Chúng ta biết trên thế giới hiện có nhiều loại lịch đang phổ biến trong dân gian, nhưng lịch pháp nước nào cũng có 12 tháng chính, mỗi năm hay mỗi tháng có một con vật hành khiển. Tuy nhiên bạn có biết việc chọn ra 12 con giáp ở Đông và Tây như thế nào không ? Như ở phương Đông mà cái nôi Âm Lịch xuất xứ từ nền triết học cổ Trung Hoa, dùng hình tượng 12 con vật được sắp xếp theo thứ tự : CHUỘT - TRÂU - CỌP - MÈO (hoặc THỎ) - RỒNG - RẮN - NGỰA - DÊ - KHỈ - GÀ - CHÓ và HEO. Còn phương Tây có : - CỪU (Aries) Bạch dương - BÒ (Taurus) Kim ngưu - NAM TỬ (Gemini) Song nam - CUA (Cancer) Bắc giải - SƯ TỬ (Leo) Hải sư - TRINH NỮ (Virgo) Xử nữ - CÂN (Libra) Thiên xứng - BÒ CẠP (Scorpius) Hổ cáp - NGỰA (Sagittarius) Nhân mã - DÊ (Capricornus) Nam dương - BÌNH NƯỚC (Aquarius) Bảo bình và CÁ (Pices) Song ngư. Dù 12 con giáp của Đông hay Tây phương, chúng cũng chỉ là hình tượng do người xưa đặt ra dựa vào địa lý và nhân văn của từng nước hay từng nhà thiên văn. Cả hai không thông ước với nhau, nhưng chúng có cùng một thông số để các nước lập ra lịch pháp từ hàng ngàn năm qua để soạn thành lịch phục vụ mọi người. Những thông số đó được người cổ Ai Cập phát hiện, khi họ nhìn lên vũ trụ và đặt tên là vòng Zodiac, còn người Trung Hoa đặt cho chúng cái tên vòng sao Nhị thập bát tú. Zodiac hay Nhị thập bát tú, đều là những định tinh nằm trên vòng Hoàng đạo, được phân chia 4 mùa có 12 tiết và 12 khí. Cứ 1 tiết và 1 khí tính thành 30o (mỗi tiết hay khí có 15o) cuối cùng thành vòng tròn 360 độ. Nói như thế để diễn giải, 12 con vật trong lịch Đông và Tây phương chỉ là tên đặt ra của nguời xưa, chỉ về một ngôi sao được định tinh trên bầu trời bất di bất dịch. LỊCH SỬ CHỌN TÊN CHO 12 CON GIÁP Như đã nói 12 con giáp chỉ là 12 cung độ trên vòng Hoàng đạo, trên mỗi cung có 2 ngôi sao định tinh. Người ta đã đặt tên cho mỗi cung cái tên như Tý, Sửu, Dần, Mão .... còn tại các nước châu Âu cổ (có nguồn gốc từ La Mã) lúc đó người ta gọi tên từng tháng như sau: Tháng 1 - Martius : Vũ thần - Tháng 2 - Aprilius : Nảy mầm – Tháng 3 - Marius : Phồn vinh – Tháng 4 - Junius : Mẫu thần – Tháng 5 – Quintilis - Tháng 6 – Sextilis – Tháng 7 – September – Tháng 8 – Octorber – Tháng 9 – November và Tháng 10 - December. Lịch trên chỉ có 10 tháng, nên khi Hoàng đế Cesar làm lịch, ông ta thêm 2 tháng vào đầu lịch cũ để mỗi năm có 12 tháng. Hai tháng này lập vào đầu năm : - Tháng 1 - Janiarius : Môn thần – Tháng 2 - Februarius : Tẩy uế (Nên tháng Martius, trước là tháng 1 trở thành tháng 3). Còn nước Pháp xây dựng lịch pháp vào năm 1793 mang các tên: - 1 Nivose : Tháng tuyết
- 2 Pluvose : Tháng mưa
- 3 Ventose :Tháng gió
- 4 Germinal : Tháng gieo mạ
- 5 Floréal : Trồng hoa
- 6 Prairial : Đồng cỏ
- 7 Messidor: Tháng gặt
- 8 Thermidor : Tháng nóng
- 9 Fructidor : Hái quả
- 10 Vendémaire : Hái nho
- 11 Brumaire : Sương mù
- 12 Frimaire : Tháng băng. Như vậy tên gọi tháng nói lên tính chất nông nghiệp và thời tiết, còn ở Trung Hoa cũng có thời kỳ người ta gọi tên các tháng như sau: - Tháng giêng : nguyên nguyệt
- Tháng hai : hạnh nguyệt
- Tháng ba : đào nguyệt - Tháng tư : hoè nguyệt
- Tháng năm : lưu nguyệt
- Tháng sáu:hà (sen) nguyệt
- Tháng bảy: đồng nguyệt
- Tháng tám : quế nguyệt
- Tháng chín : cúc nguyệt
- Tháng muời : mai nguyệt
- Tháng m.một : giá (lau) nguyệt
- Tháng m.hai : lạp (tế lễ) nguyệt.
Sau này bên Trung Hoa mới dùng hình tượng 12 con giáp mang các tên Tý, Sửu, Dần, Thố, Thìn, Tỵ Ngọ, Mùi, Thân, Dậu Tuất và Hợi, họ không chọn con mèo làm con giáp thứ tư trong 12 con giáp, mà chọn con thỏ (thố) thay thế. Còn ở Nhật, Hàn Quốc cũng lấy hình tượng con thỏ thay cho con mèo. Tên Mão (con mèo) chỉ riêng các nước Đông dương sử dụng. Sau này khoa chiêm tinh rộ lên, các nhà tướng số mới lập tên các con vật dùng ám chỉ năm tháng ngày giờ. Họ có những nhận xét tinh tế khi sắp xếp các con vật theo tính chất, để chúng có những thứ tự trước sau. TÍNH CHẤT 12 CON GIÁP ĐÔNG PHƯƠNG Khi đặt tên cho 12 con giáp, người xưa có thể đã tìm thấy những đặc điểm sinh học của chúng, chú ỵ́ đến các thời điểm có vấn đề của con vật như: Tháng Tý = tức tháng mười một, loài chuột hay bị bệnh và chết. Thực tế còn cho thấy đây là tháng bắt đầu lạnh nhiều, đồng ruộng vào vụ cày bừa, chuột không có ăn và không chống nổi cái giá rét nên dễ chết. Tháng Sửu = tức tháng chạp, tháng rét đậm với tiết đại hàn, tiểu hàn, cây cỏ tàn lụi. Ăn không đủ mà còn phải kéo cày, nên loài trâu sinh bệnh mà chết. Tháng Dần = tháng giêng, thức ăn của loài hổ báo là các loài thú khác. Tháng này các loài động vật ăn cỏ như hươu nai đi kiếm ăn vì cỏ tranh đã nhú mầm. Hổ cũng đi tìm mồi, dẫm phải các mầm cỏ tranh nhọn cứng mà bị thương và kéo theo cái đói nên dễ bệnh. Tháng Mão = tháng hai, Mão là con mèo, nhưng trong thiên văn cổ Trung Hoa là biểu tượng con thỏ. Tiết này thuộc kinh trập (sâu nở) và cùng với sâu là chất độc do sâu thải ra, thỏ ăn vào tất phải chết. Nên chúng ta dùng tên Mão là vậy. Tháng Thìn = tháng ba, Rồng là con vật của huyền thoại, nhưng khi được xác định (cho dù chỉ tưởng tượng), tất yếu rồng cũng có đời sống riêng, kể cả ốm đau, bệnh tật và cái chết. Tuy vậy tháng này Rồng có bị bệnh hay không thì không ai biết. Nhưng nếu trở lại cội nguồn của huyền thoại, chúng ta có thể hiểu được phần nào. Vì Rồng là con vật được giao đi làm mưa, liền với sấm chớp. Cho nên người xưa có câu tục ngữ : “tháng ba sấm chạy...” phải chăng vì trách nhiệm nặng nề này mà con Rồng dễ bị gặp những điều không may ? Tháng Tỵ = tháng tư, sau thời kỳ ngủ tránh giá rét và bắt đầu mưa xuân ấm áp, thức ăn dồi dào, rắn phải lớn lên bằng cách lột xác. Trong thời kỳ lột xác, rắn rất yếu nên thường là miếng mồi ngon cho các loài động vật khác săn mồi. Tháng Ngọ = tháng năm, mùa hè nóng nực lại là thời kỳ thu hoạch mùa màng, nên ngựa phải làm việc nhiều, dễ mắc bệnh mà chết. Tháng Mùi = tháng sáu, loài sơn dương dễ mắc bệnh vì thức ăn không còn ngon lành khi lá cây già cứng, mưa nhiều và thất thường, nên có khả năng mắc bệnh cao. Tháng Thân = tháng bảy, là tháng mưa bão, mưa ngâu, cây cối ngả nghiêng, hoa quả thối rụng, hang hốc ẩm ướt. Khỉ ăn phải những thức ăn không tốt nên dễ bị sinh bệnh mà chết. Tháng Dậu = tháng tám, đầu tháng lụt lội, cuối tháng gió heo may, gà vừa đói vừa rét, ôn dịch phát sinh và gà chết. Tháng Tuất = tháng chín, tháng này chó hay phát bệnh. Kinh nghiệm dân gian cho thấy tháng này trùng hợp với mùa rươi, chó rất hay chết. Đặc biệt nếu chó đẻ vào tháng này thì chó con rất khó nuôi. Tháng Hợi = tháng mười : gió đông bắc về mang theo các mầm bệnh. Lễ hội mở ra, trâu, bò, gà, lợn bị giết nhưng điều kiện vệ sinh không tốt, nên khi hưởng các thức ăn thừa lợn dễ nhiễm bệnh và chết. Phải chăng vì vậy mà có câu “năm xui tháng hạn” ?! Trong thuyết Dịch lý, âm - dương là hai khí vô hình không thể mô tả bằng lời, nên người xưa phải mượn cái hữu hình để làm sáng cái lý - cái hữu hình này gọi là tượng. Trong Dịch thuyết cương lĩnh nói : "Hiểu lời thì nông, hiểu Tượng thì sâu", nhằm lưu ý người đọc Dịch điều cốt yếu hiểu được những ẩn ý hàm chứa trong lời Tượng, mới thấy cái hay của Dịch, còn chỉ mới hiểu ở lời thì xem như chưa thông về Dịch, sẽ dễ hướng theo cách suy lý sinh ra lầm lẫn mà có tác hại. Chu trình vận hành của Âm - Dương khí trong vũ trụ được Dịch lý mô tả bằng một đường tròn khép kín, biểu diễn sự biến đổi không ngừng của hai khí Âm- Dương qua trọn một năm gồm 12 tháng (tức 12 cung trên đường Hoàng Đạo đã nói trên). Nên với nguyên lý đối nghịch nhau về tính cách Âm - Dương là : Động Tĩnh, Cương Nhu, Nhanh Chậm, Mạnh Yếu, Dữ Hiền... người xưa mới lấy 12 con vật ra làm đối kháng hay hòa hợp với nhau, như lấy 6 con có tính Dương trội vào ngôi cung Dương, và 6 con có tính Âm trội đặt vào vị trí các cung Âm. Họ phải đưa những con vật được mọi người biết rõ tính cách và gần gũi với con người, vì thế các con vật nuôi được "ưu tiên" tuyển chọn. Nhưng thỏa mãn cả hai "tiêu chuẩn" trên không dễ, cuối cùng chỉ có 11 "ứng viên" thuộc các con vật có thật trong đời sống đắc cử; ngôi vị thứ 12 được đặc cách giành cho... con Rồng, là con vật hư cấu; nhưng xét ra lại rất đạt "tiêu chuẩn", vì ai cũng biết các thuộc tính của Rồng, hơn nữa Rồng ở trên trời nên toạ lạc ở cung Dương thuộc ban ngày là hợp vị.
Chú Ngựa có tính năng động, ở ngôi cung Dương mạnh nhất là xứng đáng (trong Kinh Dịch thì chữ "Dịch" cũng tượng hình bằng bộ "Mã"), còn như chú Heo "đại lãn" tĩnh tọa nơi Âm cực, tiêu biểu cho sự trì trệ thì quả chí lý. Sự tinh vi và chính xác trong việc dùng Tượng tới mức khó có thể đổi chỗ các con vật, cũng như thay thế bằng một con vật nào khác hợp lý hơn thế. Một chu kỳ 60 năm, mỗi con vật “biến tướng” 5 lần và mang diện mạo của những con vật khác, ví dụ như Rồng khi mang vòng Lục Thập Hoa Giáp sẽ thành: Giáp Thìn: Rắn - Bính Thìn: Chuột - Mậu Thìn: Quạ - Canh Thìn: Lạc đà - Nhâm Thìn: Sói (quý vị xem trong Tử Vi thường thấy nói đến câu “xuất tướng tinh” là vậy). Vậy sự biến hóa vô thường này mang ý nghĩa gì và liên quan thế nào đến con người khi sinh ra nhằm vào năm mang tên những con vật này ? Bởi Tượng vốn dĩ khó hiểu, vì nó hàm chứa nhiều ẩn dụ có thể suy lý cho nhiều việc, thí dụ có thể suy ra ẩn dụ về tính cách : như sinh năm Thìn xem như được cốt con Rồng là mới "cầm tinh" được hình hài mà chưa có tính cách, khi giao kết với "Mậu" (Mậu Thìn) mới tạo ra tính cách để "xuất tướng tinh" thành Quạ, với ẩn dụ này cho thấy là người hay nói, thích ăn to nói lớn như quạ. Hoặc Rồng kết hợp với "Canh" (Canh Thìn), thì tính năng động của rồng sẽ biến mất, trở thành người từ nói năng, đi đứng đều đủng đỉnh, chậm như... con Lạc đà đi trên sa mạc, "trưa không vội, tối không cần" v.v… Thường thì biết tính cách chỉ để cho vui, nhưng khi cần xác định vào một công việc đôi khi rất có ý nghĩa. Cho nên các con vật chỉ đắc dụng khi cần làm sáng cái lý qua những kết hợp đơn giản, như giữa Can - Chi của năm (như thí dụ về Rồng trên đây), còn đối với những giao kết phức hợp như giữa Can Chi của cả năm, tháng, ngày, giờ, chúng sẽ không còn đất dụng võ nữa mà phải dùng đến chính con người làm Tượng cho con người, mới có thể làm sáng được cái lý âm địa của Dịch (các Đại tượng và Tiểu tượng ở mỗi quẻ Dịch trong Kinh dịch chứng tỏ điều đó.). Các con vật với ý nghĩa và tác dụng như nói trên nếu đem chúng ra làm đối tác với nhau để suy lý, xét đoán con người thì e rằng quá đơn giản. Thí dụ như năm con Chuột sẽ xung khắc với con Mèo (trong bộ "tứ hành xung" Tí - Ngọ ̣- Mão - Dậu) nhưng chuột "Bính" đã biến thành Rắn còn Mèo cũng đã biến chất thành Dê, Gà, Rồng, Rái cá, Hươu cả rồi. Vậy thì sẽ lấy con nào "xung" với con nào đây ? Nên người xưa sử dụng 12 con vật biểu tượng cho 12 con giáp là cái lý này, và nếu trong chúng ta còn những mê tín về "tứ hành xung", "tam tai", ắt sẽ thấy chúng không phải lúc nào cũng đúng. TÍNH CHẤT 12 CON GIÁP TÂY PHƯƠNG
Nhìn qua 12 con giáp Tây phương, chắc sẽ nhận thấy chỉ có 8 con giáp mang tính động vật, còn lại 4 con giáp là Song nam, Xử nữ, Thiên xứng và Bảo bình thuộc về người và đồ vật. Nhiều người từng tìm hiểu tại sao bốn con giáp ấy không phải là tứ trụ Đông Tây Nam Bắc như các chòm sao Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ và Bạch Hổ trong Nhị thập bát tú, mà nằm so le ở các cung khác nhau ? Người ta lý giải rằng cơ chế vận hành của vòng Hoàng đạo Zodiac phương Tây, là sự phát triển theo nguyên tắc : trái đất là trung tâm của vũ trụ, còn các hành tinh chỉ giữ vai trò thứ yếu. Sự vận động của các hành tinh này ở vào vị trí nhất định theo từng thời điểm nhất định. Một con người khi sinh ra vào 1 thời điểm nào đó, sẽ chịu ảnh hưởng và sự chi phối ngay của chính hành tinh đó đang trực tiếp với trái đất. Người Hy Lạp xưa cho rằng mỗi ngôi sao đều có đặc tính riêng, mang tính chất Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ, Kim tinh. Thí dụ như Hỏa tinh đồng nghĩa với sự nóng nảy, nhưng chủ động như thuyết Âm dương Ngũ hành đã nói. Nên mỗi con giáp Tây phương đều chịu ảnh hưởng của mỗi chòm sao hay mỗi cung, có ảnh hưởng và tính cách nhất định với người sinh ra, khi ngôi sao này đang trực tiếp lên bề mặt trái đất. Cung hoàng đạo chi phối cả nghề nghiệp của người ấy, nên người phương Tây lấy 12 hình tượng như đã đề cập, nói lên khí chất và nghề nghiệp của người chịu sự ảnh hưởng này. Dưới đây xin điểm qua 12 chòm sao ấy, với hình tượng đã gắn liền những ngày những hành tinh này trực tiếp với trái đất: BẢO BÌNH (Aquarinus) 21/1 đến 19/2 - Ứng với tháng Dần : Nhanh nhẹn, tò mò, lạc quan và thích nghi với mọi hoàn cảnh. Trong sự nghiệp, người tuổi Bảo Bình sống thận trọng, tỉ mỉ, luôn xứng đáng với vị trí công việc và xử lý các tình huống mau chóng. Giấu sau bề ngoài bình tĩnh và nghiêm túc ấy, lại có trái tim sôi nổi, lthích hành động , nhưng trung thực, chung thủy với gia đình và con cái, dễ bị xúc động rối loạn khi gặp nỗi đau về tình cảm. Về mặt tài chính, người tuổi Bảo Bình tiêu tiền không cần tính toán. Người Bảo Bình hợp với người Song Ngư, tức hiểu và giúp đỡ nhau, với người Song Nam có cơ hội thành công đảm bảo, với người Nhân Mã sẽ kính trọng lẫn nhau. SONG NGƯ (Pisces) 20/2 đến 20/3 - Ứng với tháng Mão: Người Song Ngư sống tự tin trong mọi hoàn cảnh. Có tính kiên định, thực tiễn, làm chủ bản thân, không cơ hội . Trung thực, thích giao du rộng rãi nhưng chỉ trong mối quan hệ đứng đắn, có nhược điểm là khó tự diễn đạt những tình cảm sâu kín nên thường cô đơn. Người tuổi này lao động cần cù, làm ra tiền sống cần kiệm, để có cuộc sống an toàn, khiêm nhường, nhưng không để ai nịnh bợ đánh lừa. Hợp với người Bảo Bình sống trọn trọn vẹn với bản chất lương thiện, với người Kim Ngưu có quan hệ bền chặt nhờ hợp tác với nhau, với người Bắc Giải có tình cảm thơ mộng, với người Hổ Cáp cả hai cùng lao động, với người Nam Dương chung sống hòa thuận. BẠCH DƯƠNG (Aries) 21/3 đế̀n 20/4 - Ứng với tháng Thìn : Người Bạch Dương tượng trưng cho sự đối kháng. Người tuổi này có đầu óc mạnh mẽ, nhưng luôn thận trọng, ghét những tật xấu, dám lao mình vào những công việc đầy rủi ro để thử thách bản lĩnh. Người Bạch Dương được người khác yêu và ngược lại cũng thường hay bị người ghét.Tình cảm lãng mạn như tiểu thuyết. Với các người Kim Ngưu, Nam Dương sẽ bổ sung cho cái thiếu của người Bạch Dương, với người Hải Sư mang cùng tính cách nên hợp ý, với người Hổ Cáp thích phiêu lưu, với người Nhân Mã chọn sự chiều chuộng dịu hiền. KIM NGƯU (Taurus) 21/4 đến 20/5 - Ứng với tháng Tỵ : Người Kim Ngưu đa nghi với mọi người do bản chất ích kỷ bẩm sinh, thường coi mình trên người khác. Thích các đồ vật sang trọng, yêu nghệ thuật, đọc sách và nghiên cứu. Trong tình yêu, thích người có quan hệ chung thủy, nhưng chính người Kim Ngưu lại đa tình, thích được người khác chiều chuộng. Với người Bảo Bình cùng nhau chia sẽ vui buồn, cùng với người Xử Nữ có sự hiểu biết tương trợ, với người Nhân Mã sống hợp tính nhau, với người Nam Dương coi chừng ở vào thế thụ động. SONG NAM (Gemini) 21/5 đến 21/6 - Ứng với tháng Ngọ : Người Song Nam có cuộc sống hấp dẫn, do duyên dáng dễ nhìn, giỏi nhận xét về thời trang, có đầu óc sáng tạo, dám lao mình vào những đề án lớn với nhiệt tình cao. Nên có cá tính mạnh. Với thuật chiêm tinh, người Song Nam được coi là người ban ơn và đem điều tốt lành đến cho người khác, chung thủy với vợ và gia đình. Với người Bảo Bình hợp tác và năng động cùng nhau, với người Bạch Dương có những bất ngờ lường trước được, với người Bắc Giải hiểu biết lẫn nhau chỉ cần nửa lời, với người Thiên Xứng sẽ vui vẻ trong các tính toán làm ăn. BẮC GIẢI (Cancer) 22/6 đến 22/7 - Ứng với tháng Mùi : Người Bắc Giải thường tìm được chỗ đứng đúng lúc, đúng thời điểm ... dựa vào linhcảm, biết tính toán, sáng suốt, kiên định, biết kìm hãm và giấu giếm tình cảm thự̣c của bản thân. Người tuổi Bắc Giải mê tiền tài, sự nghiệp. Là người có đầu óc thẩm mỹ, nên đòi hỏi cuộc sống bao giờ cũng phải thanh lịch, cũng như có̀ đòi hỏi cao trong tình yêu, vì thế rất thận trọng và tạo trước cho mình lối thoát an toàn. Người Bắc Giải hợp với các con giáp khác trong vòng hoàng đạo. Trừ người Bạch Dương, Hải Sư và Nam Dương vì khắc tinh. HẢI SƯ (Leo) 23/7 đến 23/8 - Ứng với tháng Thân : Người Hải Sư vốn thích lao mình trước gió bão. Có tính xã giao, dễ giao du với mọi người, nhưng vẫn giữ được tính độc lập, thích tìm một cuộc sống dễ chịu, dễ dàng, có nhiều thay đổi và thích đi xa. Trong lao động, biết chịu đựng gian khổ để vượt qua khó khăn,không thích luồn cúi khuất phục người khác. Trong tình yêu, nhiệt tình, đam mê, và phân tâm giữa ham muốn và̀ tính ích kỷ. Với người Bạch Dương hợp nhau các trong công việc kinh doanh và tình yêu, với người Xử Nữ được hỗ trợ lẫn nhau, với người Hổ Cáp hiểu nhau và tạo quan hệ bền vững nhưng chậm đến với nhau, cùng người Nhân Mã bổ sung cho nhau cái thiếu. XỬ NỮ (Virgo) 24/8 đến 22/9 - Ứng với tháng Dậu : Người Xử Nữ thiên về tình cảm dịu hiền nhất trong vòng Hoàng đạo. Nhưng luôn cần những lời khuyên nhủ, do không thích nghi với sự cô độc. Ưa các đồ vật đẹp, mỹ thuật. Trong lao động, bị ảnh hưởng giữa tính năng động và tính lười biếng. Sống tình cảm nhưng yếu đuối và khó khăn khi chọn lựa người yêu, nhưng sẵn sàng xả thân cho người mình yêu. Hợp với người Kim Ngưu vì cùng quan điểm nhân sinh, có quan hệ thành đạt với các người Hải Sư, Bắc Giải, lập gia đình với người Nam Dương sẽ có̀ sự thủy chung.. THIÊN XỨNG (Libra) 23/9 đến 23/10 - Ứng với tháng Tuất : Người tuổi này nhanh nhẹn, khôn ngoan, là người giỏi trong ứng xử. Biết chọn lời, chọn ý, chọn sáng kiến, biết tập trung trí tuệ vào những đề án. Có tài thuyết phục và luôn năng động lao mình vào nhiều công việc cùng lúc. Ưa tiếp xúc gặp gỡ, không chịu được cảnh cô đơn và sự nghỉ ngơi buồn chán, cả về phương diện sự nghiệp và tình cảm. Quan hệ tốt với Bảo Bình là hợp về tính cách. Với Song Nam, Thiên Xứng kính trọng làm vừa lòng nhau, với Hải Sư tương đồng về mọi mặt, với Nhân Mã giúp đỡ và kính trọng nhau. HỔ CÁP (Scorpius) 24/10 đến 22/11 - Ứng với tháng Hợi : Có tư cách mạnh, tự tin, cao thượng trong công việc và tình yêu, trung thực trong quan hệ, người tuổi Hổ Cáp ghét nói dối, nhưng vẫn giữ được tính độc lập trong công việc. Về tình yêu, thích được người khác khen ngợi để khẳng định tính hào hoa phong nhã, ưa phiêu lưu tình ái. Biết yêu và chiều chuộng người khác, và cũng biết tự chiều mình…Với người Song Nam cùng chung nét về hạnh phúc và quyền uy, với người Bắc Giải tin tưởng và tôn trọng đức tính của nhau, với người Xử Nữ động viên cho nhau nhưng vẫn giữ tính độc lập, với người Nam Dương hợp thành một gia đình đầm ấm. NHÂN MÃ (Sagittarius) 23/11 đến 21/12 - Ứng với tháng Tý : Có tính cảnh giác cao, nên người Nhân Mã biết bảo vệ, trung thành, âu yếm, với người yêu, nhưng cũng hay buồn và lặng lẻ bi quan, nhất là khi phải sống cô đơn. Không từ chối trách nhiệm dù khó khăn nhất, ngược lại chấp nhận một cách nhiệt tình, không thích làm công việc dở dang, nửa vời. Có quan hệ tốt và sâu sắc với người Bảo Bình, có quan hệ năng động với người Bạch Dương, bổ sung tính cách mạnh cho người Hải Sư, thông cảm và trung thành với người Nhân Mã khác, có quan hệ lâu dài với người Nam Dương. NAM DƯƠNG (Capricornus) 22/12 đến 20/1- Ứng với tháng Sửu : Là người có tư tưởng thực tiễn và duy vật. Ưa vui chơi, thích ăn ngon, chuộng tình cảm và yêu đương, nhưng thực chất lại là người có đầu óc thực tế. Có nhược điểm, tính tình ương ngạnh đôi khi dẫn đến con đường xấu, làm cho sau này phải hối hận, nhưng quá muộn. Trong lao động người Nam Dương làm cho người khác tin tưởng, và luôn tìm cách làm vừa lòng người khác. Là người có tình cảm,ưa được vuốt ve chiều chuộng, lời nói dịu dàng và coi tổ ấm gia đình là hạnh phúc cao nhất. An toàn khi sống với người Kim Ngưu và Hải Sư; có quan hệ bền chắc với người Xử Nữ có nhiều hạnh phúc, người Nhân Mã bổ sung tính cách tốt cho người Nam Dương nhất là chuyện gia đình.
|