Tết ta, nói chuyện mình |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Tư, 28 Tháng 1 Năm 2009 05:01 | |||
Tết này nữa là Tết thứ 33 của người Việt Nam Hải ngoại. Ba mươi năm là khoản thời gian xã hội học gọi là thế hệ. Nhưng đối với người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại, đó là cả ba thế hệ chụm lại thành một cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang.
Riêng phong trào dùng thuyền nan vượt đại dương đã chấn động lương tâm Nhân Loại. Theo ước lượng của Phủ Cao Uy Người Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, có bao nhiêu thuyền nhân (boatpeople) đến được bến bờ tự do thì ít nhứt phân nửa đã chết dưới biển vì du kích và biên phòng VC rượt bắn, vì sóng biển, vì hải tặc. Nếu tính gian khổ chết chóc trong khi đi và vinh quang phát triễn văn minh VN khi định cư ở hải ngoại, có thể so sánh với cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi Cỗ Ai Cập, ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn minh Tây Phương; Kinh Cựu Uớc của Công Giáo là túi khôn của người Do Thái. Phàm trong cái rủi có cái may. Trong dòng lịch sử dài của người Việt, chưa bao giờ dân tộc Việt lại có cái may như cái may này. Định cư ngay trong lòng văn minh Tây Phương với khoa học kỹ thuật tiền tiến nhứt hoàn cầu. Nhờ tự do và dân chủ ở các quốc gia định cư, người Việt đã đạt được nhiều kỳ tích. Đi vào dòng chánh chánh trị. Tại Mỹ đi vào Quốc Hội tiểu bang đông dân nhứt Mỹ là Cali, đi vào Quốc Hội Liên bang sau 33 năm. Về kinh tế ăn nên làm ra, tổng sản lượng gộp cao, gởi giúp cho bà con ở quê nhà mỗi năm cả năm bảy tỷ bạc. Về văn hoá khó mà kể hết những tác phẩm ca nhạc, văn chương, văn học đã phát hành. Truyền thông đại chúng Việt ngữ, báo chí, phát thanh, phát hình phát triễn vượt bực. Nhiều đại học Mỹ, nhiều cơ quan chánh phủ và ngoài chánh phủ đã cấp quỹ tài trợ những dự án nhân dạng về người Mỹ gốc Việt. Viện bảo tàng Tiểu bang Cali, Viện Bảo Tàng Simithsonian của Mỹ chuyên về nghệ thuật Nhân Loại đang hình thành phòng trưng bày về người Mỹ gốc Việt. Khó khăn nhứt cho người Việt hải ngoại là bảo tồn và phát huy tiếng Việt vì như ở Mỹ tiếng Anh là chuyển ngữ làm chìm tiếng Việt là tiếng của một sắc dân trong xã hội đa sắc tộc Mỹ. Khó vì tiếp nối tiếng nói liên tục theo điệu người Việt đã xài trước khi Hà nội mất, Saigon mất vào tay CS. Nhưng với quyết tâm sắt đá, riêng tại Mỹ quốc gia người Việt định cư đông nhứt, tại các vùng người Việt quần cư như California, tiếng Việt được thừa nhận như một sinh ngữ thứ hai, có lớp dạy từ ở đại học nổi tiếng như Berkley và trường trung học như Bolsa Grande. Truyền thanh, truyền hình, báo chí tiếng Việt lên vệ tinh, lên Internet nhờ vậy loan truyền khắp thế giới, liên kết cộng đồng VN ở Tây Au, Bắc Mỹ và Uc Châu lại với nhau trên cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belonging). Chẳng những thế, người Việt hải ngoại còn nỗ lực dùng ngôn ngữ để truyền đạt văn hoá cho các thế hệ mai sau. Nhiều tờ báo, nhiều cơ sở tôn giáo, hội đoàn mở hết lớp dạy tiếng Việt này đến lớp khác. Nhưng có một đặc điểm chung, một đồng thuận mặc thị, là không chịu dùng những sách học vần, tập đọc, lịch sử do các Toà Đại sứ Việt Công tìm cách đưa vào. Còn trong ngôn ngữ viết và nói, tránh không dùng những chữ CS Hà nội du nhập vào Miền Nam. Những chữ thường dùng như chữ đồng tình, hồ hởi, phấn khởi sơ tán (setaner), sô vanh (chauvin ) bắt chước của Pháp, hay hồ hởi, phấn khởi, ưu việt, xã hội chủ nghĩa, bắt chước của Tàu Cộng, đã thành từ ngữ, người Việt Hải ngoại dùng để ngạo, chớ không phải để nói hay viết bình thường. Biểu tượng người Việt hải ngoại cố gắng bảo tồn và đã khá thành công là quốc kỳ VN, nền vàng ba sọc đỏ. Quốc kỳ được tôn vinh trở thành thiêng liêng đến mức các nhà xã hội học xem gần như tôn giáo (quasi -religious). Và người Việt Hải ngoại xem quốc kỳ VN như hồn thiêng sông núi, không sống được ở VN thì mang VN theo mình như nhà văn Mỹ Dung của cuốn Ngàn Giọt Lệ Rơi nói. Đối nội trong cộng đồng, bất cứ cuộc tập họp long trọng nào đề có chào quốc kỳ VN và hát quốc ca. Đối với quốc gia định cư, người Việt Hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ biết VNCS Mỹ có bang giao với Mỹ, VN Cộng Hoà của mình mất pháp nhân công pháp, nên đã khôn khéo, linh hoạt uốn mình qua ngỏ hẹp, vận động chánh quyền Mỹ sở tại thừa nhận Cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng Tư do, Dân Chủ của người Việt Hải ngoại. Xuất phát từ Little Saigon người Việt thân thường gọi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS, quốc kỳ VN trở thành phong trào lan toả ra cả chục tiểu bang và hàng trăm hành phố quân hạt Mỹ, và bắt đầu vượt đại dương sang Uc Châu. Nhơn dân Mỹ ủng hộ đem treo lên đỉnh Everest cao nhứt của dãy núi thiêng Hymalaya, nóc nhà của thế giới. Quân đội Mỹ ủng hộ cho treo ở Chiến trường Iraq, ngày Lễ Lao động Mỹ và 30 tháng tư 2005. Những biểu tượng kế tiếp là các phong tục, lễ lộc truyền thống đều được gìn giữ và kỷ nhiệm long trọng. Tinh thần gia đình VN, sự gắn bó của gia đình VN đã giúp cho lớp trẻ Việt ít sa vào các tội phạm xã hội, tỷ lệ ly di thấp dù Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về ly dị. Ngành Nail được người Mỹ gốc Việt biến thành kỹ nghệ độc chiêu ở Mỹ. Món phở VN quá phổ thông người Mỹ mỹ hoá thành chữ "pho" của Mỹ; món chả giò VN là món ít khi thiếu trong các cuộc tiếp tân ngoại giao Mỹ. Trong môi trường hoàn toàn tư do, tất yếu các hội đoàn, đảng phái lịch sử, và các cộng đồng non trẻ người Việt hải ngoại có khi phân hoá và chia rẽ. Nhưng mẫu số chung VN vẫn còn. Còn rất vững chắc như thành đồng vách sắt của người Việt hải ngoại; một vài ngưòi thiên tả hay thân Cộng vừa ló mòi hoà giải hòa họp thì bị chống, tịt ngòi. Tết nhứt, lễ Bà Trưng, Bà Triệu phe này hay phái kia, dù không thuận họp làm chung nhau nhưng đều có tổ chức, không ai nỡ nào bỏ qua. Công cuộc chống Cộng tuy có khác nhau về cách làm, nhưng cùng cứu cánh là đem lại tư do, dân chủ cho đồng bào trong nước, như các tôn giáo dù khác tín lý nhưng vẫn đấu tranh cho tự do tôn giáo. Nói tóm trong 30 năm đoạn đầu của cuộc hành trình tìm tư do, người Việt Hải ngoại đã tự tạo gần đủ điều kiện - ngôn ngữ, biểu tượng, lối sống, ý thức thuộc về nhau, muốn sống chung với nhau - để trở thành một Việt Nam hải ngoại, kiểu Đài Loan đối với Trung Công. Nhiều dấu chỉ đáng mừng. Con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước dất nước có phần. Lớp trẻ VN Hải ngoại đã bắt đầu dấn thân nhập cuộc sâu và mạnh, đưa lưng ra gánh vác thay cho đàn cha anh mình trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Những nghị quyết ở Hạ Viện Mỹ đa số là do lớp trẻ Việt vận động hành lang. Những tiếng nói chống độc tài đảng trị toàn diện của CS trong chánh quyền và truyền thông Mỹ đa số là do những người dân cử đa số là trẻ thúc đẩy. Ngay cuộc biểu tình hàng ngàn người chống hình ảnh HCM với cờ máu, đã cho thấy đại đa số tuổi trẻ hải ngoại cũng chín chắn, nhận rõ chính tà rồi. CS Hà nội là một chế độ đang chống lại tư do, dân chủ của người dân Việt Nam, và đi ngược lại các giá trị tự do, dân chủ truyền thống của Mỹ, niềm mơ ước của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
|