Đột Biến Di Thể Đồ Ăn Gây Ung Thư |
Tác Giả: Bs Trần mạnh Ngô | |||
Chúa Nhật, 12 Tháng 7 Năm 2009 07:12 | |||
Một số đột biến di thể trong đồ ăn có khả năng gây nguy cơ ung thư và xơ cứng động mạch. Trong một tham khảo đăng trong báo Clinical Nutrition and Clinical Care tháng sáu 2009, cho biết một vài đột biền di thể trong đồ ăn như Aflatoxin B1, Aristolochic acid và bezo(a)0pyrene coi là những đột biến di thể gây nguy cơ ung thư cho chúng ta. Ngoài ra, nghiên cứu còn bao gồm mức oxýt-hoá làm hư hại DNA, những chất chuyển vận DNA, những lớp tế bào động mạch gây nguy cơ xơ cứng động mạch. Tổng hợp kết quả cho thấy tích đột biến di thể gây nguy cơ ung thư. Thí dụ tác dụng vào những di thể gây ung thư, hay ngược lại ngan chặn không cho di thể có khả năng kìm hãm ung thư phát triển. Khuyến cáo đột biến sớm gây nguy cơ bệnh tim xơ cứng động mạch. Có những di thể gây nguy cơ ung thư hay bệnh xơ cứng tim mạch liên hệ di truyền gia đình. Tuy nhiên một vài di thể có khả năng gây nguy cơ ung thư và bệnh xơ cứng động mạch chưa được sáng tỏ vấn đề. Cũng nên lưu ý một số đột biến di thể sẩy ra trong trường hợp nấu nướng, lúc sản xuất thực phẩm hay do nhiễm phải những chất đột biến di thể. Và một số đột biến di thể đặc biệt gây một số ung thư đặc biệt. Đột biến một số nhiễm sắc thể có thể sinh ra một số dấu ấn sinh học, nhưng không nhất thiết có thể gây nguy cơ bệnh xơ cứng động mạch. Trong một báo khác, Jnl Nutrition, 133: 965S, 2003, đề cập nghiên cứu Đột Biến Di Thể trong đồ ăn cho biết di thể trong đồ ăn làm hư hại DNA dưới nhiều hình thức khác nhau như làm hư hại nucleotides của DNA và làm rối loạn những nhiễm sắc thể bên trong tế bào. Đột biến di thể bắt đầu làm hư hại DNA gây ra những chất từ DNA có tính chất phát triển ung thư, khi dính vào nucleotide. Tuy nhiên sản phẩm đột biến di thể đồ ăn có thể ngăn cản bởi đặc tính di truyền trong cơ thể con người làm cho đột biến di thể vào DNA không thể vào di thể con người, như những chất từ di thể đồ ăn Aflatoxin hay một vài chất nghi ngờ như N-Nitrosamines, Polycyclic aromatic hydrocarbons, hay heterocyclic amines. Hiện nay có nghiên cứu còn cho rằng hiện tượng DNA methylation từ đồ ăn có thể gây nguy cơ ung thư. Khi nói về đồ ăn, chúng ta nên biết có 2 hiện tượng: hiện tượng đột biến di thể trong một vài đồ ăn gây nguy cơ ung thư và một số chất như chất chống oxýt hóa trong đồ ăn giảm nguy cơ ung thư. Thêm Caffeine Giảm Luồng Máu trong Động Mạch Vành Tim. Medhi Namdar và các cộng sực viên nghiên cứu tác dụng khi uống 2 ly cà phê (chứa 200mg caffeine) vào luồng máu xơ cứng động mạch vành tim. Đo luồng máu tim bằng phương pháp đo vận tốc nước đồng vị phóng xạ 15 0xygen (dưỡng khí O 15) bằng máy PET (positron emission tomography). So sánh cho 15 bệnh nhân (tuổi trung bình 61 ± 9) bị xơ cứng động mạch vành tim vơí 15 người bình thường (tuổi trung bình 58 ± 13), trong khi tập thể dục đạp máy xe đạp. Đo luồng mạch máu chảy trong động mạch vành tim trước khi đạp xe đạp và 50 phút sau khi đạp xe đạp. Tính tỉ số luồng máu chảy trong động mạch vành tim trong khi đạp chia cho luồng máu động mạch vành tim khi nghỉ. Kết quả cho thấy luồng máu động mạch vành tim khi nghỉ không thay đổi cả 2 trường hợp bệnh nhân xơ cứng động vành tim và người bình thường sau khi uống 2 ly cà phê chứa 200mg caffeine. Caffeine giảm luồng máu trong động mạch vành tim. Xơ cứng động mạch vành tim do những tảng cholesterol đọng bên trong thành động mạch vành tim. Động mạch vành tim thường cung cấp đồ ăn và dưỡng khí cho tim. Tảng cholesterol dầy ngăn chặn luồng máu trong động mạch vành tim gây cơn đau tim. Những nguy cơ tăng cao thành lập tảng cholesterol trong động mạch vành tim gồm có khói thuốc lá, cao mỡ cholesterol, không năng tập thể dục, mập phì và trọng khối cơ thể cao, tiểu đường, cao huyết áp và di truyền.
|