Phúc đức: quan niệm sống của dân tộc Viêt |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||
Thứ Hai, 13 Tháng 7 Năm 2009 02:43 | |||
Mỗi khi tai qua nạn khỏi, hay khi gặp một điều lành chúng ta đều nại tới phúc đức như “nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn,” “nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ,” hay “cầu phúc ông bà cho được mẹ tròn con vuông.” Nhiều ca dao tục ngữ đã nhắc đến phúc đức và khuyên chúng ta gây phúc lập đức, “có phúc làm quan,” “tiên tích đức hậu tầm long,” “may phúc ba đời để lại.” Thậm chí, mừng một sự kiện bất ngờ chúng ta buột miệng “may phúc!” Trái lại lời nguyền rủa nặng nề vẫn là câu “đồ vô phúc!” Thật vậy, phúc đức là quan niệm gắn liền với tâm hồn và cuộc sống của người dân Việt, chẳng những ăn sâu trong tâm hồn, mà lại còn bộc phát ra trong cuộc sống hàng ngày và giúp con người sống “hạnh phúc!” Phúc đức là quan niệm giúp cho dân tộc hạnh phúc qua mấy ngàn năm mà luôn luôn giữ được trọn vẹn tâm hồn con người. Khi nói tới phúc đức, chúng ta luôn luôn nhắc tới tổ tiên ông bà là người khuất núi. Dĩ nhiên cũng không quên cám ơn Trời Phật, nhưng chúng ta nhận được nhiều ơn Trời Phật cũng là nhờ hồng phúc ông bà. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi làm điều thiện chúng ta ý thức rõ ràng rằng không những “mình làm mình hưởng,” mà còn dành phúc đức cho cả dòng họ con cháu hưởng nhờ, “làm lành để đức cho con.” Quan niệm phúc đức giúp con người sống thật trong hiện tại, mà còn liên kết với qúa khứ tương lai, hầu sống trọn vẹn kiếp người. Do đó, chúng ta có thể nói quan niệm phúc đức của tổ tiên là quan niệm hữu thần sâu xa mà gần gũi với con người nhất. Quan niệm này chính là câu giải đáp cho họa duy vật vô thần, mà còn giúp chúng ta thoát ách duy tâm duy linh làm con người coi thường thực tại hiện hữu của cuộc sống. Như thế, quan niệm phúc đức của tổ tiên là căn bản tâm linh cho công cuộc phục của dân tộc Việt Nam chúng ta. Trong cuộc chiến, phúc đức là tiêu chuẩn phân định đâu là chánh nghĩa, đâu là gian tà. Và dùng tiêu chuẩn phúc đức để kiểm soát lại những việc chúng ta làm là cứu dân cứu nước, hay phản dân hại nước. Trong lịch sử cận đại khi Hồ Chí Minh ra hải ngoại, có thể cũng tính chuyện cứu nước thoát ách thực dân, nhưng vì không học hỏi, không đặt vấn đề phúc đức như ông bà ta dạy, nên hắn đã nhắm mắt mà chấp nhận một thứ chủ thuyết vong bản ngoại lai, thay vì khi trở về cứu dân cứu nước thì thực tế Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã làm hại nước hại dân. Giờ đây nếu không xét đến phúc đức ắt cũng chẳng khác chi Hồ Chí Minh năm xưa, cũng làm đoàn quân viễn chính trở về cướp nước, cướp chính quyền để rồi tranh giành quyền lợi, đàn áp lương dân và có khi gieo tai họa nặng nề hơn giặc nước hiện tai. Có người hỏi trong chiến tranh chém giết mà nói chuyện phúc đức? Việc phúc đức không phải để tránh tác hại, dĩ nhiên càng tránh được nhiều thì càng tốt, nhưng khi không thể tránh chẳng những chúng ta không được quyền tránh, mà còn có bổn phận dấn thân cứu người vô tội. Việc chém giết để cứu người là việc làm phúc đức, càng xả thân trừ ác thì phúc đức càng nhiều. Trong đại cuộc phục quốc chúng ta ý thức rõ ràng rằng, chúng ta đi cứu người, cứu hơn 80 triệu đồng bào đang bị giam cầm đày đọa. Trong khi giải cứu chắc chắn có sự xô sát, dĩ nhiên mức độ mạnh yếu chúng ta cần lường tầm quan trọng trong việc giải cứu cả một dân tộc mà chấp nhận thực thi. Trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ của Việt Nam ngày nay, bọn kia cố bám vào quyền lợi riêng tư phe đảng mà hại dân hại nước, thì tranh chấp mất còn là chuyện khó tránh, khi đó kẻ ác thì đền tội, người lành thì thêm phần phúc đức. Ðại cuộc phục quốc, việc giải cứu hơn 80 con người là việc làm phúc đức hết sức to lớn, chúng ta khó thể tưởng tượng như lời ông bà thường nói, “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người!” Dù cho có bỏ công của ra xây cất cả chín cảnh chùa cho các vị tăng ni tu luyện … thì cũng không bằng làm phúc cứu cho một người. Thế mà giờ đây chúng ta tính chuyện giải cứu cả một dân tộc, khi bỏ công bỏ của ra để thực hiện, sẵn sàng hy sinh tính mạng, dành để mọi khả năng, thật tâm chuẩn bị chu đáo cho công cuộc phục quốc thì phải nhận chân là “đại phúc.” Việc đại phúc chẳng những chúng ta hưởng, mà như ông bà đã dạy gia đình giòng họ, con cháu và những người thân quen cũng được hưởng nhờ, ngay cả những người khuất núi và con cháu chưa sinh ra: “Quang tiền dư hậu.” Do đó, không phút giây dành để cho quê hương dân tộc là uổng phí, khi mưu cầu giải cứu lương dân không chỉ chúng ta hưởng phúc đức, mà như tổ tiên xác quyết “phúc đức đó dân tộc cũng hưởng nhờ.” Ðã hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta chưa cứu được nước là vì chưa đủ phúc đức. Khi quan tâm giải cứu đồng bào hay nói đơn giản hơn, khi chúng ta nhớ đến đồng đội ngã xuống, tù đày oan nghiệt, lời trăn trối của người thân, lời thề khi bỏ nước ra đi … khi nhớ tới đồng bào rên xiết dưới ách nô lệ mà quyết tâm dấn thân thì không phải là đại phúc sao … khi góp đủ phúc đức thì sẽ cứu được nước. Con người phàm tục như chúng ta mà còn biết quặn đau trước nỗi thống khổ của dân tộc mình, thì không lý Ðức Quốc Tổ, Minh Quân Thánh Chúa, Tổ Tiên Ông Bà lại làm ngơ phó mặc con cháu chịu cảnh đọa đày? Sở dĩ các Ðấng Linh Thiêng chưa thể ra tay oai linh hiển hách trừ bạo an dân cũng chỉ vì tại chúng ta. Chúng ta chưa đủ phúc đức, chưa xứng đáng làm tác nhân để các Ngài xử dụng trong công cuộc phục quốc ngày nay. Nói theo kiểu Trạng Trình “Bất chiến tự nhiên thành.” Sở dĩ được gọi là “bất chiến” vì trong việc “tham chiến” ấy, Ðạo Binh Nhân Nghĩa với sự phù trợ của các Ðấng Linh Thiêng trừ ác cứu dân. Bất chiến tức là chiến vậy. Nhiều người cũng chú tâm tìm kiếm “minh quân, thánh chúa” … Xin hỏi hễ là con người thì ai đủ tài đức lớn cứu được hơn 80 triệu dân. Nếu có phải chăng họ nhờ đóng góp phúc đức trong một tổ chức mà họ là đại diện. Chúng ta ý thức rằng mỗi phút giây, mỗi hành động lo cho quê hương đồng bào là việc đại phúc. Và nhờ vào quan niệm sống này chúng ta không bơ vơ hay chán nản lạc lõng … vì mỗi phút giây dành để cho quê hương, như ông bà ta nói đó là đại phúc. Phúc đức đó, chẳng những chính mình gia đình dòng tộc hưởng … mà quê hương dân tộc cũng hưởng nhờ. Bởi có đủ phúc đức thì mới cứu được quê hương. Các tổ chức chính danh là tụ điểm để giúp nhau thêm tài thêm đức, cộng tài cộng đức để giải cứu đồng bào. Mỗi phút giây cho quê hương là đại phúc!
|