Cuộc truy tìm thú vị về nguồn gốc sự sống trên Ðịa Cầu |
Tác Giả: Hồng Quang | |||
Thứ Ba, 10 Tháng 2 Năm 2009 12:09 | |||
Nguồn gốc sự sống trên Ðịa Cầu vẫn là một bí ẩn lớn lao, vì bao giờ và như thế nào sự sống xuất hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Vì thế con người luôn khao khát muốn xới tung bí ẩn này. Vào cuối năm 2009 sẽ có một vệ tinh của Nga bay về phía Mặt Trăng Phobos của Hỏa Tinh và lấy mẫu của vệ tinh này về nghiên cứu. Có ít nhất 10 dạng sinh vật độc đáo nhất của Ðịa Cầu sẽ được gửi theo chuyến bay này, do cơ quan Platanery Project thực hiện, nhằm tìm hiểu xem liệu các dạng sống của Ðịa Cầu có chịu nổi các điều kiện khắc nghiệt của vũ trụ trong 3 năm hay không. Có 3 mẫu sinh vật này được chứa trong các container nhỏ bẳng polymer nặng chỉ bằng ¼ của môt pound, có những điều kiện giống hệt như thể chúng đang nằm trên một tảng đá bay lang thang trong vũ trụ vậy. Tảng đá đó là một mẫu của một hành tinh, sau một va chạm, văng ra ngoài. Có lẽ cần nhắc lại là trước đây có nhiều giả thuyết cho là sự sống trên Ðịa Cầu bắt nguồn từ một va chạm giữa một Sao Chổi va vào Trái Ðất và chính “các mầm sinh vật” chứa trong Sao chổi đã đước cấy vào Ðịa Cầu sau đó. Nếu trước đây các mầm sinh vật này trên Sao Chổi được bảo vệ thì container hiện nay dược làm bằng chất titanium cũng từa tựa như thế. Vào năm 2012 khi vệ tinh của Nga bay trở về thì các nhà khoa học quyết định cho thả các ống đựng các sinh vật này rơi tự do qua bầu khí quyển, chứ không dùng dù để đáp xuống. Ðể hạn chế cú va chạm nếu như ống này rơi xuống đất, các nhà khoa học hy vọng các lớp khí quyển của Ðịa Cầu và một thiết bị đặc biệt trong ống có tính cách chống va chạm sẽ hạn chế tối đa các thiệt hại. Các dạng sống trên Ðịa Cầu được khám phá từ những nơi “không thể tưởng tượng nổi” như các suối phun cực nóng, các lò phản ứng nguyên tử, các vòi nóng ở sâu dưới dáy đại dương, cho nên các nhà khoa học hy vọng các sinh vật naỳ sẽ sống sót sau cú rơi từ… vũ trụ! Trong các sinh vật Ðịa Cầu được mang lên Mặt Trăng Phobos có con “Hysibius dujardini”, còn có tên là “water bear” chỉ dài có 1mm, có “biệt tài” ngưng hết mọi hoạt động sống khi lọt vào điều kiện quá khắc nghiệt và “tái sinh” khi được mang trở lại điều kiện binh thường. Hai đặc điểm khó tin là nó chịu đựng được môi trường có nhiệt độ của nước sôi và bị phóng xạ thật mạnh mà không hề hấn gì! Sinh vật độc đáo thứ nhì là “Deinococcus radiodurans” đã được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là ”vi khuẩn lì lợm nhất thế giới”, có thể sống trong môi trường phóng xã, lạnh cóng, khô hạn và cả bị acid nữa. Khi nghiên cứu các sinh vật như thế trong chuyến du hành vũ trụ, có khi giới khoa học có thể hiều được chuyện gì đã xảy ra cách đây hàng tỉ năm ở Ðịa Cầu, khi các cư dân đầu tiên của Hành Tinh Xanh chính là các loài vi khuẩn tương tự…
|