Những cuộc khủng hoảng trong năm 2008 |
Tác Giả: Nguyễn Viết | |||||||||||||||||
Thứ Tư, 31 Tháng 12 Năm 2008 07:38 | |||||||||||||||||
Nếu năm 2007 được gọi là năm của những bất ổn, thì năm nay sẽ có tên năm của những khủng hoảng. Khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trường đến an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại.
Khủng hoảng giá lương thực Chính phủ các nước hầu như không thể tiếp tục trợ giá lương thực. Trung Quốc phải mở kho dự trữ gạo để kiểm soát giá. Những trận xô xát ở Ai Cập khiến hai người chết, cuộc bạo loạn ở Buốckina Phaxô và Camơrun đều có nguyên nhân là thiếu lương thực... Nguồn gạo dự trữ của thế giới trong vụ mùa này hiện đã giảm xuống còn 70 triệu tấn - mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua và chưa bằng một nửa lượng gạo dự trữ năm 2000. Thời tiết bất ổn là một trong những yếu tố gây nên tình trạng này. Ngoài ra còn có sự biến động mạnh của kinh tế toàn cầu, bao gồm giá dầu tăng cao, dự trữ lương thực giảm và nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Các kệ bán các sản phẩm từ sữa trên hầu khắp thế giới bị xới tung. Một loạt các nước phát động chiến dịch kiểm tra chất độc hại từ mọi sản phẩm thực phẩm. Sau đó, khoảng 15 ngàn chó lai chồn, được nuôi để lấy lông chết vì suy thận sau khi được cho ăn đồ ăn có chất melamine. Melamine lại được phát hiện có trong cả thức ăn gia súc, trứng gà và đến cuối năm, người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay hoa quả… Giá dầu thô đã giảm khoảng 70% do tình trạng suy giảm kinh tế đang lan rộng tác động tới nhu cầu năng lượng toàn cầu. Theo nhà phân tích Phil Flynn thuộc Công ty Alaron Trading, giá dầu đang phải vật lộn để trụ vững trước sức ép tăng trưởng chậm chạp của kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Theo dự báo hàng tháng mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES), có trụ sở tại London, năm 2008 là lần đầu tiên trong 25 năm qua nhu cầu dầu mỏ toàn cầu bị giảm sút.
Từ đầu năm đến hết tháng 5, khắp thế giới dường như chỉ tồn tại hai từ "lạm phát". Lạm phát tại những quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng Euro đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử. Tại châu Á, lạm phát đã lên tới 7,5% - gần bằng mức cao nhất trong 9 năm qua và cao gấp hơn 2 lần so với mức 3,6% của một năm trước, mà nguyên nhân chính là giá năng lượng và giá lương thực tăng cao. Càng về cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc "vỡ nợ" tín dụng bất động sản càng chứng tỏ sức tàn phá ghê gớm của với hệ thống tài chính thế giới. Nước Mỹ chiếm tới 25% GDP của toàn cầu và một tỷ lệ lớn hơn trong các giao dịch tài chính quốc tế, nên tác động của cuộc khủng hoảng ở Mỹ không chỉ ở trong nước Mỹ mà còn vượt cả ra ngoài biên giới Mỹ, tác động tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Chính Mỹ rồi lần luợt đến Singapore, Nhật Bản, rồi đến các nước dùng đồng euro cùng tuyên bố suy thoái. Một loạt các nước phải tung ra những gói hỗ trợ kinh tế nhiều tỷ USD mà đỉnh điểm là hồi tháng 10, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất, nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ cuộc Đại suy thoái năm 1929-1933.
Nếu như đánh dấu khủng hoảng chính trị bằng một điểm đỏ trên bản đồ, thì bản đồ chính trị của thế giới năm 2008 đồng màu với sàn chứng khoán Mỹ đang phải nếm trải nhiều thất vọng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Diễn biến căng thẳng và dai dẳng nhất là cuộc khủng hoảng trên chính trường Thái Lan. Cuộc chiến chưa ngã ngũ này bắt đầu từ cuối năm 2005, khi lực lượng đối lập phát động làn sóng biểu tình chống Chính phủ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, và lên đến đỉnh điểm khi quân đội hậu thuẫn phe đối lập đã tiến hành cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông Thaksin tháng 9/2006. Đến năm nay, Lực lượng đối lập Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) đã tìm mọi cách buộc Thủ tướng Samak Sundaravej rồi đến Thủ tướng Somchai từ chức với những cáo buộc vi phạm luật chống tham nhũng và gian lận trong bầu cử.
Trong khi Trung Đông vẫn giữ nguyên danh hiệu "lò thuốc súng", Iraq và Afganistan "đã quá quen" với những vụ đánh bom liều chết đẫm máu, thì điểm đỏ nhất trong bảng màu khủng hoảng an ninh năm nay dường như nằm ở Pakistan và Ấn Độ. Liên tiếp trong năm nay, Ấn Độ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo, mà khủng khiếp nhất là vụ ngày 13/5 ở Jaipur và vụ ngày 26/11 ở Mumbai. Một loạt vụ nổ bom đã phá huỷ các ngôi chợ đông đúc ở thành phố du lịch Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan, Tây Bắc Ấn Độ, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 80 người, trong khi các vụ tấn công đồng loạt ở thành phố tài chính Mumbai làm gần 200 người thiệt mạng khiến cả thế giới phẫn nộ và ý thức về mức độ tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố. Đây là một thuật ngữ mới, nhưng đằng sau thuật ngữ này là hiện tượng không có gì mới. Đó là hàng nghìn người bỗng trở thành kẻ vô gia cư sau những trận động đất ngày 12/5 ở Tứ Xuyên (Trung Quốc). Đó cũng là những bộ tộc du mục buộc phải di chuyển về các ốc đảo phía Nam vì vùng phía Nam sa mạc Sahara quá khô cằn, những ngư dân ở hồ Sát (diện tích mặt nước của hồ trữ nước ngọt lớn thứ tư Châu Phi này đã giảm đi 90% chỉ trong vòng 40 năm). Đó là những người dân phải rời bỏ những đảo thấp nằm ở Thái Bình Dương do bị biển xâm thực hay nước biển dâng lên nhấn chìm cả hòn đảo. Sông băng Byrd ở Đông Nam Cực đang trôi ra biển với tốc độ nhanh kỷ lục trong 50 năm qua, hay những dòng nước biển dâng lên theo chu kỳ ở những con phố, từ Lào đến Thuỵ Sĩ.
|