Thiếu Tá không quân "Bud" Day và Norris Overly. Có một điều không thể nghi ngờ được là chính Bud và Norris đã cứu mạng sống của tôi. Sau đó hai người này đã nói ra cái ấn tượng đầu tiên của họ khi gặp tôi là thấy tôi sinh lực kiệt quệ, mắt lồi ra, đờ đẫn vì sốt, đó là một người đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Hai bạn đó nghĩ rằng người Việt Nam đợi cho tôi chết và giao tôi cho hai bạn đó săn sóc tôi để họ khỏi bị lên án nếu tôi chết. Bud đã bị thương nặng khi nhảy dù khẩn cấp ra khỏi máy bay. Sau khi bị bắt, anh ấy đã trốn thoát gần tới một phi trường dã chiến của Mỹ thì bị bắt lại. Bọn người bắt anh ấy đã dùng vòng thòng lọng bằng giây thừng để cuốn quanh vai của anh ấy rồi xiết thật chặt cho tới khi hai bả vai của anh ấy hầu như sắp chạm vào nhau, rồi trói hai cánh tay của anh ấy lại và treo anh lên xà nhà của nơi tra tấn làm hai vai của anh ấy bị xé rời nhau ra. Tình trạng như thế kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Bud không bao giờ chấp nhận sự khai thác của người Việt Nam về những tin tức quân sự. Thà Bud để cho bọn đó đập gẫy cánh tay phải của anh lần thứ hai, đó là cánh tay vốn dĩ đã bị gẫy, và chúng còn doạ đập gẫy nốt cánh tay kia, chứ anh không hề cho chúng một mẩu tin nào. Vì những thương tích của Bud nên anh không thể giúp gì trong việc săn sóc thân thể của tôi. Norris là người có bản chất hoà nhã, nhẫn nhục, đã làm vệ sinh thân thể cho tôi, đút cho tôi ăn và giúp tôi đổ bô phân và nước tiểu. Nhờ có hai người bạn này, tôi đã bắt đầu hồi phục. Tôi đã sớm tự đứng dậy và có thể dùng đôi nạng để đi lại trong cái xà lim đó. Tháng 4 năm 1968, Bud bị chuyển đi nhà tù khác. Norris thì được trả tự do dưới cái gọi là "ân xá" và tôi còn bị giam riêng trong hai năm nữa. Mặc dàu tôi còn phải dùng đôi nạng để đi lại khập khiễng trong xà lim của tôi, hình dạng tôi vẫn còn thê thảm lắm, tôi không thể nhặt lên hoặc cầm bất cứ một cái gì. Bệnh kiết lỵ đả làm tôi khổ sở. Thức ăn và nước uống bị thải ra ngay tức khắc, và dạ dày bị đau quặn đã làm tôi rất khó ngủ. Cô độc là một vấn đề hải hùng, nó đã đè bẹp tinh thần và làm suy yếu sức kháng cự của con người một cách có hiệu quả hơn bất cứ một hình thức hành hạ nào khác. Không có ai để tham vấn, con người bắt đầu nghi ngờ sự phán xét và can đảm của mình. Vài tuần lễ đầu tiên là gay go nhất. Tuyệt vọng ập đến ngay tức khắc, và đó là một kẻ thù ghê gớm, tôi đã phải dựng lại trong trí nhớ những cuốn sách, những bộ phim mà tôi đã thưởng thức. Tôi đã thử viết sách và kịch bản về chính mình, trình diễn những chuỗi sự kiện trong cô đơn của xà lim. Tôi phải thận trọng ngăn ngừa trí tưởng tượng đã trở nên mãnh liệt đến nỗi thường xuyên đưa đẩy tôi tới một nơi trong tâm trí mà từ đó tôi không thể trở lại được nữa. Xà lim của tôi đối diện với phòng thẩm vấn ở bên kia sân. Giường nằm là một tấm ván, và một cái bóng đèn treo lủng lẳng trên sợi giây điện từ trần nhà thòng xuống. Bóng đèn thắp sáng suốt ngày đêm. Cộng thêm với những khổ sở của chúng tôi là cái mái nhà lợp tôn đã làm tăng cái nóng của mùa hè lên khoảng 5 độ hoặc hơn thế. Giữa tháng 6 năm 1968, viên Trưởng Trại gọi tôi tới gặp hắn, có bày ra bánh bích quy, thuốc lá và hỏi tôi có muốn về với gia đình không. Tôi muốn nói là có: Tôi bị mỏi mệt, bệnh hoạn và sợ hãi. Nhưng cái Quy Tắc Hành Xử đã rõ ràng: "Những tù nhân Mỹ không thể chấp nhận tha có điều kiện, ân xá hoặc đặc ân". Tôi nói là để tôi suy nghĩ về vấn đề đó. Tôi hiểu việc phóng thích tôi sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cha tôi và các bạn đồng tù, và sau đó tôi được biết cái mà người Việt Nam hy vọng sẽ dành được. Ngày 4 tháng 7 cha tôi được thăng lên chức Tư Lệnh Thái Bình Dương. Phía Việt Nam định chào mừng cha tôi bằng một ấn tượng tuyên truyền gây chú ý là trả tự do cho con trai của ông và coi đó như một hành động "thiện chí". Hai tháng trôi qua, không có gì xảy ra. Và những đợt hành hạ lại bắt đầu. Tôi bị lôi vào trong căn phòng trống và giam ở đó 4 ngày. Từng đợt, bọn lính gác trở lại đánh đập tôi. Một tên giữ tôi cho những tên khác đánh đập túi bụi. Tôi bị gãy mấy xương sườn và hai cái răng. Suy nhược vì bị đánh đập và kiết lỵ, chân phải của tôi lại trở nên vô dụng, do đó tôi không thể đứng được. Tới đêm thứ ba thì tôi nằm trên máu, phân và nước tiểu của mình, vì mệt mỏi và đau đớn, tôi không thể chuyển động được. Ba tên lính gác đỡ cho tôi đứng dậy rồi chúng đánh tôi cực kỳ khủng khiếp. Chúng để tôi nằm trên sàn nhà rên rỉ vì cực kỳ đau đớn ở cánh tay lại mới bị gãy ra. Tuyệt vọng vì đau đớn không thuyên giảm và tra tấn thì tàn bạo hơn. Tôi cố tự sát. Sau vài lần không thành công, tôi tìm cách để đứng dậy. Lật úp cái bô đựng phân và nước tiểu, tôi đứng lên đó, níu vào tường bằng cánh tay còn lành, tôi luồn cáo áo của tôi qua cái cửa chớp và buộc thành vòng tròn. Khi tôi đang lồng cái vòng ấy vào cổ. Tên lính gác nhìn thấy cái áo của tôi luồn qua cửa sồ, kéo tôi xuống và đánh tôi. Sau đó tôi lại làm lần thứ hai, một cố gắng tự sát nhẹ nhàng hơn. Vào ngày thứ tư, tôi đành chịu thua. Tôi đã ký vào bản tự thú rằng: "Tôi là một tên tội phạm độc hại, và tôi đã thực hiện những công việc của một phi công". Mấy tên lính gác bắt tôi cho thâu lời thú tội này vào trong băng ghi âm. Tôi từ chối, và bị đánh đập cho tới khi tôi đồng ý. Đó là hai tuần lễ kinh khủng nhất trong đời tôi. Tôi rùng mình, như thể sự nhục nhã của tôi là một cơn sốt, và sẽ không còn ai nhìn tới tôi nữa, ngoại trừ trong sự thương hại hoặc khinh bỉ. Người Việt Nam dường như không bao giờ bận tâm tới việc làm thương tổn tới chúng tôi, nhưng họ luôn luôn thận trọng không để chúng tôi bị chết. Chúng tôi tin chắc rằng một số tù binh đã bị tra tấn tới chết và hầu hết là bị đối xử dã man. Có một người, Dick Stratton, có những vết sẹo lớn bị nhiễm độc trên hai cánh tay vì bị tra tấn bằng giây thừng. Hai móng ngón tay cái bị xé rách toạc ra, và anh ấy bị châm bỏng bằng thuốc lá. Tuy nhiên, người Việt Nam đánh giá chúng tôi như những con bài để mặc cả trong vấn đề thương lượng hoà bình, và thường thì họ không có ý định giết chúng tôi khi họ tra tấn để buộc chúng tôi phải hợp tác với họ. Tới cuối năm 1969, những sự đánh đập thường lệ được ngừng lại, thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những khẩu phần ăn thêm. Hoàn cảnh của chúng tôi không còn thảm khốc như những năm trước đó nữa. Tôi được trả tự do và trở về Mỹ khi chiến tranh kết thúc, tính tới tháng 3 năm 1973, tôi đã bị cầm tù trong 5 năm rưỡi. Chúng tôi được dạy phải có niềm tin nơi Thượng Đế, nơi tổ quốc, và tin nhau. Hầu hết chúng tôi đã sống như vậy. Nhưng điều cuối cùng của những niềm tin này - niềm tin vào nhau – là vũ khí phòng vệ tối hậu của chúng ta, là những thành lũy mà kẻ thù của chúng ta không thể vượt qua được. Đó là niềm tin tôi đã ấp ủ từ trong Học Viện Hải Quân. Đó là niềm tin của cha tôi, ông tôi. Trong nhà tù, tôi là một người dơ dáy, què quặt, suy nhược, tất cả những gì tôi còn giữ lại trong phẩm hạnh của tôi là niềm tin của cha-ông (FATHERS) tôi. Như vậy là đủ.” (Phỏng theo và trích dẫn từ niềm tin của Tổ Tiên dòng họ tôi, tác giả: JOHN McCAIN)
|