CHỐNG BẦU CỬ TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ II - 1971 Tình hình chính trị lại sôi động trở lại, Hoàng Kim Loan và Phật Giáo Ấn Quang tại Huế dùng sinh viên, học sinh và tín đồ Phật Giáo phát động một vụ biến động mới tại Huế: Chống bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ IỊ 1971 là năm bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1-10 1971. chỉ độc nhất có một liên danh ra ứng cử là liên danh Nguyễn Văn Thiệu- Trần văn Hương, vì thế báo chí đối lập gọi cuộc bầu cử này là "Bầu cử độc diễn". Phật giáo Ấn Quang chống đối mãnh liệt 'Bầu cử độc diễn'. Các khuôn hội Phật giáo, Tỉnh Hội Phật giáo được lệnh chỉnh đốn hàng ngũ để chờ lệnh 'Thầý hành đô.ng. Hoàng Kim Loan nhảy vào cuộc, mọi cơ sở nội, ngoại thành, nằm trong Phật giáo, học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba được lệnh sẵn sàng tham chiến. Ngoài hai lực lượng kể trên, còn có những thành phần đối lập, phe nhóm chính trị chống đối Tổng thống Thiệu, đã âm thầm nhảy vào ăn có, tạo cho tình hình chính trị, an ninh tại Huế vừa phức tạp, vừa nguy hiểm. Đương nhiên, tôi có nhân viên nằm vùng trong mọi tổ chức của bọn họ nên nắm vững và rõ ràng kế hoạch hành động của bọn chúng trong ngày bầu cử. Bọn chúng áp dụng kỹ thuật tác chiến của Tướng Trung Cộng Lâm Bưu: Dùng 5 mũi giáp công tiến vào thành phố (ba mũi đã chết ngắc, huống gì năm mũi), đồng thời tại trung tâm thành phố bọn chúng dùng chiến thuật 'Nở hoa trong lòng địch'. Năm mũi giáp công đó là 5 đoàn biểu tình, mỗi đoàn khoảng hơn 1 ngàn người kéo vào thành phố từ 5 hướng khác nhau: Từ Đàm, An Cựu, Đập Đá, Bao Vinh, An Hoà. Nở hoa trong lòng địch là lực lượng Sinh Viên Đại Học Huế, và Tiểu thương chợ Đông Bạ Bộ chỉ huy điều khiển cuộc biểu tình này đóng tại Đại Học Văn Khoa ngay đầu cầu Tràng Tiền, đối diện với đài phát thanh Huế, do nhóm sinh viên cơ sở nội thành của Hoàng kim Loan chỉ huỵ Trước một ngày xảy ra biến động (ngày bầu cử Tổng Thống VNCH, nhiệm kỳ II), tôi làm phiếu trình Đại tá Tỉnh Trưởng về lực lượng, kế hoạch hành động của Phật Giáo Ấn Quang và đám sinh viên tranh đấu vào sáng sớm ngày hôm sau, ngày bầu cử 1-10-1971. Cuối bản phúc trình tôi còn nhớ tôi đã viết: ''Xin Đại Tá Tỉnh Truởng ban chỉ thị cho Ty tôi thi hành''. Phúc trình gởi đi, chẳng thấy hồi âm, Đại Tá Tỉnh trưởng chẳng có một chỉ thị nàọ Trong đêm trước, sau khi phân phối công việc cho mọi cấp chỉ huy, tôi cho rút các đơn vị CSDC hiện đang tăng phái cho các quận yểm trợ cho chương trình Phụng Hoàng cấp tốc về BCH tỉnh. 7:30 sáng ngày 1-10-1971, ngày bầu cử Tổng Thống, các điạ điểm thùng phiếu bắt đầu mở cửa cho dân chúng đi bầu, Đại tá tỉnh Trưởng gọi tôi đến gặp ông tại sân bay trực thăng ngay trước trường Quốc học: - Đại úy, tôi đã đọc phiếu trình của anh hồi đêm. Tôi chẳng có chỉ thị gì cho anh cả. Tốt hơn anh nên liên lạc với Tư Lệnh của anh tại Sàigòn để xin chỉ thị của ông tạ Bây giờ tôi phải đi thanh tra Quận, mọi chuyện anh liên lạc máy báo cáo cho tôi biết. Nói dứt câu, ông bắt tay tôi bước lên trực thăng, máy bay cất cánh. Tôi chưa kịp nói một lời nào, nhìn lên cao bóng dáng chiếc trực thăng chỉ còn là một chấm nhỏ giữa bầu trời xanh biếc. Một thoáng buồn chợt đến với nỗi bất bình trong lòng. Ông là Tỉnh Trưởng, Hiến Pháp VNCH đã quy định quyền hạn và nhiệm vụ của ông. Ông là Tổng Thống tại địa phương nàỵ Ông có đầy đủ quyền hạn để ra lệnh cho thuộc cấp, cùng gánh trách nhiệm với thuộc cấp, đó là trách nhiệm và bổn phận của ông. Tại sao lại phủi taỷ Huế là trung tâm điểm của những trận cuồng phong chính trị, cơn lốc có thể kéo đến tận Sàigòn và giựt sập chính phủ Trung ương. Vì vậy mà đã hơn một tuần nay, Ông Nguyễn văn Ngân, Phụ tá Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và bộ tham mưu của ông đã có mặt tại Tòa Đại Biểu Huế, tiếp xúc với thân hào nhân sĩ, đảng phái chính trị, tôn giáo, mưu tìm sự hổ trợ cho Tổng Thống Thiệu, và cũng để theo dõi, giám sát cuộc bầu cử. Một vài ngày truớc ngày bầu cử, theo chỉ thị, tôi cũng đã gặp ông Nguyễn văn Ngân và bộ tham mưu của ông để trình bày mọi tin tức liên quan đến cuộc bầu cử, đặc biệt là những tin tức Phật Giáo Ấn Quang kết hợp với lực lượng Sinh Viên sẽ phá rối, ngăn chặn cuộc bầu cử, và kế hoạch bảo vệ an ninh, duy trì trật tự của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế trong ngày bầu cử. Bây giờ 8 giờ sáng ngày bầu cử, 1-10-1971, Huế sắp phải gánh chịu tai ương, gây rối loạn, bạo động trong thành phố của Phật Giáo Ấn Quang và đám cơ sở học sinh, sinh viên "Giải Phóng" của Trung tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan, lần này cũng tương tự như cuộc nổi loạn của họ vào tháng 6-1966. Tôi không có một chỉ thị nào, một lệnh lạc nào của thượng cấp, cho dù là khẩu lệnh, để đối phó với tình hình nguy kịch nàỵ Tôi hiểu, nếu tôi có xin lệnh vị Tư Lệnh trực tiếp của tôi, ngành CSQG tại Trung ương cũng bằng thừạ Lý do dễ hiểu: ông Tư Lệnh ở xa nơi xảy ra biến động cả trên 1200 cây số, làm sao nắm vững tình hình để cho lệnh tôi hành động, và lẽ đương nhiên ông không thể chen vào quyền hạn của Tỉnh Truởng tại địa phương, vì đây là vấn đề chính trị rắc rối nhiều mặt, và hậu quả sẽ vô cùng tai hại nếu tôi hành động saị Tôi hiểu, lệnh hành động giờ này không xuất phát từ đâu xa, mà từ lý trí, trách nhiệm và bổn phận của tôi, của một người cầm đầu lực lương CSQG tại Thừa Thiên Huế và của tất cả anh em Sĩ Quan và Hạ sĩ quan thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Chúng tôi có trách nhiệm và bổn phận duy trì luật pháp quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ sinh mạng đồng bàọ Đã nắm rõ mục đích, bản chất của đám sẽ gây rối loạn là ai, tôi quyết định đàn áp không nương tay với đám gây rối bạo động nàỵ Khoảng 9 giờ 10 sáng 1-10-1971, năm đoàn biểu tình từ các quận nông thôn kéo lên thành phố đã xuất hiện tại 5 cửa ngõ ra vào thành phố Huế, đại đa số lực lượng này là người của các khuôn hội Phật Giáo tại các quận. Các đoàn biểu tình không gặp trở ngại tại năm cửa ngõ vào thành phố, họ không bị ngăn chặn bởi lực lượng Cảnh Sát, thật ra điều này nằm trong kế hoạch của tôị Tôi muốn để họ vào và trực diện với họ một lần cho xong, tôi không đủ lực lượng CSDC để trấn áp bạo động và giải tán biểu tình từng điạ điểm. Với quân số 500 CSDC, nếu xé lẻ thì nỗ lực chính tại trung tâm thành phố sẽ yếu đi, khó đương đầu nổi với lực lượng biểu tình của bọn họ gần mười ngàn ngườị 9 giờ 40 phút sáng 1-10-71 , lực lượng biểu tình đã tập trung đông đảo tại hai địa điểm: 1- Đường Phan Bội Châu, đường Trần Hưng Đạo, ngay mặt tiền của Ty Thông Tin cạnh đầu cầu Tràng Tiền là hai dãy phố chính của thành phố, và khu chợ Đông Ba ngay trung tâm thành phố, vào khoảng 4, 5 ngàn người, đủ mọi thành phần học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba, và lực lượng của 2 mũi giáp công An Hoà, Bao Vinh kéo đến. 2- Trong và ngoài khuôn viên Đại Học Văn Khoa, Đài phát thanh Huế, dọc đường Lê Lợi, Duy Tân, khoảng 3 ngàn Sinh viên, Học sinh, cộng thêm lực lượng của 3 mũi giáp công Đập Đá, An Cựu, Từ Đàm nhập vàọ Cũng tại khuôn viên Đại học Văn khoa, loa phóng thanh của lực lượng biểu tình bắt đầu kêu gọi học sinh, Sinh viên bãi khóa, mọi nơi đình công bãi thị xuống đường chống bầu cử 'độc diễn'. Mọi sinh hoạt bình thường của dân chúng trong thành phố bị ngưng đọng, giao thông trong thành phố và các tuyến đường đi HuếĐDà Nẵng, Huế-Quảng Trị bị cắt đứt hoàn toàn, cảnh tượng chẳng khác gì những ngày xáo trộn của cuộc tranh đấu Phật Giáo vào tháng 6-1966 tại Huế. Để chống bạo loạn và dẹp tan đám biểu tình, bảo vệ an ninh cho ngày bầu cử, đêm hôm trước BCH chúng tôi đã họp bàn soạn kế hoạch đối phó. Tôi xử dụng và phối trí lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế như sau: - 500 CSDC ( Đại đội 102 CSDC) - 400 Cảnh sát sắc phục - 600 Cảnh Sát Đặc Biệt cộng Biệt đội Thiên Ngạ - Biệt Đội Hình cảnh. Lực lượng được chia làm hai phần, nỗ lực chính và nỗ lực phu.. - Nỗ lực chính do tôi chỉ huy cùng với Đại Úy Trần văn Tý Đại đội trưởng 102 CSDC - Nỗ lực phụ do Đại úy Trương văn Vinh Chỉ huy Phó chỉ huy cùng với Đại úy Bác sĩ Hồ, Đại đội phó 102 CSDC. Đại úy Trương công Ân, Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt, tung 600 nhân viên trà trộn vào các đám biểu tình ghi nhận mọi tin tức quan trọng thông báo ngay để kịp thời phản ứng, đồng thời bắt giữ các thành phần nòng cốt trong đám biểu tình. Khác với những lần giải tán biểu tình trước đây, lần này tôi cho lệnh trang bị tối đa lựu đạn cay cho lu+.c lượng trấn áp bạo động, và cho lệnh các đơn vị xử dụng tối đa, tổng cộng gần 2 ngàn lựu đạn cay được phân phối cho các đơn vi.. Kim đồng hồ chỉ đúng 10 giờ sáng ngày 1-10-1971, cuộc bạo động tại thành phố Huế bắt đầụ Tại Quận II trung tâm của thành phố, đoàn biểu tình bắt đầu di chuyển từ đường Trần Hưng Đạo, ngang qua chợ Đông Ba, tiểu thương chợ Đông Ba ào ra, nhập vào đoàn biểu tình. Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB báo về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, số lượng đồng bào biểu tình tại quận II khoảng hơn 6 ngàn nguờị Tại Khu Đại Học Văn Khoa số lượng học sinh, sinh viên tập trung khoảng gần 5 ngàn, họ đang có ý định kéo sang cầu Tràng Tiền nhập vào với đoàn biểu tình Quận IỊ Tôi nói với ông phó Trưởng Ty Trương Văn Vinh: - Mình xuất phát, anh đổ quân bao vây khu Đại học Văn Khoa, và chặn ngay bên này cầu Tràng Tiền không cho bọn chúng kéo sang nhập với đoàn biểu tình Quận IỊ Cố gắng cầm chân bọn họ, đợi tôi giải tán đám biểu tình ở Quận II xong, giao lại cho Đại úy Tý tôi sẽ quay sang với anh ngaỵ Xe tôi dẫn đầu theo sau là xe Đại úy Tý, băng qua cầu Tràng Tiền vừa đến đoạn cuối của chiếc cầu thuộc phạm vi Quận IỊ Tất cả đoàn xe phải dừng lại, ngay trước mặt tiền của Ty Thông Tin đường Trần Hưng Đạo, sát ngay đầu cầu Tràng Tiền, lửa khói đã bốc cao từ một đống khoảng 40 vỏ xe hơị Ân cũng báo cho biết một số địa điểm bỏ phiếu bị đập phá, một vài nơi khác đang bị đốt cháỵ Tôi gọi máy nói với Đại úy Tý: - Tý, mình dừng tại đây, đổ quân. Cho lệnh các Trung đội đi bộ và giàn đội hình, mình sẽ tiến sát và khi đối diện với đám biểu tình thì anh cho lệnh dừng lạị - Nhận rõ thẩm quyền. Nhìn cách dàn quân, bố trí đội hình, phải công nhận Đại úy Tý là một tay chuyên nghiệp giải tán biểu tình, không chê vào đâu được. Khi đụng việc, Tý là một sĩ quan trầm tĩnh, cương quyết, cứng rắn. Đại úy Tý là một Sĩ Quan CSQG rất trẻ, đẹp trai, còn độc thân, tay chơi thứ thiệt, một tay nhậu thuộc loại trời nghiêng đất lở. Mấy ông quan ba, quan tư, Nguyễn Lô, Lê văn Mễ, Phạm Như Đà Lạt, Phan Nhật Nam trong sư Đoàn Nhảy Dù đấu tay đôi với hắn, chưa chắc đã thắng nỗi hắn. Hắn mang chiến tích đầy người vì nhậu, nướng mực khô với rượu đế, rượu bốc cháy,hắn bị phỏng đầy người ở cấp độ hai, ba mươi phần trăm. Tôi phải gởi hắn ra Hạm đội Mỹ chữa tri.. Về lại đơn vị hắn tiếp tục nhậụ Ngoài Tý, đại đội 102/CSDC còn có những Thiếu uý Trung Đội trưởng cự phách như Thiếu úy Hoàng Công Sủng, Thiếu úy Nguyễn Thế Quang, Thiếu Úy Truật, họ là những sĩ quan rất trẻ, năng động và là những chuyên viên trấn áp bạo động thứ thiệt của đaị đội 102 Cảnh Sát Dã Chiến . Tôi, Tý và khoảng 300 CSDC đối diện với đám biểu tình khoảng trên 5 ngàn ngườị Một rừng biểu ngữ đả đảo 'Bầu cử độc diễn', đả đảo Tổng thống Thiệu, và nhiều thứ đả đảo loạn xà ngầu chẳng đâu vào đâụ Đứng đầu đoàn biểu tình là một lũ đầu trâu mặt ngựạ Khoảng hơn 1 trăm tên, không biết từ đâu ra, bắt đầu văng tục, la hét, chửi bới um xùm, chửi ông Thiệu, ông Kỳ, ông Khiêm và thậm tệ nhất là ông Liên Thành. Tôi lấy trong túi áo giáp ra băng cờ biểu tượng cho Quốc gia khoác ngang vào ngườị Đó là thủ tục pháp lý khi giải tán biểu tình, và bắt đầu dùng loa phóng thanh nhân danh đủ thứ để kêu gọi đám biểu tình. Tôi còn nhớ đại khái lời kêu gọi có nội dung như sau: - ''Nhân danh luật pháp Quốc gia, nhân danh Tổng Thống VNCH, tôi yêu cầu đồng bào giải tán, bằng không, buộc lòng nhân viên Công lực phải hành động giải tán cuộc biểu tình nàỵ Mọi cản trở lưu thông, ngăn cản sinh hoạt của dân chúng trong giờ này là vi phạm luật pháp Quốc Gia, yêu cầu đồng bào giải tán. Đây là lần đốc thúc thứ nhất'' Luật pháp quy định phải kêu gọi ba lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Tôi và Tý đã giải tán hằng chục lần biểu tình trong vòng 5 năm nay, nên đến lần đốc thúc thứ nhì, Tý cho lệnh anh em mang mặt nạ chống hơi cay và sẵn sàng hành đô.ng. Tôi nhắc lại với Tý: - Anh nhớ dặn lính bắn phi tiễn sát đất, cấm không được bắn trực xa.. Lỡ có ai bị thương, tình hình thêm rắc rốị Mình sẽ đẩy đoàn biểu tình chạy về cầu Gia Hội, chặn đường Phan Bội Châu, chừa đường Chi Lăng cho họ chạy, sau đó anh canh giữ cầu Gia Hội không cho họ kéo lên nữạ Sau khi kêu gọi lần thứ 3, tôi sẽ bắn quả phi tiễn đầu tiên vào đám biểu tình và ngay lập tức anh cho lệnh đơn vị xử dụng tối đa phi tiễn và lựu đạn cay đẩy lui đám biểu tình. Vừa dứt lời đốc thúc lần thứ 3, tôi bắn quả phi tiễn đầu tiên sát mặt đất, vào ngay đám biểu tình. Lập tức hằng trăm quả lựu đạn cay và phi tiễn được tung vào đám biểu tình. Đám biểu tình dùng bao nylon che mặt chống hơi cay, dùng những bom xăng chống trả với lực lượng CSDC. Bom xăng được chế tạo bằng cách đổ xăng vào chai với một số vòng cao su, trên miệng chai là một nùi vải, châm lửa và ném vào CSDC, thường gọi là bom lửa Molotov. Tôi cũng chẳng biết tại sao có danh từ nàỵ Đám biểu tình chịu đựng và chống trả được cuộc tấn công của CSDC đợt lựu đạn cay đầu tiên, nhưng đợt tấn công lần thứ 2 thì họ hết chịu nổị Đoàn biểu tình lùi dần phía cầu Gia Hộị Mặt nạ chống hơi cay còn chịu không nổi, bao nylon và vài quả chanh có sá gì với gần cả ngàn quả lựu đạn cay chúng tôi tung vàọ Bây giờ thì thành phố Huế đầy khói của lốp xe hơi bị đốt và lựu đạn cay, Huế ngày xưa trong buổi thanh bình của thi sĩ Hàn Mạc Tử với: 'Ở đây sương khói, mờ nhân ảnh' đã không còn nữạ Mà 'suơng khói mờ hơi caý, ngày hôm nay, vào giờ này, không phải của thiên nhiên, của trời, của đất, của Hàn Mạc Tử, mà là khói lựu đạn cay, của lực lượng CSQG/ Thừa Thiên-Huế đang chống biểu tình. Khói lựu đạn cay bồng bềnh giăng đầy phố Huế, từ đường Trần hưng Đạo, chợ Đông Ba, Phan Bội Châu, Hàng Bè, Bạch Đằng, Chi Lăng, Chùa Diệu Đế, đến tận Gia Hội, Bãi Dâu, mơ màng trên sông Huơng, qua đến quận III, khu Đại Học, Tòa Đại Biểu,và lang thang từ đường lớn, đường nhỏ đến tận hang cùng ngõ hẻm trong thành phố Huế. Quần thảo với đám biểu tình này khoảng hơn một giờ chúng tôi mới đẩy lui họ qua được vùng Chi Lăng, Gia Hội, đoàn biểu tình chạy toán loạn và giải tán. An ninh trật tự đã vãn hồi tại Quận II vào khoảng 12 giờ trưa ngày 1-10-1971. Tôi yêu cầu ty Thông Tin dùng xephóng thanh kêu gọi đồng bào trong quận đi bỏ phiếụ Qua hệ thống máy Motorola, tiếng của Đại úy Vinh Chỉ huy phó gọi tôi: - Thẩm quyền, ông qua gấp bên này, bọn chúng bắt đầu đốt Đại học Văn Khoạ - Nhận rỏ, tôi và Tý sang ngay, bình tĩnh. Tôi giao trách nhiệm lại cho Đại Úy Ngô Trọng Thành, Chỉ Huy Trưởng CSQG quận II, tôi cùng với Đại Úy Tý và lực lượng CSDC quay sang Khu Đại học Văn Khoạ Đại học Văn Khoa nằm ngay đầu cầu Tràng Tiền thuộc quận IIỊ Đối diện với đài phát thanh Huế và trường trung học Kiểu Mẫu, mặt tiền là giao điểm của đường Lê Lợi và Duy Tân. Chúng tôi vừa đổ quân ngay ngã tư Lê Lơ.iĐuy Tân, cạnh Đài phát Thanh Huế, nhìn lên trên sân thượng của lầu Đại học Văn khoa đã thấy lửa bắt đầu cháy phía mặt tiền của Đại học Văn Khoa rồị Lực lượng biểu tình ở đây cũng đông không khác gì bên quận IỊ Bọn họ chia làm 3 toán: một toán ở góc đường Lê Lợi, một toán ở góc đường Duy Tân, một toán trong khuôn viên Đại học và trên sân thượng lầu Đại học Văn Khoạ Năm anh em chúng tôi Vinh, Ân, Tý, Hồ và tôi đứng ngay tại lề đường đối diện với Đại học Văn Khoa, tôi chia phần cho 4 Đại uý: ĐDường Lê Lợi phần của Đại Úy Tý, Đại đội trưởng. ĐDường Duy Tân là phần của Đại đội phó Bác sĩ Hồ. ĐDại úy Vinh chỉ huy phó chia đôi lực lượng tăng cường cho Tý và Hồ. Đại úy Vinh đi với lực lượng Đại uý Hồ. -Tôi lãnh phần tấn công thẳng vào Đại học Văn Khoạ Tôi nói nhỏ với Vinh, Ân, Hồ, Tý ... Cả 4 đại úy đều khen ý kiến haỵ Tôi cười nhìn họ: - Bọn mình hay từ lâu rồị Khi Ân thi hành kế hoạch.. . xong, đợi tôi nói dứt câu: 'Đây là lần đốc thúc thứ 3' là tấn công ngay, xử dụng tối đa lưụ đạn cay, cho lệnh bắn trực xạ phi tiễn vào các cửa kính để đưa hơi cay vào trong khuôn viên đại học. Ân lặng lẽ đi thi hành kế hoạch, chúng tôi đợi Ân... Chỉ 15 phút sau một xe Dodge của Cảnh Sát mệt nhọc lăn bánh chạy chậm ngang qua đoàn biểu tình đến ngay mặt tiền Đại học Văn Khoa thì xe bị hư máy không chạy được nữạ Tài xế xuống xe, mở nắp xe cúi mình vào sửa chữa, thì bỗng trong đám biểu tình có nhiều tiếng la lớn: Đốt xe Cảnh Sát,... đốt xe Cảnh Sát... Một nhóm người trong đám biểu tình xông ra đổ xăng châm lửa, ngọn lửa bốc cao chiếc xe bắt đầu cháy lo +'n. Như vậy là quá đủ, vừa đốt cháy Đại học Văn khoa, vừa đốt xe nhân viên công lực, đám biểu tình đã vi phạm luật pháp một cách trầm trọng: Phá hoại tài sản Quốc gia, nhân viên công lực buộc lòng phải can thiệp. Đám biểu tình và sinh viên không còn to miệng la lớn: ' Đại Học tự trị'. Chúng tôi sẽ xông thẳ ng vào khuôn viên Đại học để dẹp bọn quá khích này, tái lập an ninh trật tự, và bảo vệ tài sản Quốc giạ Tôi vừa dứt câu: 'Đây là lần đốc thúc thứ 3'. Tý ở góc đường Lê Lợi, Hồ ở góc đường Duy Tân bắn hàng lọat phi tiễn và lựu đạn cay vào hai đoàn biểu tình. Phần tôi cho lệnh bắn trực xạ vào tất cả các cửa kính của trưòng Đại học Văn khoa nằm về phía đường Lê Lợi và Duy Tân để chuyển hơi cay vào khuôn viên Đại học. Đám biểu tình và sinh viên phản công lại bằng bom xăng Molotov, hàng trăm chai xăng đỏ lửa bay tới tấp về phía chúng tôi, một vài Cảnh Sát Dã Chiến bị phỏng nhẹ vì bom xăng. Hai đoàn biểu tình la hét vang dội cả khu Đại học: 'Đả đảo Nguyễn văn Thiệu, đảù đảo 'Bầu cử độc diễn', đả đảo Liên Thành đàn áp học sinh sinh viên. Yêu cầu đồng bào đình công bãi thị, bãi khoá, chống bầu cử độc diễn, v.v...' Khói lựu đạn cay và phi tiễn hòa lẫn với khói bom xăng bay mù mịt phủ kín cả khu đại học Văn khoạ Sau đợt tấn công lần đầu của CSDC, đám biểu tình vẫn chưa nao núng, vẫn la hét chửi bới, vẫn tiếp tục ném hằng loạt bom xăng vào CSDC. Tôi gọi máy nói với Tý, Vinh và Hồ: - Chuẩn bị tấn công đợt 2, sau khi xử dụng lựu đạn cay và phi tiễn, xông vào cận chiến, không nhân nhượng được nữạ Tôi hỏi Tý: - Anh cần tôi tăng cường cho anh không? Vì đám biểu tình bên phía anh quá đông. - Không cần thẩm quyền, vừa rồi tôi chỉ mới mời họ ăn điểm tâm, bây giờ tôi mời họ ăn trưa, ông yên tâm, mười lăm phút nữa là xong. - Vinh, Hồ, hai anh cần tăng cường không? - Chúng tôi dư sức chơi với bọn này, thẩm quyền lo cho Tý đi, bên cánh Tý nặng hơn chúng tôị Sau nhiều loạt lựu đạn cay và phi tiễn, cả hai cánh quân đều xông vào cận chiến với đám biểu tình bằng khiên và gậy cao sụ Bây giờ là 12 giờ 40 trưa ngày 1-10-1971, nắng thu vàng không đủ xuyên qua làn khói hơi cay, cả khu Văn khoa, Lê Lợi, Duy Tân mịt mù chìm trong khói xám dày đặc. Chỉ cách nhau khoảng năm mười thứơc đã thấy mờ nhân ảnh. Hơi cay thấm vào da thịt, vào mắt vào mũi, tượng đá cũng phải tuôn lệ có xá gì mặt nạ hoặc bao nylon. Cảnh Sát Dã Chiến và cả đám biểu tình đều khóc, tuôn trào nước mắt không ngưng. Đám biểu tình không còn chịu nổi sức ép cận chiến quá mạnh của Tý, Vinh và Hồ, hai đám biểu tình lùi dần... lùi dần. Cuối cùng cánh quân của Tý dẹp tan đoàn biểu tình ngay tại khu thư viện đại học, đối diện với Câu lạc bộ thể thao - Cánh quân của Vinh và Hồ đẩy đám biểu tình chạy dài đến ngã tư Duy Tân và Lê Thánh Tôn, đám biểu tình tự động tan hàng, rã đám. Tý gọi tôi: - Xong rồi thẩm quyền, tôi để lại một trung đội chặn ngay khu đó. - Đồng ý, số còn lại, anh kéo hết về ngay nhà thuốc tây Lê đình Phòng, tôi đợi anh ở đó. - Nhận rỏ thẩm quyền. Tôi gọi máy cho Đại úy Hồ: - Ông Bác sĩ, phía ông và Đại uý Vinh xong chưả Dân trí thức, khoa bảng của bộ chỉ huy CSQG/Thừa Thiên-Huế văng tục: - Xong lâu rồi thẩm quyền. Chỉ mười phút là xong ngay, giống như đi vào động... - Chưa xong đâu ông bác sĩ, để lại một trung đội giữ khu đó, số còn lại kéo hết về đâỵ Mình dứt điểm khu Đại học Văn khoạ Mười phút sau, chúng tôi gặp nhau tại ngã ba Lê Lợi -Lý thường Kiệt cạnh nhà thuốc tây Lê đình Phòng, đối diện với cổng vào Đại học Văn Khoạ Bây giờ chỉ còn mục tiêu cuối cùng là Đại học Văn khoa, nơi bộ chỉ huy đầu não của cuộc biểu tình, theo phân chia từ trước, tôi chỉ huy thanh toán mục tiêu nàỵ Lực lượng của Vinh, Hồ, làm thành phần trừ bị vòng ngoài, tôi, Tý chỉ huy 3 trung đội CSDC, Đại úy Ân với hơn một trăm CSDB xông thẳng vào khuôn viên Đại học Văn Khoạ Tôi dặn Ân và Tý: - Ân, đám đầu não hốt trọn gói đem về trung tâm thẩm vấn. Tý, số sinh viên, học sinh còn lại là đám a dua, ham chơi, chừa đường cho bọn hắn chạỵ Còn lại bao nhiêu lựu đạn cay và phi tiễn dùng hết, Đại úy Vinh đã gọi về Đại úy Trinh TTHQ/Cảnh Lực yêu cầu tái tiếp tế rồi anh khỏi lọ Tý dàn đội hình, tôi và Tý đứng ngay hàng đầu với phi tiễn cầm tay, 3 trung đội đã mang mặt nạ chống hơi cay, tôi và Tý vẫn đội trên đầu chưa kéo xuống mặt. Loa phóng thanh trong khuôn viên Đại học Văn khoa có lẽ đã bị hơi cay quá nhiều nên tiếng nói vừa rè vừa ấp úng: - Đả đảo Đại úy Liên Thành, Đại úy Trần Văn Tý đàn áp sinh viên, học sinh. - Yêu cầu Đại úy Liên Thành tôn trọng 'quy chế Đại Học tự trị', lực lượng Công An Cảnh Sát không có quyền xâm phạm vào khu đại học Văn Khoa... Tôi dùng loa trả lời họ: - Quy chế Đại học tự trị trong hoàn cảnh này không còn được nhân viên công lực tôn trọng, các anh đã dùng công ốc của đại học biểu tình chống đối chính phủ. Các anh đã vi phạm luật pháp khi nổi lửa đốt đại học Văn Khoa, hủy hoại tài sản quốc gia, đốt xe của nhân viên công lực khi đang thi hành phận sư.. Tôi cho phép năm phút để lực lượng biểu tình đang chiếm giữ khu đại học phải giải tán, bằng không, để bảo vệ tài sản quốc gia, tái lập an ninh trật tự, lực lương CSQG/Thừa Thiên-Huế buộc lòng phải can thiệp. Tiên lễ, hậu binh, sau 5 phút chờ đợi, tôi xoay qua Tý và Ân: - Mình bắt đầụ Sau hai trái phi tiễn của tôi và Tý bắn đi, hàng loạt, hàng đợt phi tiễn và lựu đạn cay được gởi vào đại học Văn Khoạ Khoảng gần hai trăm Cảnh Sát Dã Chiến và Cả nh Sát Đặc Biệt xông vào sân trường Đại học Văn khoa, vì địa thế quá hẹp không khai triển đội hình được. Tôi nói nhanh với Tý: - Mình chia đôi lực lươ.ng. Anh bên mặt, tôi bên tráị Xử dụng thêm một đợt lựu đạn cay nữa, ép đẩy bọn chúng ra cổng chính. Khói cay bay mù mịt, đám sinh viên phản công bằng hàng loạt bom xăng tung vào chúng tôị Hơi xăng và hơi cay trộn lẫn vào nhau, sức trâu còn không chịu nỗi huống gì sức ngườị Tôi và Tý đều cho gia tăng tối đa hơi cay và xông thẳng vào cận chiến với đám sinh viên. Hai cánh quân của tôi và Tý một bên phải, một bên trái khép chặt vòng vây, đẩy đám sinh viên vào giữa và đẩy họ ra cổng chính của khu đại học Văn Khoạ Đám sinh viên vừa thoát ra được cổng chính chạy về hướng đường Lê Lợi gặp ngay lực lượng của Hồ. Hồ đẩy họ lui, chạy về hướng đường Lý Thường Kiệt, Trần Cao Vân. Hồ cho 3 trung đội rượt theo đến ngay ty Bưu Điện Huế, đám sinh viên tan hàng. Trong khi đó, lực lượng CSĐB của Đại úy Ân đã bắt giữ toàn bộ đám sinh viên nòng cốt của cuộc biểu tình. Chúng tôi chiếm lại và kiễm soát khu đại học Văn Khoa vào khoảng 1 giờ 45 trưa ngày 1-10-1971. 2 giờ 30 ngày 1-10-1971 an ninh trật tự đã được tái lập. Sinh hoạt bình thường của dân chúng đã vãn hồi, phố phường mở của trở lại, khu chợ Đông Ba mọi người lại tấp nập mua bán, và đồng bào lũ lượt kéo đến địa điểm bỏ phiếụ Huế trong triền miên biểu tình, hàng tháng, hàng năm, vì thế mà người Huế đâm ra thành thói quen, cứ sau mỗi lần hít thở hơi lựu đạn cay, họ lại tỉnh bơ trở lại sinh hoạt bình thường, xem như không có hơi cay thì... nho+'. Có rồi lại thôi, hết nhớ... 9 giờ 30 phút tối 1-10-71 các địa điểm bỏ phiếu trong toàn tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế đóng cửạ 11 giờ 45 khuya ngày 1-10-71 trung tâm kiểm phiếu trung ương đặt tại toà Hành Chánh tỉnh kiểm phiếu xong. Liên danh Nguyễn văn Thiê.u-Trần văn Hương thắng phiếu tại Thừa Thiên- Huế. Trường hợp vị Tỉnh Truởng tỉnh Thừa Thiên,Thị trưởng thành phố Huế. Ông làm Tỉnh Trưởng là làm một nghề Chính trị, nhưng ông đã đánh sai ván cờ chính trị lần nàỵ Vì vậy mà chỉ vỏn vẹn có mấy giờ, sau khi Trung tâm kiểm phiếu tại toà hành chánh tỉnh Thừa Thiên-Huế thông báo kết quả bầu cử, thì 9 giờ sáng ngày hôm sau, 2-10-1971 ông bị cách chức, bàn giao chức vụ lại cho Đại Tá Tôn Thất Khiên Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị vào thay thế. Từ 10 giờ sáng ngày 2-10-1971, hầu hết các cơ quan Tình báo hoạt động tại Huế đến gặp tôi xin bảo lãnh người, vì khoảng một phần ba trong số sinh viên bị bắt là người của ho.. Sở dĩ tôi đề cập đến cuộc biểu tình chống bầu cử Tổng Thống vào năm 1971, là để chứng minh một điều: -Tổng hội Sinh Viên Đại học Huế là một chiến trường Tình báo, Gián điệp của mọi cơ quan tình báo VNCH hợp lực đấu trí với Tinh báo Việt Cộng tại đó. Tôi trở lại đối tượng cuối cùng của hoàng Kim Loan trong điệp vụ của hắn: VI- Đối tượng Phật Giáọ Viết lại những gì đã xảy ra trong một thời đại nhiễu loạn từ 6/1966 - 9/1972 của Huế và Phật Giáo, mà trong đó tôi là người đã tham dự trực tiếp với chức vụ là Trưởng ty CSQG Thừa thiên và Thị Xã Huế và cũng là người bắt và thẩm vấn tên Trung Tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan, thuộc Cục TBCL Cộng Sản, uỷ viên Thành ủy Huế, không ngoài mục đích kể lại những sự thật cho những ai chưa biết và muốn biết, những gì đã xảy ra cho Huế và Phật Giáo, mà đạo diễn chính là Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Hà Nội, và người thi hành công tác đó là Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan. Trong một khoảng thời gian khá dài gần hai mươi năm cài người xâm nhập, nằm vùng, trong hàng ngũ phật giáo, dùng 'Phật Giáo làm ngọn cờ' gây ra bao cuộc bạo loạn chính trị cho chính quyền miền nam Việt Nam, để hổ trợ cho lực lượng quân sự của chúng trong kế hoạch xâm chiếm miền nam Việt Nam. Có thể nói tín đồ Phật Giáo ở Huế chiếm gần 2/3 dân số. Trước 1963, phật giáo đồ tại Huế là một lực lượng thuần nhất, tổ chức chặt chẽ, hầu như không tham gia vào các sinh hoạt chính trị, mà chỉ lo việc tu đạọ Trong mọi gia đình ở Huế ngoài bàn thờ tổ tiên ông bà, nhà nào cũng có bàn thờ Phật, các thầy đối với họ là những thần tượng đạo đức tuyệt đối, lời các thầy dạy sao, tín đồ nghe theo không phản đối, không tranh luận. Đó chính là yếu huyệt mà Hoàng Kim Loan đánh vàọ Hắn chỉ cần tuyển mộ, cầm nắm những nhân vật quan trọng trong tổ chức Phật Giáo, từ khuôn hội các xã, quận, lên đến Tỉnh Giáo hội, và một số Thượng Tọa, Đại Đức làm việc cho hắn là xem như hắn đã làm chủ cả lực lượng Phật Giáo tại Huế. (còn tiếp)
|