Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 |
Tác Giả: Võ Thị Diệu Hằng / Vietsciences | |||
Chúa Nhật, 08 Tháng 3 Năm 2009 00:08 | |||
A- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn còn tiếp tục tranh đấu ở nhiều nơi. Ngày Quốc tế Phụ nữ, được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào ngày 8 tháng 3 năm 1977. Ngày này cho chúng ta nhớ lại những thành quả đó và cũng để ta suy nghĩ về hoàn cảnh của người phụ nữ trên toàn thế giới . 1- Nguồn gốc Ngày Phụ Nữ Quốc tế cũng như những ngày lễ tượng trưng khác, không phải có một nguồn gốc hay một sự việc duy nhất, mà là thành quả của biết bao là đấu tranh và cũng là cuộc hành trình lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata bắt đầu cho cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh. Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911. Ngày 8 tháng 3 năm 1857 các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. tại Lawrence, Hoa kỳ. Affiche ngày 08 tháng 03 năm 1908Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ "Bread and Roses". Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, Hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày Quốc tế phụ nữ ngày 28 tháng 02 năm 1909 Phụ nữ cử hành lễ này vào ngày chúa nhật cuối của tháng 2 cho tới năm 1913 Clara Zetkin Trong buổi họp mặt Quốc tế, kỳ thứ II các Phụ nữ đảng xã hội, 8 tháng 3 năm 1910 ,100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, người Đức, đã đề nghị thành lập một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những người đàn bà đã đầu tranh trên toàn thế giới. Do đó, buổi họp đã chọn ngày 19 tháng 3 năm 1911 để làm ngày phụ nữ quốc tế. Ngày này đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Ðan mạch, Ðức và Thụy sĩ. Không đầy một tuần sau, ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân Ái nhĩ lan và Do thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Ðiều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). 80.000 người diễu hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/breadandroses.jpg Bài hát sáng tác năm 1912 với cuộc đình công của 14.000 người chống lại lương đói khát và bắt trẻ em làm việcMột năm sau, 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng. Sự can đảm của họ đã làm James Oppenheim cảm hứng bài thơ Bread and Roses, bài này thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ. http://vietsciences.free.fr/design/images/rose001.jpg Nghe hát: Bread and Roses As we go marching marching in the beauty of the day As we go marching, marching, we battle too for men As we go marching, marching, unnumbered women dead As we go marching, marching, we bring the greater days Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882 - 1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễu hành của 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. 8 tháng 3 năm 1914 Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận. Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas đệ nhị phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga. 21 tháng 4 năm 1944 Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Tư năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848 tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ. 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. 8 tháng 3 1975, Liên Hiệp quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Ngày 8 tháng 3 trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia. Brot und Rosen Wenn wir zusammen gehen, geht mit uns ein schöner Tag, Wenn wir zusammen gehen, kommt mit uns ein bess'rer Tag. Du Pain et des Roses Pendant que nous marchons par cette splendide journée Pendant cette marche, nous luttons aussi pour les hommes B- Những vị nữ nguyên thủ quốc gia Gần ngày Quốc tế phụ nữ, sau khi nghiên cứu trong số 42 quốc gia người ta thấy, tỷ lệ phần trăm trung bình của phụ nữ bộ trưởng là 28,6%, trong khi đó tại quốc hội chỉ chiếm 21,7% Chỉ ba nước thành viên đã đạt tới mức tối thiểu được đề nghị vào quốc hội là: Thụy Điển (46%), Phần Lan (41,5%) và Hà Lan (41,3%). Tại Pháp nam giới chiếm 81,5%, nữ giới bị dưới mức trung bình so với châu Âu. Phần Lan (60%) và Tây Ban Nha (52,9%) là hai nước duy nhất mà nữ giới giữ chức vụ bộ trưởng nhiều hơn nam giới. Châu Âu có hai phụ nữ đứng đầu nhà nước, là Finland và Ireland, và hai phụ nữ đứng đầu chính quyền ở Đức và Ukraina. Trong số 635 thành viên của nghị viện Hội đồng Châu Âu chỉ có 29,3% phụ nữ được bổ nhiệm hoặc được bầu vào quốc hội. Vị nữ nguyên thủ quốc gia đầu tiên của thế giới: : Suhbaataryn Yanjmaa, nước Mongolia , năm 1953 http://vietsciences.free.fr/biographie/politicians/images/suhbaataryn.jpg http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/Darego_missworld.jpgThế nhưng trong lúc trên thế giới có nhiều người đàn bà la khoa học gia, phi hành gia, chính trị gia, đại thương gia tầm cỡ quốc tế thì vẫn còn nhiều nước chậm tiến mà người đàn bà bị đối xử như một món hàng, như một nô lệ. Năm 1999 luật hồi giáo charia được áp dụng tại các bang miền nam Niger. 12 trong số 36 bang ở Niger áp dụng luật charia. Theo luật này, người phụ nữ nào ngoại tình hay không chồng mà có con đều bị ném đá cho đến chết. Đối với đạo luật charia thì sanh con ngoại hôn có tội nặng như tội giết người, phải bị án tử hình. Hai người đàn bà đầu tiên bị kết án là Safiya Husseini và Lamina Lawal. Cả hai đều được quốc tế can thiệp mạnh mẽ. Safiya Husseini được nghị viện nước Bỉ xin tòa án ân xá nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2002 còn Amina Laval được những hiệp hội quốc tế bảo vệ quyền lợi phụ nữ thu thập hàng triệu chữ ký để xin ân xá cho chị. Những vụ án thường kéo dài gây căng thẳng cho mọi người, nhất là những bị cáo đang ở trong tình trạng lo lắng không biết mình còn sống bao nhiêu lâu nữa để nuôi con còn non nớt- kết quả của tình yêu hoặc bị đàn ông phá hoại. Đem lại sự sống cho một người để rồi chính mình bị giết! Trong khi toà án xử giết đàn bà thì họ lại bảo vệ đàn ông một cái công khai và vô lý. Những người đàn ông này, dù sống chung rõ ràng với "bị can" hàng năm trời, vẫn chối một cách dễ dàng trong lúc chỉ cần thử ADN bằng PCR là biết rõ ngay. Nếu không nhờ sự can thiệp rầm rộ của quốc tế xin ân xá thì đã có biết bao nhiêu người mẹ phải chết trong đau đớn để lại con dại mồ côi. Kỳ thi hoa hậu thế giới năm 2001 diễn ra tại Niger có 9 nước phản đối bằng cách tẩy chay cuộc thi, đó là Bỉ, Costa Rica, Đan Mạch, Kenya, Nam Phi, Panama, Pháp, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ. Hoa hậu thế giới năm đó là Agbani Darego, người Niger. Nhờ sự can thiệp quốc tế mà từ năm 2001 tới nay chưa có người nào bị tử hình ném đá. Thường thì tới tòa phúc thẩm là họ được tha bổng. http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/safiya.jpg http://yves.a.free.fr/graph/amina.jpg Safiya Husseini Lamina Lawal http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/ibrahim.jpg Hajara Ibrahim, 18 tuổi, có mang 7 tháng Trong khi tòa án islam xử đàn bà tàn tệ như vậy, thì đàn ông được quyền lấy nhiều vợ! Ngay cả trên nước Pháp, cũng có từ 10 000 đến 20 000 gia đình đa hôn từ nước ngoài tới cư trú. Phụ nữ ở Bangladesh ngoài việc sống nghèo khổ, còn bị cha hay chồng đối xử tàn bạo. Acid ở đó rất rẻ, trở thành khí giới tuyệt đối của đàn ông khi họ muồn trừng phạt con gái của họ hay vợ họ về việc từ chối hôn nhân hay những sự cãi vả thường ngày. Phần đông những người bị tạt acid chết vì những vết bỏng acid ăn sâu trên cơ thể gây đau đớn vô cùng. Những người chỉ bị tạt acid nơi mặt sẽ bị biến dạng và mù mắt. Tại Albanie phụ nữ là nạn nhân thường ngày của những sự hung bạo. Từ sự bất bình đẳng với nam giới trong sự giáo dục, việc làm, lương bổng đưa đến việc buôn bán phụ nữ. Họ là những miếng mồi ngon và dễ kiếm của truyền thống và tham nhũng. Truyền thống là vì đàn bà là sở vật hữu của đàn ông, đàn ông có quyền giết chết họ mà không bị tội (Kanun) . Tham nhũng là vì chính quyền muốn làm giàu trên thân xác những người đàn bà albanie khốn khổ. Ngay cả trên nước văn minh như Pháp, những bạo hành trong gia đình vẫn xảy ra thường xuyên vìcó rất nhiều di dân từ Á Rập và Phi Châu tới định cư. Vào những năm 2000, nhiều cuộc điều tra quốc gia để làm bảng thống kê, nhưng kết quả của các cuộc điều tra chỉ là phần nổi lên của tảng băng. Tại Pháp, theo thống kê năm 2006 của bộ nội vụ 1 người đàn bà trên 10 là nạn nhân của bạo hành trong gia đình Trung bình cứ 3 ngày là một phụ nữ chết vì bị chồng đánh Cứ 14 ngày là có một người đàn ông chết vì vợ phản kháng bằng khí giới 41% vụ giết người liên quan đến sự li dị 23% tác giả giết người tự tử sau khi hành động 10% số con cái là nạn nhân đồng thời của những vụ giết cha hoặc mẹ chúng Năm 2004 phí tổn của những bạo hành giữa vợ chồng lên tới 1 tỉ euro http://www.femmes- egalite.gouv. fr Người ta phỏng đoán có trên 1,5 triệu đàn bà là nạn nhân của sự bạo hành giữa vợ chồng. Năm 2004 có 162 phụ nữ là nạn nhân của những vụ giết người hay bị thương tích cho đến chết. Theo Liên Hiệp Quốc: Một phần ba số phụ nữ bị chồng đánh ít nhất 1 lần trong đời 40 - 80% phụ nữ alban bị chồng đánh theo điều tra năm 1997, có 9% phụ nữ bị chồng đánh thường xuyên Kết quả những sự bạo hành: 1/3 trẻ con sau này trở thành tàn ác. Nguồn: tintuconline. com.vn http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/afghan_women.jpg Đàn bà Afghan xếp hàng chờ mua thực phẩm dưới chế độ Taliban Gần bốn năm sau khi chế độ Taliban bị lật đổ tại Afghanistan, những người phụ nữ ở Afghanistan vẫn phải chịu đựng cảnh đối xử bất công: bị cưỡng hiếp, sát hại và ép gả. Nguyên nhân chính là sự cuồng tín và sức ép tôn giáo vẫn còn rất nặng nề tại vùng đất Trung Á này. Trong lịch sử hiện đại, hiếm có nơi nào được ví như vùng đất của những người phụ nữ bị đàn áp hơn Afghanistan dưới thời Taliban. Và cũng không có nơi nào sự ngược đãi lại thô bạo như ở Kandahar, quê hương của tâm lý quá khích, cuồng tín Hồi giáo. 5 năm kể từ sau khi chế độ Taliban bị lật đổ, báo cáo của Uỷ ban Nhân quyền độc lập Afghanistan vẫn cho thấy sự tiếp diễn của những hành động đối xử bất công - cưỡng hiếp, sát hại, ép gả và kết cục là những vụ tự tử. Có tới 230 trường hợp tự sát. Hơn 38% số phụ nữ được hỏi đều cho biết họ bị ép phải lấy người mà họ không muốn và có tới 50% cho rằng họ không hạnh phúc với hôn nhân vì tình trạng bạo hành trong gia đình. Con số này còn cao hơn ở Kandahar và khu vực miền nam Afghanistan. Dường tất cả những kết quả đạt được cho tới nay trong cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ. Năm ngoái, khi tổng số cử tri đăng ký đi bỏ phiếu trên cả nước đạt 42% thì tại Kandahar, con số này chưa đạt tới 20%. Tại những vùng nông thôn của tỉnh này, tình hình còn tệ hại hơn. Người Hồi giáo phân phát các bưu thiếp trong đó có hình phụ nữ bị đánh đập cùng những bàn tay bị chặt rời của kẻ trộm và bức tượng Phật bị phá huỷ tại Barniyan. Giờ đây, trên các đường phố tại thành phố lớn thứ hai của Afghanistan, người ta vẫn không thể nào tìm ra một phụ nữ không mặc áo choàng trùm kín mặt - biểu tượng của sự thống trị về giới dưới chính quyền Taliban. Chế độ Taliban đang hồi sinh tiếp đốt trường học và chặt đầu giáo viên vì dám dạy chữ cho các nữ sinh. Những vị quan toà lâu nay ngập chìm trong hàng thập kỷ của đạo luật Sharia cứng nhắc liên tục tống giam phụ nữ vào tù vì không tuân theo sự lựa chọn của người cha về hôn nhân, hay vì họ từ bỏ những người chồng thô bạo. Ngay như các nạn nhân bị cưỡng hiếp cuối cùng cũng bị kết tội ngoại tình. Hôm mùng 8/3 vừa qua, để chào mừng ngày Phụ nữ Quốc tế, Tổng thống Hamid Karzai đã ra lệnh thả những nữ tù nhân bị giam ngắn hạn nhằm sửa chữa sự bất công này. Khi phụ nữ không cam chịu cuộc đời tù túng Song bất chấp những sự bất công đang đè nén họ, phụ nữ tại Kandahar vẫn chống chọi lại. Nữ sinh vẫn tới lớp học khi nào các em có thể, phụ nữ lao động vẫn tới xưởng làm sau lưng người đàn ông trong gia đình. Càng ngày, phụ nữ càng vận dụng chính hệ thống luật pháp từng được sử dụng để trừng phạt họ trước đây làm công cụ đòi hỏi quyền lợi. Họ đã nhận được sự khích lệ của Malalai Kakar, nữ sĩ quan cảnh sát cao cấp nhất tại Kandahar, người đang chỉ huy một đội gồm 10 nữ sĩ quan cảnh sát đặc trách các vấn đề phụ nữ. Chỉ huy Kakar chính là người lãnh đạo các cuộc tấn công nhằm giải phóng những người vợ, con gái bị gia đình giam cầm và văn phòng của cô trở thành nơi trú ẩn cho nhiều phụ nữ bị ngược đãi, đe doạ. phunuAfganistan1.jpg Một buổi gặp mặt mừng ngày 8/3 của phụ nữ Afghanistan. "Tôi bị buộc tội thô bạo với những người chồng đánh đập vợ, và tôi thừa nhận điều này có xảy ra vài lần. Tôi đã rất phẫn nộ. Nhưng điều chúng tôi đang cố gắng làm là áp dụng luật pháp một cách đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ". Hàng sáng, Kakar nấu bữa sáng cho chồng và 6 con nhỏ trước khi đi làm. Cô từng là sĩ quan cảnh sát trong các chính phủ cánh tả của Afghanistan trước khi Taliban lên cầm quyền. Cũng như nhiều phụ nữ khác, cô bị trói buộc vào gia đình theo đạo luật Hồi giáo. Nhưng cô đã trốn sang Pakistan sau khi biết mình đang bị truy đuổi. "Tôi từng phải mang khăn choàng trùm kín mặt cho tới 8 tháng trước. Tôi quyết định phải dứt khoát. Và tôi đã dùng các phương tiện thông tin đại chúng để nói cho phụ nữ đất nước này biết về quyền lợi của họ. Tôi nghĩ các đồng nghiệp nam của tôi rất tò mò khi thấy hình dạng của tôi. Tôi phải tuyên bố rằng tôi không hề khác biệt so với họ". Một cô gái 18 tuổi đã tìm đến viện nhờ sự giúp đỡ của Rosina. Cha cô đã bán gả cô cho một người đàn ông 50 tuổi và cô bỏ nhà khi ông ta đánh đập cô vì không chịu làm lễ cưới. "Tôi sẽ không bao giờ trở lại để kết hôn với người đàn ông đó, không bao giờ", Rosina nói. "Cha và anh trai tôi đã dùng gậy đánh đập tôi thậm tệ khi tôi từ chối. Họ có thể tống tôi vào tù nhưng tôi cũng sẽ không cưới ông ta". Cảnh sát sẽ cố gắng thương lượng với gia đình Rosina. Hiện tại không có các trung tâm trú ẩn dành cho phụ nữ và Rosina rất có thể sẽ phải cầu xin lòng thương hại của một vị quan toà đầy ác ý nào đó. Để thay đổi, phụ nữ cần tham gia chính trường Một trường hợp khác là Trung uý Jamilla Mujahid Barzai, 35 tuổi. Cô cũng từ bỏ ngành cảnh sát khi Taliban lên cầm quyền. Nhưng sau đó, cô bị thuyết phục quay trở lại nghề sau khi người ta bắt giữ và đánh đập anh trai cô. Cô bỏ nghề sau khi chứng kiến cuộc hành hình một phụ nữ tại sân vận động Kabul. Vụ hành quyết này đã được ghi hình và phát trên toàn thế giới, để chứng minh sự tàn ác của chế độ Taliban. "Tôi biết người tù này, tên cô ta là Zarmina. Cô ấy bị toà kết án sát hại chồng. Tôi sẽ không bao giờ quên cách cô ấy bị giết. Họ bắt cô ta quỳ gối trên sân vận động, ngay trước mặt tất cả mọi người. Sau đó, một người đàn ông đeo kính đen xuất hiện và bắn vào đầu cô ấy", Barzai kể lại. phunuAfganistan2.jpg Nữ sinh Afghanistan trong trang phục truyền thống mừng ngày 8/3. "Zamina đã sinh đôi trong tù, hai đứa con 6 tháng tuổi. Anh trai của người chồng đã đem hai đứa bé đi. Tôi không thể làm gì. Thế là tôi rời khỏi ngành cảnh sát. Tôi biết đã có nhiều sai phạm xảy ra, nhưng không ai có thể tin chuyện diễn ra đêm đó. Tôi nghĩ phụ nữ nên tham gia vào đời sống chính trị để ngăn chặn những việc tương tự tái diễn". Hai trong số những người cô của Asma Kakar vừa thực hiện điều ấy. Họ đã được bầu vào hội đồng lập pháp tỉnh và quốc gia. Cô sinh viên 17 tuổi này muốn trở thành bác sĩ, điều không bình thường xảy ra trong cộng đồng người Pashtun. Cha mẹ cô đã đồng ý để cô đi học tại một trường ĐH ở Ấn Độ nếu cô được nhận. "Tôi biết mọi thứ đã được cải thiện nhiều kể từ thời Taliban, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà tôi không thích", Kakar nói. "Phụ nữ vẫn không thể ra ngoài nhiều, chúng tôi vẫn phải mang khăn trùm đầu khi ra ngoài. Chúng tôi thậm chí không được tham gia những buổi picnic ngoài trời. Nhưng tôi biết tôi may mắn, tôi không phải lo lắng về tiền. Và tôi có thể rời khỏi nơi này, ít nhất là trong một thời gian ngắn nếu tôi có bằng cấp". Từ chỗ phụ thuộc trở thành trụ cột gia đình! Một thực tế là việc nới lỏng những ràng buộc xã hội cho nhiều phụ nữ đã dẫn tới các vấn đề kinh tế. Giờ đây, phụ nữ được phép làm việc, dù lúc miễn cưỡng. Nhưng với tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới đang tăng cao, họ đôi lúc trở thành trụ cột chính trong gia đình. Sadia Kamrani, 23 tuổi, làm việc tại Bộ các công việc xã hội. Mức lương 150 USD/tháng của cô là nguồn thu nhập duy nhất đối với gia đình mở rộng ấy ngoài thu nhập hiếm hoi của cha chồng. "Tôi không thể có con. Tôi đang có vấn đề sức khoẻ và cần phẫu thuật, nhưng tôi không có tiền. Chồng tôi bị thất nghiệp trong khi tôi phải phụ giúp anh ấy. Nhưng tôi cũng biết rằng anh ấy sẽ ly dị tôi nếu tôi không có con". Khi cuộc nội chiến bắt đầu, gia đình Kamrani chạy sang Iran. Hai năm sau, họ quay trở lại Afghanistan. "Người ta nói rằng Iran là nước bảo thủ, nhưng chúng tôi không phải mang khăn trùm kín mặt ở đất nước ấy. Trong vài tuần đầu tiên, tôi đã phải mặc thứ này và liên tục bị ngã vì không thể nhìn được mình đang đi đâu. Trên người tôi đầy vết thâm tím. Tôi không hề thích mặc nó và tôi không biết có người phụ nữ nào khác thích mặc không trừ phi bị ép buộc". phunuAfganistan3.jpg "Nhiều người cũng không thích phụ nữ đi làm. Do đó chúng tôi phải đi đường riêng, nếu không tôi sẽ gặp vấn đề. Hàng ngày vẫn xảy ra các vụ bắn giết. Đó lại là điều chúng tôi không gặp phải khi ở Iran". Sherifa Popal, 30 tuổi là một thợ may tại một vùng nghèo đói thuộc Kandahar. Cô từng tham gia vào quá trình bầu cử, đầu tiên là tới các lớp học và sau đó tham gia huấn luyện một đội gồm 42 người giám sát các cuộc bỏ phiếu. Nhưng giờ đây, cô bị thất nghiệp và với một người chồng ốm yếu, cô phải lo chu cấp cho cả gia đình. "Tôi học tới lớp 10 nhưng đến lúc đó xảy ra nội chiến và chính quyền Taliban làm tôi dang dở việc học hành. Tôi phải tham gia các khoá giáo dục dân sự về bầu cử và cũng mở một vài lớp dạy may. Giờ đây tất cả các bộ trong chính phủ đều thiếu tiền cho dự án và tôi không có việc làm. Nguồn thu duy nhất mà tôi có hiện nay là từ việc may quần áo tại gia. Số tiền ấy chẳng đủ chút nào vì cuộc sống tại Kandahar đang trở nên rất đắt đỏ". Một trong những dự án hiện vẫn đang hoạt động là các lớp dạy may do ADA điều hành. Nassema Ali, hướng dẫn tại các lớp học này nhớ lại những ngày dưới chế dộ Taliban khi chồng cô phải đóng cửa tiệm quần áo vì giới giáo sĩ Hồi giáo ra sắc lệnh: đàn ông không được bán quần áo phụ nữ, kể cả những miếng vải trùm đầu không hình thù cụ thể. "Những cô gái tôi đang dạy sẽ rời nơi này và trở thành thợ may. Họ sẽ tìm ra cách để tự nuôi sống bản thân".
|