Mỹ nhân |
Tác Giả: Lê Hoài Nam | ||||||
Thứ Ba, 30 Tháng 6 Năm 2009 23:10 | ||||||
Trong đời, đã bao giờ bạn tự hỏi mình: cái gì đẹp nhất đối với bạn? Nếu bạn từng ít nhất một lần đặt ra câu hỏi ấy, hẳn bạn cũng đã có câu trả lời. Vẻ đẹp thì muôn hình vạn trạng: ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, bông hoa, bức tranh của Levitan... bạn chọn vẻ đẹp nào? Với tôi, tôi đồng cảm với thẩm mỹ của một nhà thơ. Nhà thơ từng viết một bài thơ dài mô tả hình dáng, hương thơm, tâm tính của 100 loài hoa, nhưng hai câu kết thì lại dành cho một loài hoa đặc biệt: hoa Người.
Hoa Người đẹp nhất em ơi Nhà thơ viết “không hương sắc” thì chỉ là một cách nói khiêm nhường, chứ thực ra, hoa Người mới tràn đầy sắc hương. Tục ngữ nước ta cũng từng nói: Người là hoa của đất, không phải là không hàm một nghĩa gì! Phải, sắc đẹp của con người mới là vẻ đẹp cao quý nhất; nó là sắc đẹp đứng trên mọi sắc đẹp, bởi trong sắc đẹp ấy còn hàm chứa cả những giá trị về trí tuệ, tâm hồn, ngôn ngữ. Sắc đẹp ấy khiến ta săn tìm và chiêm ngưỡng suốt đời. Vậy, nhân dịp các phương tiện thông tin đang bàn về các cuộc thi hoa hậu, trong tâm thế nhàn tản, thư thái, với những gì sưu tầm được, cộng với cảm mỹ chủ quan, xin bàn góp đôi điều về sắc đẹp phụ nữ hầu quý bạn đọc. Châu Âu nói chung, cụ thể là xứ sở Tây Ban Nha, thì quan niệm người đàn bà đẹp phải hội đủ 30 điều, gồm: 3 trắng (da trắng, răng trắng, tay trắng nõn nà); 3 đen (mắt đen, lông mi đen, lông mày đen); 3 đỏ (môi đỏ, má đỏ, móng tay hồng); 3 dài (thân dài, tóc dài, cánh tay và bàn tay thuôn dài); 3 ngắn (răng ngắn vuông vắn, tai ngắn, bàn chân ngắn); 3 lớn (đùi lớn, mông lớn, cánh tay bụ bẫm); 3 buông lơi (tóc, đôi môi và những kẽ ngón tay); 3 xinh xắn (đầu vú, cái mũi và cái đầu). Cứ xem hội họa cổ điển châu Âu ta nhận thấy ngay quan niệm này. Phương Đông nói chung, từ ngàn xưa đã quan niệm, đánh giá vẻ đẹp của một mỹ nữ phải xét trên 4 yếu tố: Hình - sắc - thần - khí. Hình và sắc là cái đẹp dễ nhìn thấy, thần và khí là cái đẹp tiềm ẩn. Khoa Tướng mệnh học Đông phương luận về 4 yếu tố này như sau: Hình mà trệ, tất làm việc gì cũng hỏng. Sắc mà trệ thì mặt mày như có tro bụi. Thần mà trệ, tất tâm địa u mê. Khí mà trệ thì tiếng nói mệt nhọc. Cả hình, sắc, thần, khí không trệ thì trăm việc mưu sự đều hanh thông.
Tất cả các bộ phận trên cơ thể con người đều biểu hiện hình - sắc - thần - khí. Có bộ phận biểu hiện rõ một, hai yếu tố; có bộ phận thể hiện rõ cả ba, bốn yếu tố. Gương mặt thiếu nữ được coi là đẹp phải sáng sủa, thanh tú, quang thái như vầng trăng. Da đàn ông nên pha chút sáp nâu mới là đẹp. Da đàn bà thì trắng pha chút sắc hồng phơn phớt mới là đẹp. Làn da đẹp còn bộc lộ hoa sắc của khí huyết tốt. Cái mũi của mỹ nữ cần hình thái vừa phải, không lớn quá, không nhỏ quá. Mũi phải sáng, mịn màng, đầy đặn, lỗ mũi phải kín đáo, sống mũi thẳng, thanh tú (dọc dừa), không cong vẹo, nhũn nhẽo. Cái mũi như thế được ví ỷ lệ như hoa. Bên trên gương mặt là tóc. Trong y lý, tóc là huyết chi dư (chất thừa của máu) do khí đùn lên mà thành tóc. Huyết tốt thì tóc đẹp. Cổ nhân quan niệm, tóc đàn bà đẹp phải là “ô long quyển ngọc trụ” (con rồng đen cuốn lên cây cột bằng ngọc), có ý chỉ người đàn bà trắng trẻo, bộ tóc dài chấm đất, đen mượt là rất đẹp. Tuy thế, sách cổ lại cũng dậy: “Hảo đầu bất như hảo diện. Hảo diện bất như hảo thân”, nghĩa là đầu tốt không bằng mặt tốt, mặt tốt không bằng thân tốt. Thân thể đàn bà phải cao ráo (nhưng không kều cào, dị tướng), cân đối, hài hoà. Nhưng nếu chỉ có vậy vẫn chưa thể coi là thân thể đẹp nếu thiếu vẻ đẹp của làn da. Cổ nhân nói: “Nam chủ khí, nữ chủ huyết”, nghĩa là nam giới quan trọng ở khí, nữ giới quan trọng ở huyết. Huyết của đàn bà tốt xấu không chỉ làm nên vẻ đẹp xấu của tóc mà còn quy định vẻ đẹp xấu của da. Về y lý, huyết là gốc của da. Xem da và tóc có thể biết khí huyết vượng hay suy. Khí huyết vượng, làn da đàn bà còn có khả năng toả hương thơm. Cái mùi hương nồng nàn, ấm áp, thoang thoảng mùi hoa hoàng lan lẫn với mùi trầm, nam nhi cảm nhận được là mê mẩn lòng. Vậy cho nên nhà văn trào phúng Pháp Jules Rênard nói: “Ái tình là vấn đề của làn da” không phải là không có lý! Mô tả người đàn bà như thế, về sắc đẹp còn gì để mà chê? Nhưng thử hỏi, một phụ nữ có tấm thân và gương mặt hoàn bích mà lại nói giọng ồm ồm như giọng đàn ông hoặc chát chúa như lệnh vỡ thì có coi người ấy là mỹ nhân được không? Xin thưa rằng không, ngàn lần không! Cổ nhân dậy: Lời nói là âm thanh của con tim, âm thanh là ngoại biểu của lá phổi, ngôn ngữ là cửa ngõ của họa phúc. Thậm chí sách “Tướng lý hành chân” còn có câu “Duy khẩu hưng nhung hề”, nghĩa là lời nói có thể gây binh lửa chiến tranh! Sách “Cổ tường thư” còn dạy: Lời nói của mỹ nhân không được vọng phát (nói không đúng chỗ đúng lúc), không được vọng trần (nói không có tiết điệu trước sau). Tính chất của lời nói mỹ nhân cần: thuận, chính, giản, tĩnh, khiêm cung. Dáng đi của đàn bà phải cẩn trọng, đoan trang, người nặng mà chân vẫn nhẹ, cử động dễ dàng, khoan thai. Nếu chân nặng nề mà người nhẹ tếch là dáng đi hỏng. Tuy nhiên, bàn thế cho vui vẻ, hứng khởi, cho tâm hồn thanh thoát, chứ trong thực tế tìm được một người đàn bà hoàn hảo nhường ấy là rất hi hữu. Đến như các bậc đại danh sĩ xưa cũng chỉ có thể khuyên vua chúa khi chọn hoàng hậu hay phi tần chỉ nên tập trung vào hai chữ: tứ hồng. Bốn cái hồng đó là má hồng, vú hồng, rốn hồng, gót chân hồng. Trong bốn cái hồng này, người Việt ta xem ra thường lấy cái má hồng làm trọng, vì nó ở ngay mặt, dễ nhìn thấy. Người Trung Hoa thì trái lại, coi cái gót chân hồng mới là quý nhất. Hãy cứ đọc tiểu thuyết “Gót sen ba tấc” của nhà văn Phùng Kỳ Tài sẽ thấy thiếu nữ Trung Hoa xưa phải bó chân để giữ gìn cái gót sen như thế nào! Xét về đại thể thì số đông yêu cái đẹp theo khuôn mẫu ấy. Nhưng cũng vô khối đàn ông mang khiếu thẩm mỹ khá là hoang hoải.
Trong bộ sách “Liêu trai chí dị”, khối chàng công tử bạch diện thư sinh con nhà nề nếp gia phong lại chết mê chết mệt vì những nữ nhân nghịch tặc, ma quái, kỳ dị, lúc ẩn lúc hiện. Đấy là trong truyện. Còn trong đời thực, tôi biết, có những đấng mày râu mỗi khi có cảm giác nhàm chán, khô kiệt tình vợ chồng, tình yêu trong đời thực lại tìm đọc Liêu trai để được thả hồn theo những bóng xanh bóng hồng ma quái kinh dị trong đó. Điều đó nói lên rằng, thẩm mỹ của con người, ngoài tính phổ quát chung nhất, vẫn mang tính dị biệt. Cho nên, một học giả thời hiện đại mới nói: Không có người đàn bà xấu mà chỉ có người đàn bà không biết làm đẹp, là bao hàm cái nghĩa ấy. Trong bài thơ “Bần gia nữ”, Bạch Cư Dị viết tặng mỹ nhân Dương Quý Phi, mở đầu có các câu: Trong thiên hạ không có chính thanh Ảnh : tranh của Tạ Sở Dư (Trung Quốc)
|