Độc chất & bệnh tật |
Tác Giả: Theo BS Nguyễn Văn Vỵ, Sở Y tế Hải Phòng | |||
Chúa Nhật, 02 Tháng 8 Năm 2009 21:33 | |||
1. Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hóa để ngấm vào máu. SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm gây rối loạn chuyển hóa đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, làm tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở. 2. Clo là thành phần không thể thiếu của các chất tẩy trắng giấy và sợi, khử trùng hệ thống cấp nước, bể bơi, cống rãnh, bệnh viện (cloramin). Khi trong nước có các chất hữu cơ, cloramin có thể kết hợp tạo ra các hợp chất độc. Theo giới chuyên môn, các hóa chất này vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Chúng có gốc Clo rất độc nhưng do không mùi, không vị, không màu nên khó phát hiện. Chúng thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả. Khí Clo gây ngứa, ngạt thở, đau rát xương ức, ho, ngứa mắt và miệng, chảy nước mắt, tiết nhiều nước bọt. Nếu bị nhiễm nặng có thể đau đầu, đau thượng vị, nôn mửa, vàng da, thậm chí phù nề phổi. Hiện nay các nhà khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã sản xuất được một loại phụ gia thực phẩm có tên là PDP từ nguyên liệu tự nhiên như vỏ tôm, cua, mai, mực, có thể thay thế hàn the trong sản phẩm chế biến. Thông tin cho thấy, có nơi người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu. Sử dụng chất này ở nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Khi thử trên chuột, thấy loại chất này có khả năng gây đột biến, kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng đến bào thai, gây dị dạng cho thế hệ sau. Theo đường máu hay mồ hôi, chất này đi vào cơ thể và kích thích cơ thể sản sinh ra chất tiếp nhận, giúp đưa dioxin vào trong tế bào. Khi đã vào đến tế bào, dioxin sẽ bị các men đặc biệt chuyển hóa thành một dạng chất thứ cấp có hoạt tính. Chúng tác động lên ADN và làm sai lệch nó, gây ra những dị thường về tính trạng như méo miệng, mù mắt, tật nguyền... 3. Carbendazim là một hóa chất mới được phát hiện được dùng để phun hay tẩm nhanh trái cây sau thu hoạch. Nó có tác dụng trị nấm, được xếp vào loại hóa chất gây rối loạn các nội tiết tố. Kết quả thử trên chuột cho thấy, carbendazim có khả năng tích lũy dần trong cơ thể, tới lúc nào đó sẽ gây đột biến, kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng cho thế hệ sau. Hàn the Hàn the là một chất hóa học không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Hàn the có tính sát trùng và kích ứng nhẹ nên trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha thuốc súc miệng, thuốc đánh răng, thuốc mỡ chống nấm ngoài da (10-15%). Trong đông y còn dùng bồng sa (cách gọi khác của chất này với nồng độ dung dịch 1-2%) để súc miệng trừ hôi miệng, viêm họng... Hàn the là một hóa chất thuộc nhóm độc trung bình. Khi vào cơ thể, hàn the chỉ đào thải khoảng chừng 80%, còn lại sẽ tích tụ trong người vĩnh viễn. Vì vậy, nếu sử dụng hàn the ít trong một thời gian dài cũng nguy hiểm như dùng nhiều hàn the trong một lần. Nó có ít tính độc trực tiếp và tức khắc như các chất khác (ví dụ: asen, thủy ngân) nhưng lại có tính tích lũy từ từ, lâu dài trong cơ thể, đặc biệt trong mô mỡ, mô thần kinh, gây ảnh hưởng độc tới tiêu hóa, hấp thu, các quá trình chuyển hóa và chức phận của các cơ quan trong cơ thể biểu hiện bằng các dấu hiệu: mất cảm giác ngon miệng, giảm cân, nôn, tiêu chảy nhẹ, mẩn đỏ da, rụng tóc, suy thận và cơn động kinh... Triệu chứng dễ nhận biết khi nhiễm độc: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu. Hàn the có thể gây nôn mửa, ỉa chảy, co cứng cơ, ban đỏ da, màng niêm dịch, sốc trụy tim... Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, gây trầm cảm, làm tổn thương thận, rối loạn chức năng, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư. Ăn nhiều có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Về lâu dài có thể gây khô da, rối loạn dạ dày, suy thận mãn tính, đối với thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Hàn the công nghiệp còn lẫn nhiều tạp chất độc hại như asen, chì... thường được sử dụng để tăng độ giòn cho thực phẩm như giò, chân gà luộc, bánh cuốn, bánh đúc, bánh xu xê, tai heo luộc... Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ Y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc. Thường gặp là các ca nhiễm độc trường diễn do tích lũy hàn the qua nhiều lần ăn thực phẩm chứa chất này. Vì vậy, phấn rôm nếu có một lượng nhỏ acid boric thì trên nhãn phải ghi rõ "không dùng cho trẻ sơ sinh". Cần lưu ý rằng hàn the mà các gia đình sản xuất bánh phở, bún... cho vào sản phẩm đều là loại hàn the công nghiệp, lẫn rất nhiều tạp chất độc hại khác như asen, chì... Chính do đặc tính gắn kết với thực phẩm của hàn the mà nó làm cho thực phẩm khó được tiêu hóa hơn bình thường rất nhiều. Phụ nữ bị nhiễm độc mãn tính do hàn the thì có thể được thải trừ qua nhau thai và sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên những tác dụng sinh học có hại của hàn the đối với cơ thể con người còn chưa được khẳng định đầy đủ. Một số kinh nghiệm nhận biết quả có chất bảo quản - Hoa quả bày trên đĩa hoặc khi bổ quả để một lúc mà không thấy ruồi, muỗi hoặc côn trùng không bay đến thì cần cảnh giác, chắc chắn quả đã nhiễm độc. - Các loại quả nhiễm thuốc trừ sâu sẽ rất lâu hỏng. - Các loại quả khi bổ ra thấy hạt đã mọc rễ bên trong, xung quanh hạt bị nhũn, màu sẫm hơn các vùng thịt quả không có triệu chứng hỏng thì chắc chắn quả đã được ngâm thuốc. - Dưa hấu bị mờ hoặc mất hẳn vân da rắn ở vỏ ngoài thì tuyệt đối không nên ăn. - Thanh long có quả to, lá dài, mượt, ăn quả thấy nhớt tức là đã bị phun hoặc ngâm thuốc kích thích. Trước khi ăn cần - Ngâm rửa nước muối phòng thuốc trừ sâu. Quả có thuốc trừ sâu nhận biết bằng những vệt trắng có trên vỏ, lá. - Khi ăn nhãn, hồng ngâm không được cho vào mồm bóc vỏ. - Các loại nước ngâm rửa hoa quả bán trên thị trường hoàn toàn không có hiệu quả đối với việc khử độc. Phát hiện hàn the trong thực phẩm Để phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm, có thể làm như sau: chuẩn bị một ít giấy lọc (hoặc giấy thấm màu trắng) nhúng vào nước nghệ giã, để khô tự nhiên rồi dùng dần. Khi muốn biết trong thức ăn có hàn the hay không, chỉ cần vắt một ít chanh hoặc đổ một ít giấm lên thức ăn cần kiểm tra (tạo độ chua) rồi áp miếng giấy đã tẩm nghệ (có màu vàng) lên chỗ đã có chanh, giấm. Nếu màu vàng trên giấy chuyển thành màu đỏ tức là thức ăn đó có chứa hàn the (Theo BS Nguyễn Văn Vỵ, Sở Y tế Hải Phòng) Một số Test Kit đang có bán trên thị trường dùng để thử nhanh hàn the.
|