Home Đời Sống Tài Liệu Tiết lộ năng lực hạt nhân của Nhật Bản

Tiết lộ năng lực hạt nhân của Nhật Bản PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 30 Tháng 7 Năm 2009 01:09

 
Nhà máy điện nguyên tử Kashiwazaki-Kariwa, Nhật Bản.  
Những năm gần đây, sau khi Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp lên Bộ Quốc phòng Nhật Bản (đầu năm 2007), người ta đã quan tâm; đến chiều hướng phát triển và xây dựng lực lượng quân sự của nước này, trong đó đặc biệt chú ý đến năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN).
Dự trữ nguyên liệu hạt nhân không ít 

Theo hồ sơ giải mật, trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu lý luận VKHN.  thời gian cuối chiến tranh, với sự giúp đỡ của Đức Quốc xã, Nhật đã tiến hành thăm dò phát triển VKHN, nhưng chỉ giới hạn ở nguồn nguyên liệu, chưa phát triển chế tạo VKHN thực dụng. 

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã khôi phục nghiên cứu hạt nhân; đến cuối năm 2007,  Nhật đã có nhiều  thiết bị phát điện  năng lượng  nguyên tử. Lượng điện cung cấp  từ nguồn năng lượng nguyên tử chiếm 1/2 tổng lượng điện toàn quốc.  Nhật Bản đã dự trữ lượng lớn nguyên liệu hạt nhân; theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Nhật có hơn 1.300 tấn uranium tự nhiên, hơn 4.000 tấn plutonium nghèo, 54 tấn plutonium và lượng lớn plutonium đã làm giàu... 

Được biết, năm 1995, Nhật Bản đã mua từ Pháp về 14 tấn phế liệu hạt nhân plutonium, sau đó đã qua gia công xử lý và  tái xử lý. Nhật Bản không chỉ đã mua nguyên liệu hạt nhân và phế liệu hạt nhân của Anh, Mỹ, Pháp..., mà còn hiệp thương với Nga muốn mua nguyên liệu hạt nhân được tháo ra từ bom hạt nhân cùng với phế liệu hạt nhân mà Nga định đổ "chôn" xuống biển. Đồng thời, Nhật Bản còn ra sức xây dựng nhà máy tái xử lý phế liệu hạt nhân thu hồi và lò phản ứng hạt nhân phân hạch. 

Hiện nay, Nhật đã có một số nhà máy làm giàu uranium bằng phương pháp ly tâm; nhà máy làm giàu uranium  hóa học, đồng thời đã xây dựng nhà máy làm giàu uranium Laze, thực hiện công nghiệp hóa làm giàu uranium. Nhật gia tăng dự trữ nguyên liệu hạt nhân bằng việc khẩn trương mở rộng năng lực tự xử lý phế liệu hạt nhân ở trong nước. Với 49 lò phản ứng hạt nhân hiện có, Nhật có thể sản xuất khoảng 10 tấn plutonium/năm; dự tính đến năm 2010 sẽ  không  phải nhờ vào nước ngoài, mà chỉ còn tự xử lý phế liệu hạt nhân  từ các  lò phản ứng hạt nhân của Nhật sản sinh ra.

 Theo tiết lộ,  kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn  plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn  20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa  hơn 60 tấn plutonium. 

Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân. Với  năng lực nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tiên tiến của Nhật hiện nay, sử dụng lượng "plutonium dự trữ" dư thừa này có thể chế tạo được hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân. Giới phân tích cho rằng, chỉ riêng lượng plutonium này cũng đủ khiến Nhật trở thành một cường quốc hạt nhân. 

Kỹ thuật năng lượng hạt nhân tiên tiến toàn diện 

Tuy hiện nay Nhật Bản còn chưa có VKHN, nhưng cả thế giới đều biết, về phương diện kỹ thuật năng lượng hạt nhân, Nhật ở vào vị trí hàng đầu thế giới. Ngoài 49 nhà máy phát điện hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân), Nhật đã có kỹ thuật lò phản ứng hạch phân, kỹ thuật này luôn là trọng điểm và là điểm khó trong nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân. 

Tính phức tạp và đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn về kỹ thuật để xây dựng lò phản ứng hạch phân vượt xa so với phát triển VKHN, cho nên một số nước đã buộc phải bỏ dở giữa chừng. Nhưng  Nhật Bản đã quyết tâm theo đuổi 10 năm và  không tiếc tốn kém hơn 6 tỉ USD để kiến tạo được lò phản ứng hạch phân - bắn phá hạt nơtron, tháng 8/1995  đã chính thức vận hành thử phát điện thành công, đưa Nhật trở thành quốc gia có kỹ thuật bắn phá "siêu hạt" hàng đầu thế giới. 

Ngoài kỹ thuật năng lượng hạt nhân tiên tiến, Nhật Bản còn có hệ thống máy tính siêu mạnh mô phỏng năng lực nổ hạt nhân. Về máy tính tốc độ cao loại lớn, Nhật cũng luôn ở vị trí hàng đầu. Nhật đã nghiên cứu thành công  máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy  này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân. Về mặt kỹ thuật, máy tính mô phỏng thực thử nghiệm hạt nhân đối với việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới có vai trò vô cùng quan trọng.

 Cần biết rằng, với kỹ thuật máy tính điện tử phát triển cao,  Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết  vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN cũng như có thể chế tạo và cải tiến tên lửa tầm trung, xa và vượt đại châu. 

Theo tiết lộ của Cục Khoa học kỹ thuật Nhật Bản, trữ lượng plutonium, nguyên liệu  hạt nhân của Nhật có thể đủ để chế tạo hơn 500 quả bom hạt nhân với uy lực lớn hơn vài chục lần so với 2 quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima và Nagasaki. Còn, theo báo Hàn Quốc, đến năm 2010, Nhật Bản sẽ có lượng plutonium đủ để chế tạo 7.500 quả bom nguyên tử. 

Ngoài ra, hiện nay Nhật có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN. Từ đó có thể suy đoán, một quốc gia phát triển như Nhật  Bản, khi thời cơ chín muồi, chỉ trong thời gian ngắn là họ có thể chế tạo ra VKHN với số lượng nhất định và các tầm bắn khác nhau