Thủy ngân, một chất độc dưới đại dương đang trên đà gia tăng mạnh |
Tác Giả: Trang Nguyễn | |||
Thứ Tư, 27 Tháng 5 Năm 2009 12:13 | |||
Ảnh hưởng của hiện tượng đó đối với đời sống con người Nay thì người ta đã biết thêm một đôi điều về chu kỳ của thủy ngân, một độc tố có khả năng tự tích lũy trong dây chuyền lưng thực (“food chain” trong tiếng Anh). Một nhóm người Úc phối hợp với người Mỹ vừa mới đây đã thực hiện nhiều đợt lấy mẫu nước trên miệt Bắc của Thái Bình Dương, sâu đến cả nghìn thước. Qua phân chất thì họ thấy rằng dung lượng thủy ngân trong nước biển của đại dương này đã gia tăng 30% trong vòng khoảng hai mươi năm nay, mà như thế là một điềm chẳng mấy tốt lành. Thủy ngân là một nguyên tố thiên nhiên, được rải ra rộng khắp ngoài thiên nhiên. Thế nhưng các hoạt động của loài người đã dẫn đến các sự thải hồi - theo cái nghĩa “đổ rác” - quan trọng, được ước tính đến hai nghìn tấn hàng năm, trong khi chỉ cần một “gramme” cũng đủ làm ô nhiễm cả một dòng nước. Các nguồn chủ yếu của sự phân tán loại kim khí rất độc hại này (thủy ngân trong hóa học vẫn được kể như một loại kim khí) là do quá trình đốt than và khai thác vàng theo kiểu thủ công nghiệp. Một phần thủy ngân rơi rớt xuống các dòng nước, và nước đưa số thủy ngân đó ra các đại dương. Ở đấy thì số thủy ngân này biến thành “metila thủy ngân” (“méthyle mercure” trong tiếng Pháp), tức là một dạng rất độc hại của thủy ngân. Những công trình nghiên cứu được đăng tải trong số 1 Tháng Năm của tạp chí “Global Biogeochemical Cycles” đã xác nhận đúng là đời sống sinh động của tập thể vi trùng trong đại dương là căn nguyên của sự biến đổi về mặt hóa học như vừa nêu: tức là chất thủy ngân hòa lẫn vào nước biển trong đại dương đã được hấp thụ bởi đám sinh vật nổi (“plancton”) mệnh danh là “phytoplancton”. Khi cái đám này chết và lắng sâu xuống lòng đại dương thì các vi khuẩn bèn làm biến chất chất hữu cơ trong đám “phytoplancton” đã chết đó và biến chất thủy ngân thành “metila thủy ngân”. Như vậy thì rõ ràng là từ chính ở trên đầu nhóm của dây chuyền lương thực mà sự tích lũy về mặt sinh vật học của chất “metila thủy ngân” là mạnh nhất. Ðặc biệt là đối với giống cá Ngừ, là nhóm có đến 40% - dân số Hoa Kỳ qua đó mà chịu ảnh hưởng của họp chất thủy ngân. Trong nhiều nước, các giới chức y tế khuyên dân chúng, nhất là đối với phụ nữ có mang, bớt ăn một số cá thuộc loại săn bắt cá như cá Ngừ tươi hoặc đông lạnh, hoặc cá mập, cá lưỡi kiếm, v.v... Bên Pháp, cơ quan đảm trách an toàn về mặt y tế đối với thực phẩm (“Agence francais de sécurité sanitaire des aliments” - “Affsa” ) hồi năm 2002 đã cho phát ra lời khuyến cáo đối với phụ nữ có mang là mỗi tuần không nên ăn quá 150 “grammes” các giống cá loại săn bắt cá khác. Còn cơ quan y tế bên Canada - “Santé Canada”- thì ấn định cái mức đó là 150 “grammes” cho một tháng. Có một công trình nghiên cứu - thực hiện đối với hai mươi lăm nghìn phụ nữ và cũng ngần ấy trẻ sơ sinh bên Ðan Mạch đã cho thấy những cái lợi trong việc các nhóm trẻ đó phát triển qua bú sữa mẹ và khi các bà mẹ này ăn cá. Chỉ có điều cần được nêu ra là ở Ðan Mạch những loại cá thường được người ta tiêu thụ như cá “mo ruy chấm đen” -”cabillaud”, cá “bơn sao” - “plie”-, cá hồi - “saumon”-, cá trích - “hareng”- và cá thu - “maquereau” - đều ít bị nhiễm bởi chất “metila thủy ngân”. Nếu ta đưa thêm vào bài toán nào là vấn đề phát triển kinh tế, đặc biệt là tại Á Châu, nào là sự gia tăng ồ ạt trong việc sử dụng than đá, thì viễn tượng về mối hiểm họa nêu trên có phần khá u ám. Các nhà nghiên cứu Mỹ và Úc đã tìm cách tạo nên một mô hình diễn biến phỏng theo mô hình về sự ô nhiễm trong không khí, bắt đầu bằng quá trình diễn biến của các sự thải hồi chất thủy ngân trong môi trường xung quanh. Họ đã tính toán là từ đây cho đến năm 2050 thì dung lượng thủy ngân trong nước biển Thái Bình Dương sẽ gia tăng 50%.
|