Bệnh Đau Tim Phụ Nữ Á Châu |
Tác Giả: Bs Trần Mạnh Ngô | |||
Thứ Hai, 26 Tháng 1 Năm 2009 03:30 | |||
Trong một nghiên cứu đăng trong báo Y Khoa Gia Nã Đại ngày 23 tháng 9, năm 2008, cho biết người Nam Á Châu, đặc biệt phụ nữ Á Châu, bị nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn người da trắng. Phụ nữ Á Châu cũng phải điều trị bệnh tim mạch nhiều hơn người da trắng. Nghiên cứu bao gồm 2,189 người gốc Nam Á Châu thường bị đau ngực tại 6 trung tâm y khoa. Tài liệu thu thập bệnh nhân bị đau tim cấp tính, tử vong vì đau tim hay những bệnh nhân phải thông tim, và chụp hình mạch máu tim. Triệu chứng đau ngực chia làm 4 loại: 1) đau ngực nhức nhối, co thắt, như bị dao đâm, đau ng ực thuộc loại khó diễn tả hay khó phân biệt. Đau ngực nằm chính giữa ngực, bên trái, bên phải, dưới vú, vùng chấn thủy, hay chỗ nào khác trong ngực, thơì gian kéo dài từ vài giây tơí vài giờ. Đau ngực đặc biệt như đau co thắt, ở giữa ngực hay bên trái ngực kéo dài từ vài giây tơí 15 phút, đặc biệt bệnh nhân bị đau ngực khi tập luyện thể dục. Các chuyên gia chia triệu chứng đau ngực làm 2 loại: đau ngực đặc thù (typical) hay không đặc thù (atypical). Kết quả nghiên cứu cho biết phụ nữ gốc Nam Á Châu bị đau ngực nhiều hơn phụ nữ da trắng và bị tử vong vì bệnh tim (coronary death) hay bị hôi chứng bệnh động mạch vành tim (acute coronary syndromes) nhiều hơn phụ nữ da trắng. Năm 2004 có bản tường trình của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), dựa vào 400 tường trình y khoa liên hệ bệnh tim mạch phụ nữ, đưa ra những lời khuyên như sau: Phòng ngừa bệnh tim mạch phụ nữ trong giai đoạn đầu như: không hút thuốc lá, tập thể dục, tập luyện cho bệnh tim mạch khi biết chớm bị bệnh tim mạch, ăn uống dinh dưỡng tốt cho bệnh tim mạch và cần giảm cân lượng khỏi mập. Cần phải thay đổi lối sống nếu bị cao huyết áp, luôn luôn phải giữ cho huyết áp trung bình (khoảng 120/80), nhất là bệnh nhân còn thêm bệnh tiểu đường. Cần phải hạ cholesterol xấu xuống thấp. Ngày nay cỡ 70-80mg/dl. Tăng cholesterol tốt lên cao (trên 50mg/dl. Giảm chất mỡ triglycerides xuống thấp (dưới 150mg/dl). Tất nhiên là nếu bị bệnh tim mạch, bệnh nhân phải có bác sĩ chuyên khoa bệnh tim mạch theo dõi và điều trị. Trong một tường trình nghiên cứu trong khoảng thơì gian từ 1998 tới 2002 cho những người lớn tuổi từ 35 trở lên thì thấy phụ nữ từ 35 tơí 44 tuổi tăng cao nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch. Trung bình mỗi năm tăng cao khoảng 1.3% từ 1997 tới 2002. Bởi vậy cần lưu ý phòng ngừa bệnh tim mạch cho những người còn trẻ nói chung, cho phụ nữ còn trẻ nói riêng. Trong một nghiên cứu khác dựa theo 69 tài liệu cho biết: bệnh tim mạch cấp tính phụ nữ dường như không được chuẩn định chính xác, chẳng hạn: 1) phụ nữ thường bị đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim hơn đàn ông. 2) Bệnh nhân phụ nữ đau tim ít được chụp hình mạch máu tim hơn đàn ông, ít được dùng thuốc trị loãng máu (fibrinolytic therapy) hơn đàn ông, ít được thông tim hay mổ tim như đàn ông; 3) Chụp hình mạch máu tim lại thấy bình thường nhiều hơn đàn ông;; 4) đối vơí phụ nữ còn trẻ, nguy cơ tử vong tệ hơn đàn ông; 5) đàn bà ít than phiền đau ngực hơn đàn ông; 6) phụ nữ kêu đau ngực giữa hay bả vai nhiều hơn đàn ông, than phiền khó thở, ói mửa, ăn không tiêu, ăn không ngon, than mệt mỏi hơn đàn ông; kêu chóng mặt, ho hay tim đập hồi hộp hơn đàn ông. Tuy nhiên những nhận xét trên chưa thể thay đổi những tiêu chuẩn bệnh nhồi máu cơ tim cho mọi người. Tham khảo: 1) Canadian Medical Association Journal, September 2008; 2) Nat Clin Pract Cardiovasc Med., 3:194-202, 2006; 3) J Am Coll Cardiol., 50:2128-2132, 2007.
|