Trâu Qua Phong Tuc, Văn Chương và Ðiển Tích |
Tác Giả: Mường Giang | |||
Thứ Hai, 05 Tháng 1 Năm 2009 05:14 | |||
02-01-2009
Trâu cũng như bò là những gia súc được thuần hóa sớm nhất, sống gần gũi với con người và rất hửu dụng tại các quốc gia nông nghiệp như VN. Ở đồng bằng, trâu giúp nông gia cày bừa, kéo xe, kéo mật, đạp lúa. Tại vùng ngược, trâu được sử dụng trong việc tải gổ, chuyển vận. Ðối với chủ, trâu là con vật ngoan ngoản dể dạy lại ăn uớng giản dị sau một ngày làm lụng vất vã cực nhọc. Thit trâu tuy dai nhưng cũng bổ dượng như thịt bò. Bởi vậy tại VNCH trước tháng 4-1975, cục mậu dịch đã cho phép nhà thầu, cung cấp thịt trâu già làm thức ăn cho các tân binh tại hầu hết quân trường, trung tâm huấn luyện cả miền Nam hay đóng họp làm thức ăn trong khẩu phần lương khô cho các đơn vị tác chiến. Nước ta từ ngày các Tổ Hùng dựng nước tới nay vẫn là một quốc gia nông nghiệp chuyên trồng lúa nước. Vì vậy hình ảnh của con trâu luôn luôn gắn liền với đời sống của quê hương nơi làng quê thôn dã. Tóm lại trâu được nhân gian phản ảnh như một biểu hiện thân thương tốt đẹp, một hình ảnh tượng trưng cho sức sống và tạm hồn VN bao đời, nên trong tâm thức của mọi nhà, luôn coi trâu như là một người bạn đường một đời đồng chung gian khổ, hơn là một con vật được nuôi để làm việc trả nợ. Không có trâu, nhà nông sẽ vô cùng khổ sở vì họ phải thế nó để kéo cày: ‘ Trời xám thấp, rặng tre già trút lá Do đó trâu là một đề tài rất được phổ biến trong hầu hết ca dao tục ngữ, thi ca bình dân lẫn bác học, điển tích kể cả truyện ngắn truyện dài. Trong cuộc sống hằng ngày của người VN nhất là tại nông thôn, trâu được coi như là một gia tài lớn. Vì thế trâu chẳng những là ‘ đầu cơ nghiệp ‘ mà còn là một hảnh diện để chưng diện khoe khoang, nên ‘ tậu trâu lấy vợ làm nhà, trong ba việc ấy lọ là khó thay ‘ Còn gì đẹp hơn cái cảnh ‘ mục đồng ngồi trên mình trâu thổi sáo ‘ nơi dòng tranh dân gian Ðông Hồ, hay hình ảnh của trâu được nhắc qua tiếng thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến.. nói lên cảnh sống êm đềm hạnh phúc nơi thôn dã, tuy rất bình dân mộc mạc nhưng lại là niềm mơ ước ngàn đời của dân tộc Việt.. tiếc thay tới nay vẫn chưa toại nguyện : Rũ nhau đi cấy đi cày Quả thật trâu-bò đã đi vào tâm thức của người Việt bao đời, nên không có gì phải ngạc nhiên khi ta thấy trong hầu hết mọi tác phẩm về thi ca, nghệ thuật, điêu khắc.. kể cả những pho truyện kiếm hiệp Trung Hoa nổi tiếng của Kim Dung .. mỗi lần nhắc tới cảnh thôn quê, lủy tre xanh, bờ dậu cỏ, luống mạ non đồng lúa vàng, bác nông phu, chàng mục tử.. thì không thể nào không nói tới trâu bên cạnh vì nó là con vật luôn hiện diện bên người, qua nhiều lãnh vực với một chổ đứng trân trọng và đầy thiện cảm. 1- HUYỀN THOẠI VÀ TẬP QUÁN LIÊN HỆ TỚI TRÂU : + Nguồn gốc và phân loại Trâu : Trâu VN có cùng xuất xứ với loài trâu Ðông Nam Á thuộc nhóm trâu đầm lầy (Swamp Buffalo) có vóc dáng vạm vở, bụng to chân ngắn, lông màu xám đen, sừng dài nhưng cong ngược về phía sau như hình bán nguyệt. Ðặc biệt có một miếng vá xám trắng gần góc trong của mỗi con mắt và luôn luôn có hai đai trắng (chevron), một ở dưới cổ gần cuống họng, còn cái kia ở ngực. Trâu cái mang thai từ 11-11,5 tháng mỗi lứa 1 tới 2 nghé. Từ các di chí tìm được tại Phú Lộc,Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, cho thấy trâu đã được dân Lạc Việt thuần dưỡng từ thời các vua Hùng trị nước Văn Lang. Theo nhà động vật học K.Kenler (1920) thì trâu là con vật cổ xưa thuộc nhóm thú có sừng đầu tiên trở thành gia súc. Trâu thuộc bộ Bò (Bos) loài nhai lại có sừng rổng chân mang móng guốc chẳn. Tuy cùng họ với bò, linh dương, sơn dương, dê.. nhưng trâu có những sự khác biệt về cấu tạo sinh học với nhóm thú tương cận trên. Loài trâu hiện có 3 nhóm : trâu Anom, trâu Châu Á và trâu Châu Phi. + Trâu trong lãnh vực tín ngưỡng, huyền thoại và quân sự : - Trong Lãnh Vực Tín Ngưỡng : Theo lòng tin của các tín đồ Phật Giáo đồ Ấn Ðộ, Tích Lan và các nước Ðông Nam Á, thì ngay từ buổi khai sinh lập địa, Ngọc Hoàng Thượng Ðế phái Kim Quang Bồ Tát đem hai loại hạt giống ‘ cỏ và lúa’ xuống trần gian tạo thức ăn cho người và súc vật với số lượng 5 lúa 1 cỏ. Nhưng Bồ Tát lại làm trái lời Thượng Ðế, gieo 5 lần cỏ trước và lúa thì gieo sau chỉ một lần. Bởi vậy khắp trần gian cỏ mọc tràn lan làm cho con người thiếu thực phẩm để sống nên phải làmviệc cực nhọc khi đốn cỏ cây dọn sạch đất mới trồng lúa đuợc. Vua trời biết giận dữ nên đày Kim Quang xuống trần làm trâu để ăn hết cỏ. Từ huyền thoại trên, ta thấy loài trâu-bò ngoài việc phải làm việc rất cực nhọc ban ngày, đêm tới còn phải nhai cỏ bõm bẻm như muốn chuộc lại lầm lỗi đã gây ra. Ðó cũng là lý do tín đồ Phật Giáo cử không ăn thịt trâu. Thật ra người VN dù theo bất cứ tôn giáo nào, cũng đều không thích giết trâu ăn thịt vì thương con vật có nghĩa tình lại giúp họ làm nên cơ nghiệp, ngoại trừ đồng bào Thượng sống trên cao nguyên Trung Phần. Ðại Việt ngay từ thời Lý Trần (thế kỷ XI-XIV) lấy nông nghiệp làm nguồn kinh tế chính cả nước, do đó đã ban hành chính sách phân chia ruộng đất cho nông gia để khuyến khích việc đồng áng tăng gia sản xuất. Ðồng thời chính quyền cũng rất quan tâm tới ‘ con trâu ‘ vì nó là động lực giúp nhà nông trong mọi nông vụ. Bởi vậy năm 1123 vua Lý Nhân Tôn đã xuống lệnh ‘ Cấm Giết Trâu Ăn Thịt ‘ ai vi phạm sẽ bị phạt nặng theo luật pháp. Tiếp đến thời Nhà Trần cũng noi theo Luật Hình Thư (đời Lý) mà sửa đổi thành Hình Luật , trong đó qui định hình phạt về các tội ăn trộm và giết hại trâu bò. Hàng xóm hay bất cứ ai biết mà che chở không tố giác cũng bị xử đánh Trương rất nặng. Vào những ngày đầu xuân, nhà vua thân chính tới lễ đàn để tế Thần Nông và cũng tự mình cầm cương dắt trâu làm lễ cày ruộng tịch điền, tuy chỉ là một hình thức tượng trưng nhưng lại vô cùng ý nghĩa về sự quan tâm của chính quyền đối với nên nông nghiệp của nước nhà. Tịch điền là một thửa ruộng dành riêng để nhà vua cử hành nghi thức cày ruộng đầu năm. Riêng con trâu cày ruộng tịch điền, cũng được nuôi dưỡng đặc biệt và là loài trâu đực thiến. Ngày làm lễ, trâu được tắm rữa sạch sẽ, mặc gấm vóc. Vua sau khi tế thần xong, thì bước xuống ruộng cày một đường tượng trưng, mở đầu cho vụ mùa năm mới cầu cho cả nước được ‘ phong đăng, hòa cốc ‘ làng nước thanh bình, muôn dân an cư lạc nghiệp. Một giáo sĩ người Ý tên AdrianoDi Santa Tecla thuộc giòng Augustin truyền đạo Thiên Chúa tại Ðàng Ngoài từ năm 1738-1765, kể chuyện ‘ Ðám Rước Trâu Ðất Trong Lễ Lập Xuân ‘ dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh ‘ cách đây 300 năm. Tài liệu quý giá này là một bản viết tay, hiện được lưu trữ tại thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale) bằng tiếng Latin dưới tựa đề ‘ Opusculum de sectic apud Sinenseset Tunkinenses ‘, được tham khảo từ hai bức thư của vị linh mục Tây Ban Nha tên Francisco Gil de Frderich có tên Việt là Tế, đã ghi lại những phong tục tập quán ngày xưa ở Bắc Hà, khi ông bị giam trong ngục từ năm 1737-1745. Phan Huy Chú cũng ghi lại đám rước Trâu và Mục Ðồng trong dịp lễ tế Lập Xuân hàng năm vào dịp Tết Nguyên Ðán gần giống như tài liệu của các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo từng truyền đạo tại Ðàng Ngoài. Cũng liên quan tới Trâu trong lãnh vực tôn giáo và tín ngưỡng, ngoài việc các dân tộc Trung Á và đồng bào thiểu số ở cao nguyên Trung Phần tới nay vẫn giữ nguyên tục lệ giết trâu để tế thần linh hay tổ chức lễ lat. Nhà toán học Ấn Ðộ là Pythagore cách đây gần 25 thế kỷ, đã tìm được định lý mang tên ông để tính các cạnh trong một tam giác vuông ‘ bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông : a2 + b2 = c2. Ðồng lúc nhà Chu bên Tàu cũng tìm được công thức số học tương đương với định lý hình học trên ‘ 3x3 + 4x4 = 5x5. Ðể ăn mừng phát minh trên, nhà Chu đã giết trâu theo công thức trên vào các dịp tế lễ nếu nhỏ thì 25 con còn lớn thì dùng tới 100 con cũng dưa theo công thức số học : 6x6 + 8x8 = 10x10. THẬP MỤC NGƯU ÐỒ : Tám trăm năm trước, một vị thiền sư người Nhật đã vẽ 10 bức tranh Trâu gọi là ‘ Thập Trận Ngưu Ðồ ‘ dùng làm tài liệu Phật học để các đệ tử chiêm ngưỡng phá Công Án. Sau đó nhưng búc tranh trên được vẽ lại và truyền sang Trung Hoa, phổ biến trong các thiền viện qua cái tên mới là ‘ Thập Mục Ngưu Ðồ ‘.Ðây là mười bức tranh ‘ chăn trâu’ duợc giới Phật Học Tàu dùng để tượng trưng cho cái tâm của con người, rất khó điều ngự (tâm viên ý mật) ý nói tâm con người luôn nhảy nhót như con vượn, vì vậy cần phải tu dưỡng để đưa nó trở lại con đường chính đạo. Ðược biết các bộ tranh Chăn Trâu của Phật Giáo Ðại Thừa và Thiền Tông Trung Hoa đều xuất hiện vào đời Nhà Tống (thế kỷ XII), nội dung nói chung chỉ khác biệt chút ít về quá trình đốn ngộ (giác ngộ tức thì) và tiệm ngộ (giác ngộ từ từ) . Yếu điểm cách tu trì của Thiền Tông là những công án được đề xướng như nhát búa cuối cùng đập vỡ những suy tưởng mà con người dựa vào đó để biện luận cho nhân sinh quan của cuộc đời. Ðó là lý do tranh chăn trâu của Thiền Tông đã không dừng lại ở giai đoạn ‘ quên cả vật và ta’ mà lại quay về cái bản thể chân thật, để rồi rong chơi trong cõi thực tại này. Các bộ tranh chăn trâu trên được du nhập vào VN từ lâu nhưng tới thời Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719) mới xuất hiện một bộ tranh chăn trâu do thiền sư Quảng Trí ở chùa Trấn Hải sáng tạo, dựa theo 10 bức tranh chăn trâu của Phật Giáo Ðại Thừa, ngoài ra ông còn vẽ thêm những cảnh giới để đạt tới tâm thức gọi là phép luyện tâm. Ðây là một công trình quý báu của Phật Giáo VN, đã được khắc in vào thời Vua Tự Ðức nhà Nguyễn. Tóm lại dù có xuất xứ từ Nhật Bổn, Trung Hoa hay VN, 10 bức tranh chăn trâu hay Thập Mục Ngưu Ðồ trước sau vẫn là một công trình tu tập của Phật tử, đi từ giới tới định và huệ, từ thanh vân, duyên giác đền Bồ Tát, Phật và cuối cùng đạt tới đỉnh của hửu tâm trở thành vô tâm, tất cả là không và đó là cõi niết bàn.. như bài kệ của một thiền sư đời Lý đã đốn ngộ : ‘ Có thì có tự mảy may, Ðó mới chính là mục đích mà các vị chân tu khi sáng tạo ‘ Thập Mục Ngưu Ðồ Tụng ‘ chỉ mong Phật tử tu tập để biến Trâu Ðen (ô trọc) thành Trâu Trắng (Ngộ) thế thôi. - Huyền Thoại về Mục Tử VN : Trong dòng Việt Sử từ buổi bình minh lập quốc tới ngày nay, đã có không biết bao nhiêu danh nhân xuất thân từ mục tử, làm nên sự nghiệp an dân giúp nước rất hiển hách, lưu danh thiên cổ, ai đọc tới cũng cúi đầu ngưỡng mộ. ÐINH TIÊN HOÀNG ÐẾ : Tên thật Ðinh Bộ Lĩnh người Ðộng Hoa Lư, thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Bắc Phần). Lúc bé cha mất sớm nên ông sống với mẹ ở nông thôn, ngày ngày cùng lũ trẻ chăn trâu, thường bắt chúng khoanh tay làm kiệu rước mình . Lại lấy hoa lau làm cờ lệnh, chia phe dàn trận đánh nhau ngoài đồng. Lớn lên ông theo Trần Minh Công dẹp yên loạn sứ quân trong nước, nên được xưng tụng là Vạn Thắng Quân. Năm 968 lên ngôi hoàng đế , lập nhà Ðinh xưng hiệu Ðinh Tiên Hoàng đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình). QUỐC TRIỀU TÁ MỆNH CÔNG NGUYỄN CHÍCH : Tá Mệnh Công tên thật là Nguyễn Chích, người Mã Trạch Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trung Phần) . Mồ côi cha mẹ rất sớm lại phải nuôi nấng hai em còn thơ dại nên phải bán mình làm kẻ chăn trâu trong làng. Từ thuở nhỏ, ông đã có biệt tài nuôi và dạy chim bồ câu đưa tin trong chiến trận. Lớn lên theo Bình Ðịnh Dương Lê Lợi suốt 10 năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh, lập được nhiều chiến công hiển hách nên được vua ban quốc tính và phong tới chức Tá Mệnh Công . Ông mất ngày 26/11/1449 được an táng tại quê nhà. LƯỞNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYÊN TRỰC : Ông là con cháu công thần đời Trần nhưng vì loạn lạc nên gia đình lui về sống ẩn dật tại quê nhà ở Phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây. Thuở nhỏ phải chăn trâu giúp cha mẹ nhưng bản tính thông minh hiếu học nên ông thường dùi mài kinh sử trên lưng trâu. Năm 26 tuổi thi đổ trạng nguyên dưới triều vua Lê Thái Tông (1442) . Năm 1445 ông đi sứ sang Tàu, gặp lúc nước này đang mở khoa thi nên xin ứng thí và đổ trạng nguyên, mới được gọi là ‘ lưởng quốc trạng nguyên ‘. NHÀ QUÂN SỰ LỪNG DANH ÐÀO DUY TỪ : Ông người Thanh Hóa, vì thuộc gia đình ‘ xướng ca’ nên không được phép dự thi, vì vậy phải bỏ vào Nam Hà để lập thân. Là người thông suốt kinh sử, giỏi thuật số và sáng tạo nhưng sống nơi xứ lạ không có người tiến dẫn phải xin vào chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn tỉnh Bình Ðịnh. Tại đây ông được phú ông mến tài nên gã con gái và tiến cử với Sải Vương Nguyễn Phúc Nguyên. Từ đó ông được chúa trọng vọng giao hết binh quyền nên một lòng giúp Nam Hà ổn định chính trị, kinh tế, quân sự, đắp luy Trường Dục (Quảng Bình) ngăn giặc Trịnh phương Bắc, đồng thời mở đầu cho cuộc nam tiến, nhờ vậy bờ cỏi nước ta mới được rộng lớn như hiện nay. + Trâu Trong Phong Tục Tập Quán : Trước đây ở mỗi phủ huyện miền xuôi thường có chợ trâu là nơi họp mặt để mua bán trâu. Một số chợ nổi tiếng như chợ Gồi (Nam Ðịnh), chợ Thủy Nguyên, Thủy Tú, Thủy Tề (Hải Phòng), chợ Thanh Hà (Hải Dương) . Tại đây nghề lái trâu ra đời đúng như thành ngữ ‘ miệng lưỡi lái trâu ‘ mà đa so giới này là những kẻ lừa đảo , khiến cho thiên hạ tin theo phải tán gia bại sản, khi nghe theo lời đường mật nên mua lầm, vì con trâu là đầu sự nghiệp. Người Thái Trắng ở vùng lòng chảo Mường Lò (Tây Bắc) mừng Tết Xíp Xí vào tháng 7 Âm lịch, có liên quan tới vụ mùa. Dịp này người ta tổ chức cho Trâu ăn Tết. Hôm đó trâu được tắm rữa sach sẽ, dắt tới buộc ở chân cầu thang nhà sàn, chủ nhà sau khi nói đôi lời cám ơn trâu, rồi mang xôi thịt cả rượu đãi trâu. Hôm đó cũng là ngày Tết Mục Ðồng, bọn trẻ chăn trâu được tự do dắt trâu và mang thit xôi tìm tới một nơi ưa thích để nô đùa, ăn uống, ca hát. Téạt trâu cũng là một phong tục cổ truyền ở các vùng nông thôn VN. Tại Hoằng Hoá, Nga Sơn (Thanh Hóa), Vĩnh Linh (Quảng Trị), vài ngày trước Tết , người ta tìm thứ cỏ thật ngon và mớ rơm khô để thưởng trâu ăn tết. Trâu được tắm rữa sạch sẽ, chuồng cũng quét dọn kỹ càng. Sáng mùng một Tết, mỗi con trâu đều được dán trước trán một lá bùa đỏ để trừ tà, xua đuổi vận rũi trong năm cũ cũng như chúc cho trâu năm mới sức khoẻ dồi dào, ăn no cày mạnh. Sau khi cúng thần chuồng, trâu cũng được ăn cổ với các món bánh chưng, thịt cá, xôi chè.. Ðồng thời chủ cũng chọn ngày tốt dắt trâu thưởng xuân và cày thử để lấy hên. Với người Chàm ở Ninh-Bình Thuận, con trâu là loài vật có liên hệ tới các lễ nghi phong tục đồng thời cũng là lễ vật dâng cúng thần linh, ông bà, cha mẹ.. Theo phong tục tập quán từ xưa truyền lại, cứ 7 năm một lần, vào tháng 7 lịch Chàm, dân làng cúng thần linh tại núi đá trắng (Giang Patao) thuộc làng Như Bình, Phước Thái, Ninh Phước (Ninh Thuận) một con trâu trắng. Riêng lễ đâm trâu vẫn còn tồn tại với người Chàm theo đạo Bà La môn và BàNi vào dịp có tang lễ. Người Việt gốc Miên ở Nam Phần từ xưa đã có tục rước trâu bò nhân ngày Tết đến. Theo tập quán cũ, cứ vào đầu năm mới, nông dân nặn tượng trâu bò và lực điền bằng đất sét. Những tượng đất này được đặt vào kiệu để du hành trong cuộc rước lễ, do vị chức sắc đứng đầu trong sóc gọi là A-Cha chủ xướng. Ðoàn kiệu có giàn nhạc tháp tùng, khởi hành từ làng ra ruộng và đặt tất cả những tượng đất ở đó với ngụ ý là các tượng sẽ gánh hết bệnh tật và sự xui sẽo trong năm cho dân làng. Cuối cùng là xẽ thịt trâu bò để mừng năm mới. Về tục chọi trâu, trước khi xãy ra cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân Việt (1946-1954) nhiều làng xã ở Bắc Phần đã có và được cử hành vào dịp Tết. Nổi tiếng nhất vẫn ở Ðồ Sơn (Kiến An) và vùng Vĩnh-Phúc Yên. Tại đây Hội Chọi Trâu khai diễn 2 lần vào ngày 28 tháng Chạp và 17 tháng Giêng Âm lịch với 8 cặp trâu tham ự. Càng về sau do tình trạng chiến tranh, loạn lạc và đoí kém nên chỉ còn 4 cặp trâu hay it hơn tuỳ thuộc tình hình kinh tế. Theo truyền thống thì trước ngày khai hội một năm, làng xã chọn các chàng trai nuôi trâu qua bốc thăm. Người trúng tuyển được nhận 50 đồng bạc Ðông Dương để tự mua trâu về nuôi. Thời gian chăm sóc trâu cũng vô cùng vất vã cực nhọc, từ ăn uống tới chuồng trại và canh chừng không cho trâu đực sút chuồng nhảy cái. Riêng người nuôi trâu cũng bị cấm cử gắt gao từ việc ăn uống (cấm thịt chó, hành tỏi sống) và sự gần gũi đàn bà. Rồi ngày Hội Chọi Trâu cũng tới, thu hút dân chúng trong vùng và các tỉnh lân cận tham dự rất đông vui. Với những con trâu đực sung sức bị nhốt lâu ngày, nay được thả ra tha hồ chém húc chí mạng, giữa tiếng hoan hô cổ võ của con người. Thật là sung sướng vô cùng cho những chàng trai có trâu thắng cuộc nhưng cũng vô cùng bất hạnh cho ai có trâu làm biếng không chịu đấu. Chàng trai đó ngoài việc phải trả lại 50 đồng cho làng xã, mà còn bị mang tiếng là không chịu giữ trai giới nên bị thần thánh quở phạt. Trên cao nguyên Trung Phần, từ trước tới nay người Thương chỉ đốt rừng làm rẩy trồng lúa khô, nên trâu bò nuôi phần lớn chỉ dùng vào việc cúng tế lễ lạc vào các dịp Tết và lễ mừng mùa gặt mới. Trong ngày Hội Ðâm Trâu, một cây nêu cao từ 5-6m đuợc trồng, phía trên thiết một bàn thờ nhỏ để cúng thần núi và ông bà bản địa. Quanh thân cột được chạm trổ tinh vi cắm nhiều lưởi dao. Con trâu tế thần bị cột ở đó. Sau khi pháp sư hành lễ xong, một chàng trai lực lưởng ra sân chém trâu. Mọi người trong thôn bảng đều có mặt hôm đó và vây kín sân lễ, giữa tiếng chiêng trống nổi lên phá tan sự im vắng hằng ngày của núi rừng, như để cổ võ tinh thần của người trong cuộc. Ðầu tiên chàng ta chạy vòng theo con trâu, thừa dịp dùng dao bén chém vào bốn gót chân con vật. Trâu bị thương té quị giữa sân lễ, để rồi hứng chịu thêm nhiều mũi giáo nhọn đâm lũng tim tới chết. Sau cùng đám thanh niên khác a vào phanh thây trâu, đem nướng trên đống lửa đang bùng cháy dữ dội, miệng tu rượu cần và ca hát vui vẽ. Nam Dương là một quốc gia hải đảo sống về nông nghiệp trồng lúa nước. Tuy vấn đề chủng tộc rất phức tạp tại đây nhưng dù là người Batak, Minang Kabaus hay Toradjas.. đều tôn trọng trâu sau sự thờ cúng tổ tiên, vì chinh con vật tại đất nước này được xem như là một biểu tượng giúp họ đắc lực trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra trâu còn được nhắc nhớ từ truyền thuyết của người Minang Kabaus ở tây bắc đảo Sumatra, đã nhờ một con trâu giỏi, phá đuợc dã tâm sáp nhập vùng này vào Mã Lai. Tên bộ tộc này đuợc đặt theo tên của con trâu đã chiến thắng từ đó (Minang ốKabaus) có nghĩa là trâu chiến thắng. Người địa phương đã lấy sừng trâu để trang trí các mái nhà. Còn người Batak thì có tục chọi trâu với ý nghĩa nhờ đức tính của trâu sẽ truyền sang những đôi trai gái vừa mới cưới. Trâu cũng được dự phần trong thực đơn của vua chúa Trung Hoa từ trước tới nay vẫn nổi tiếng ăn uống rất cầu kỳ tốn kém. Món ‘ Da Tây Ngưu (Trâu Tây Tạng)’ được xếp trong thập trân gồm : gan rồng, chả phụng, bao tử cọp, vi cá gáy, thịt cú, môi đuời ươi , bàn tay gấu, nem cóc và da tây ngưu. Tây ngưu hay Tê ngưu (Seaigan) thuộc bộ bò, nhóm phụ tây ngưu rất giống trâu về vóc dáng nhưng đặc biệt chỉ có một sừng mọc trên sóng mũi, bén nhọn như mũi mác làm bằng thép cứng dài khoảng 0, 70m, là vũ khí lợi hại dùng để tấn công kẻ thù như voi, cọp, sư tử.. Nó rất hung dữ, đa tình, sống thành từng đàn tại vùng tây nam Trung Hoa, trong những khu rừng thưa sình lầy có khí hậu ẩm thấp. Trên cao nguyên Tây Tạng có nhiều loại tây ngưu như hắc tây ngưu da đen một sừng, bạch tây ngưu lông trắng hai sừng và sơn tây ngưu chỉ sống trên núi cao. Loài tây ngưu chân có ba móng như heo, đặc biệt là da rất dày trên một tât (10 cm) lại dai như gân, cứng như sắt thép nên không có thứ vũ khí nào kể cả đạn xuyên thủng được. Tây ngưu săn mồi vào ban đêm, ăn cây cỏ thực vật, uống nước bùn và ngủ li bì ban ngày. Sừng tây ngưu là thuốc quý chửa các loại bệnh ung nhọt nhưng chính da mới là một trong mười món thập trân cao lương mỹ vị của vua chúa và giới hào phú Tàu. Nhưng hạ con vật này là một công việc hiểm nguy đầy khó khăn không thua gì sự chế biến da tây ngưu thành món thập trân cho vua chúa. Da tươi trước hết đem cạo hết lông, lóc bỏ phần mỡ rồi đem phơi nắng ban ngày, tối sấy khô liên tục trong 200 ngày. Sau đó đem da tẩm rượu mai quéạ lộ loại thượng hạng trong một tháng, vớt ra phơi khô và cất kỹ trong một chiếc hộp làm bằng vàng hay bạc, để giữ mùi thơm. Lúc ăn đem da ngâm trong nước tro thảo mộc loại quý suốt 7 đêm ngày mới vớt ra, rữa sạch rồi đem chưng cách thủy cho chín. Cuối cùng thái thành từng lát mỏng, nấu với các vị thuốc bổ thêm vào các gia vị hảo hạng. Lúc này da tây ngưu trở thành giòn như thạch, có mùi thơm ngát tựa hoa hồng. Da tây ngưu chữa dứt được hôi nách và nhiều loại bệnh thời khí. 2 - TRÂU TRONG VĂN CHƯƠNG VÀ ÐIỂN TÍCH : Trong hàng gia súc sống kề cận bên người, trâu-bò cũng là loài vật có nghĩa tình nên được đưa vào ca dao tục ngữ, điển tích và trở thành những đề tài quan trọng trong nền thi ca VN. + Trâu Trong Ca Dao Tục Ngữ : - Con trâu là đầu cơ nghiệp + Trâu trong thành ngữ, điển tích : - NGƯU ÐỈNH, PHANH KÊ : Dùng cái vạc to có thể luộc cả con trâu để nấu con gà , ám chỉ người có tài trí lớn lại không được sử dụng đúng chổ. - NGÔ NGƯU SUYỂN NGUYỆT : Ðiển tích này được chép từ tân thư nói chuyện Mản Phấn làm quan dưới thời Tấn Võ Ðế (Tư Mã Viêm) có tật sợ gió bấc như cọp. Một hôm Phấn vào cung chầu vua, vì cửa sổ phía bắc làm bằng pha lê trong suốt nên ông ta tưởng cửa mở, vì vậy sợ quá tới nổi phát run bần bật khiến nhà vua cũng tức cười. . Ðể chửa thẹn, Mản Phấn tâu ‘ thần cũng như loài trâu ở đất Ngô nhìn thấy trăng là lên cơn suyển ‘.Từ điển tích trên, người Ngô khi diễn tả sự sợ hải quá đáng thì nói ‘ ngưu Ngô suyển nguyệt ‘.Thành ngữ trên còn có dụng ý khuyên ta khi gặp phải bất cứ chuyện gì, trước khi hành động phải xem xét và suy nghĩ cẩn thận để khỏi bị thất bại và làm trò cười cho thiên hạ. - KÊ KHẨU NGƯU HẬU : Ý nóí cái miệng con gà tuy nhỏ nhưng dùng để ăn các món ngon lạ, còn hậu môn của loài trâu tuy rất to nhưng lại là chỗ để bài tiết những chất cặn bã dơ dáy trong người trâu.Thành ngữ trên được rút từ điển tích Tô Tần đi du thuyết vua nước Hàn trong kế hoạch liên minh 6 nước chống Tần. Ông ta tâu với Hàn vương ‘ nước Tần tuy mạnh nhưng Hàn có thể chống cự được bằng cách liên minh với 6 nước thù địch của Tần . Bằng nếu chưa đánh mà đầu hàng Tần một cách nhục nhã thì Hàn đâu khác gì một thứ ngưu hậu. Cùng nghĩa với thành ngữ trên, tục ngữ VN cũng có câu ‘ thà làm đầu ruồi còn hơn làm đuôi con chuột ‘.Cả hai câu trên đều có chung ý nghĩa nhắc tới phong cách sống của con người ‘ nghèo cho sạch rách cho thơm ‘ để không bị đời khinh miệt cười chê. - PHONG MÃ NGƯU BẤT TƯƠNG CẬP : Tả truyện có chép việc Tề Hoàn Công đem quân chinh phục nước Thái nhân đó muốn tấn công luôn Sở nên vua nước này sai sứ mang thư sang trách vua Tề ‘ quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, dung thi phong mã ngưu bất tương cập dã ‘.Ý nói ‘ ông ở phương bắc, tôi ở phương nam, không có liên hệ và đụng chạm gì, tại sao lại phải đem quân xâm lấn ? ‘ Từ điển tích mới rút ra câu thành ngữ trên. - CỬU NGƯU NHẤT MAO : Ðời Hán Vũ Ðế (Lưu Triết) sai Lý Lăng đem quân đánh Hung Nô. Lúc đầu quân Hán thắng trận nên được vua quan ngợi khen hết lời. Nhưng sau đó Lý Lăng vì khinh địch nên trúng kế và bị Hung Nô bắt . Lý Lăng vì muốn bảo toàn mạng sống quân sĩ dưới quyền nên giả đầu hàng giặc. Ðược hung tin, vua Hán vì nghe theo lời xiểm ninh của bọn triều thần nên phán tội Lăng là phản quốc. Trong buổi chầu có mặt Tư Mã Thiên nên Hán Vũ Ðế hỏi ý kiến thì được Thiên tâu rằng ‘ Lý Lăng chỉ có 5 ngàn binh sĩ trong lúc Hung Nô có tới 8 vạn kỵ binh nên Lăng phải trá hàng nên nếu xét công tội, thì công của Lăng nhiều hơn tội, mong nhà vua châm chế. Lời tâu trên đã làm cho Hán Ðế càng thêm giận dữ, kết tội Lăng và Thiên là đồng lỏa, đem Thiên ra thiến còn toàn bộ gia đình Lý Lăng bị tru di. Trong ngục, Tư Mã Thiên uất ức muốn tự tử chết nhưng nghĩ lại mình làm vậy đối với nhà vua và bọn nịnh thần, cũng giống như chín con trâu chỉ mất có một sợi lông. Bởi vậy ông cố nén đau nhục để moi tim óc hoàn thành một tác phẩm vô tiền khoáng hậu lưu truyền tới ngày nay. Ðó là bộ ‘ sử ký Tư Mã Thiên ‘ . Ngoài ra lúc còn trong ngục, ông có viết thư cho người bạn tên Nhiêu Thiếu Khanh có câu ‘ cửu ngưu vong nhất mao ‘ diễn tả tâm trạng mình, quyết quên cái tiểu tiết để hoàn thành đại nghiệp, lưu danh thiên cổ, mới không uổng kiếp người. - HỎA NGƯU TRẬN : Tướng Yên là Nhạc Nghị chỉ trong 6 tháng đã chiếm của Tề 70 thành trì và sắp dứt điểm hai cứ điểm cuối cùng là Cử Châu cùng với Tức Mặc do Ðiền Ðan chỉ huy. Ðể giữ thành, ông ngày đêm hòa mình với dân chúng và binh sĩ tại đây nên dù bị vây khổn, thành vẫn được bình an suốt 3 năm. Không làm gì được nên Nhạc Nghị đành rút quân khỏi Tức Mặc 9 dặm và lập đồn lủy ngăn chặn. Thừa cơ hội trên, Ðiền Ðơn cho gián điệp sang Yên phao tin Nhạc Nghị vì muốn làm vua nước Tề nên không tấn công Tức Mặc. Vua Yên vì đã có lòng nghi kỵ lại bị gian thần dèm pha sàm tấu nên ra lênh bãi chức Nhạc Nghị rồi cử Kỵ Kiếp cầm quân tấn công Tức Mặc. Ðưọc tin trên, Ðiền Ðơn cho người giả làm thần nhơn nữa đêm tới dinh Yên phao tin ‘ tướng trời sẽ xuống giúp Tề tiêu diệt Yên vì tội xâm lấn nước người ‘.Kế này đã làm giao động quân địch. Ðể nung thêm lòng quyết tử của quân dân trong thành Tức Mặc, Ðiền Ðơn lại phao tin Kỵ Kiếp sẽ tàn sát cả thành này khi chiếm được, làm cho nguời Tề rất căm hận nên quyết lòng tử chiến với quân Yên. Ðiền Ðơn còn dùng vàng bạc hôi lộ cho Kỵ Kiếp và các tướng lảnh khác không đề phòng, chỉ lo mở tiệc ăn mừng chờ ngày Tề đầu hàng Thấy thời cơ đã đến, Ðơn tập trung tất cả số trâu đang có trong thành hơn ngàn con, cho chúng mặc áo giáp đỏ vẽ thêm các màu loè loẹt , buộc gươm giáo mác bén nhọn trên hai sừng còn phía sau đuôi trâu cột cỏ khô tẩm dầu chai. Lại chọn 500 quân cường tráng can đảm , mặc quần áo đỏ mặt mày vẽ dử tợn, tay cầm trường thương chạy theo sau trâu. Thế rồi màn đêm vừa buông xuống, trong lúc đại quân Yên đang say sưa trong giấc điệp sau một ngày tiệc tùng, thì Ðiền Ðan ra lệnh mở đại tiệc thiết đãi tam quân, thề đuổi Yên ra khỏi bờ cỏi. Sau đó cho lùa bầy trâu ra khỏi thành đốt lửa, trâu bị nóng rống lên khủng khiếp và cắm đầu chạy tông vào trại Yên, 500 quân cảm tử chạy theo sau còn quân dân trong thành thì nổi chiên trống trợ oai. Cảnh tượng lúc đó chẳng khác gì trời long đất lở trong lúc quân Yên đang ngủ say không trở tay kịp bị 1000 con trâu điên và 500 quân cảm tử tàn sát gần hết, Kỵ Kiếp cũng bị Ðiền Ðơn chém chết. Thừa thắng quân Tề đánh đuổi quân Yên tới tận bờ nam sông Hoàng Hà, Ðiền Ðơn chỉ trong một đêm thu hồi lại được 70 thành đã mất. Hỏa ngưu trận còn được Hô Diên Chước ở Lương Sơn Bạc và Nhạc Phi đời Tống dùng rất có hiệu quả. + Trâu Trong Thi Văn VN : Trong LỤC SÚC TRANH CÔNG : Ðây là một tác phẩm văn vần cổ, khuyết danh gồm 453 câu, diển tả sự tranh chấp giữa 6 con vật nuôi trong nhà là trâu, chó, ngựa,gà,dê và heo. Hiện vẫn chưa biết ai thực sự là tác giả, đã ra đời vào lúc nào nhưng không phải vì thế mà nó mất đi giá trị. Tác phẩm được viết theo lối tuồng, biền ngẩu với nhiều cặp đối nhau, bên cạnh các câu văn bình dân giản dị lại được xen kẻ các câu văn bác học, điển tích và thành ngữ. Riêng Trâu được đề cập tới trong truyện từ câu 13-122 mà phần mở đầu là lời kể công với chủ : ‘ lúc canh gà vừa mới gáy tan Rồi khi mặt trời vừa mới mọc cho tới lúc chuông chùa điểm tiếng thu không, trâu phải : ‘ cày ruộng sâu ruộng cạn cho no Và cũng nhờ có sức trâu cáng đáng nên chủ mới dựng nên cơ nghiệp đồ sộ hôm nay : ‘ trâu dựng nên nông nọ nồi kia, trâu làm đặng lăn trên bồ dưới.. ’ ’ Nhưng vì thói đời quen ‘ ăn chén đá bát, đặng cá quên nôm.. ’ ’ nên chẳng ao thèm để ý tới trâu. Ðã vậy khi trâu già yếu chết đi thì chủ lại nhẩn tâm phanh thây trâu để chia thịt : ‘ khi thác lại đoạn tình siêu độ, bảo nhau sắm con dao cái rổ, khiến nhau vơ nắm củi cáo mè .. ’ ’ Trong Tác Phẩm CON TRÂU của TRẦN TIÊU (1900-1945) : cũng là tên thật và bút hiệu, ông sinh tại làng Cổ Am huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương, em một cha khác mẹ của Khái Hưng Trần Khánh Giư, có chân trong Tự Lực Văn Ðoàn, chuyên viết về đồng quê miền Bắc với văn phong giản dị chân thực nên rất được nhiều người ưa chuộng. Ðã để lại các tác phẩm như Năm Hạn (1939), Con Trâu (1940), Chồng Con (1941), Truyện Quê (1942) và Sau Lủy Tre (1943).. trong các tác phẩm trên, truyện dài ‘ Con Trâu ‘ được xem là tiêu biểu nhất. Qua nhân vật bác xã Chính trong tác phẩm, ta biết được cuộc sống cực khổ lầm than của người dân quê miền Bắc, ngày đêm đầu tắt mặt tối nhưng rốt cục vẫn phải trắng tay vì thiên tai bảo lụt, các tệ đoan hủ tục của làng xã phong kiến. Thảm nhất là lúc lìa đời, con trâu mà cả gia đình bác đã đổi lấy bằng mồ hôi máu mắt kiếm được, cũng lăn chết vì bệnh dịch. Tóm lại toàn bộ tác phẩm ‘ con trâu ‘ của Trần Tiêu đã nói lên đời sống lầm than của nông dân miền Bắc trong suốt thời Pháp thuộc. + Trâu Trong truyện Vỏ Hiệp Của Kim Dung : Các tác phẩm vỏ hiệp của Kim Dung đều được hư cấu với mục đích phản ảnh về thế giới của các kiếm khách. Tuy nhiên vì các câu chuyện đều lấy đất nước Trung Hoa làm bối cảnh nên tác giả cũng đã ghi lại một phần hình ảnh nông thôn trong đó có nhắc tới con trâu. Trong ‘ Thần điêu hiệp lữ ‘ Kim Dung có viết đoạn Dương Quá cởi trâu bị đốt đuốc phía sau, phóng thục mạng vào vòng vây quân Mông Cổ để nhắc lại cuộc khởi nghĩa của người dân thành Tương Dương vào các năm 1281-1282. Trước đó Quách Tĩnh trong ‘ Anh hùng Xạ Ðiêu ‘ cũng đuợc thầy là Hồng Thất Công đặt cho biệt danh ‘ Trâu Nước (thủy ngưu) ‘ vì tính tình cục mịch, quê mùa chậm hiểu biết. Còn ‘ Lục mạch thần kiếm ‘ thì nói bọn quần tiên tại 36 động 72 đảo, trước khi tấn công lên cung Linh Thứu trên núi Phiêu Diêu, đã ‘ ăn như ngựa, uống như trâu (mã thực, ngưu ẩm). Kim Dung cũng nhắc tới thứ trống được bịt bằng da trâu, được Lệnh Hồ Xung trong ‘ Tiếu Ngạo Giang Hồ ‘ sử dụng làm tín hiệu khi cùng với quần ma tấn công chùa Thiếu Lâm để cứu Nhậm Doanh Doanh. Lại còn có roi làm bằng đuôi trâu, chum uống rượu bằng sừng trâu vì nó có chất tanh tanh có thể chế ngự được độ nồng của rượu trắng. Sau cùng ai cũng nói dơ, ngu như trâu nhưng Kim Dung thì ngược lại vì hầu hết trong các tác phẩm của ông, những gì tốy đẹp hay ho đều dành cho trâu như các nhân vật Hồ Thanh Ngưu (ngoại hiệu của Diệp Cốc Y Tiên), Tăng A Ngưu (Trương Vô Kỵ) trong ‘ Ðồ Long Ỷ Thiên Kiếm’.. đều ngoại hạng. Tóm lại người Việt nuôi trâu mục đích để lo việc đồng áng, kéo xe, tải gổ . Nó cũng là hình ảnh thân thương đặc biệt trong tâm thức mọi người, một con vật hiền lành có tình nghĩa nên xưa nay chưa thấy ai nói trâu phản bội con người. Trong kho tàng văn học dân gian VN, có 2 câu chuyện được đánh giá hay nhất là truyện ‘ Trâu Nhà Trâu Rừng và Trâu Cày Trâu Cột ‘ đã phản ảnh sự trung thành của trâu với người chủ, qua các lời đối thoại, đồng thời để nói lên cái nhân sinh quan muôn đời của dân tộc Việt : ‘ Sống sao cho đáng sống, sống phải có trước có sau, đừng bắt chước thói đời đốn mạt ăn chén đá bát, vong ơn bội nghĩa .. ’ ’ Bổng dưng nhớ lại thật nhiều những ngày xưa thân ái thời tuổi nhỏ nơi chốn học đường, ngày ngày cắp sách tới trường cùng bạn bè nghêu ngao ca hát bài ‘ Ai bảo chăn trâu là khổ , chăn trâu sướng lắm chứ ‘.Nhưng sự thật chỉ là tưởng tượng mà thôi vì sau tháng 5-1975, qua cuộc đổi đời khiến cho người khôn kẻ dại của Miền Nam hầu hết đều trở thành mục tử nơi chốn tù ngục, vùng kinh tế mới và những chốn dung thân bắt đắc dĩ ở nông thôn.. mới thấm thía về thân phận kéo xe, kéo cày của kiếp ‘ trâu bò ‘
|