Ông Táo |
Tác Giả: BS. Lê Văn Lân | |||
Thứ Hai, 29 Tháng 12 Năm 2008 13:13 | |||
Chân Dung và Chân Tướng của Táo Quân Bây giờ, chúng ta hãy nhân dịp cuối năm trở về sự tích cổ của Á Đông tìm hiểu chân dung và chân tướng của Ông Táo là ai? Để tìm hiểu hoàn cảnh Một Bà Hai Ông của gia đình ông ra sao? Ý nghĩa của vai trò Táo Quân trên mặt văn hóa Cổ Á Đông ra sao? Theo niềm tin cổ xưa, vũ trụ cũng giống như một triều đình, trên có Vua, dưới có Quan trực tiếp cai quản người dân., nghĩa là trên hết có Ngọc Hòang Thượng Đế trên thiên đinh, ở hạ giới có chư vị thần linh coi sóc nhân gian ở hạ giới nào là thần lửa, thần núi, thần đất, thần sông, thần gió và đương nhiên có ông thần bếp hay còn gọi bằng nhiều tên như là Táo Công ,Táo Quân, mà dân VN gọi nôm na là Vua Bếp. Theo tin tưởng nguyên thủy của dân Trung Hoa, thì chỉ thờ cúng duy nhất một ông Táo Quân thôi mà họ gọi là Táo Vương Gia hay Tư Mệnh chi thần… Vị này chính là “một đặc sứ tòan quyền” do Ngọc Hòang phái xuống coi sóc và phù trợ cho những người trong mỗi gia đình nên thường được nguời Tầu thờ bằng một bức tranh giấy điều vẽ hình của ông mặt mày hiền phúc dán trong bếp, bên trên ghi 4 chữ Tư Mệnh chi Thần ( thần chăm sóc về mạng sống) . Hai bên ông có hai vị tiên đồng bưng hai cái bình, một bên là bình Thiện, một bên là bình Ác để ông ghi chép hành vi xấu hay tốt rồi bỏ vào đó. Mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp. Để chứng minh điều trên, tôi xin lấy một bức tranh thờ của Táo Vương Gia từ trong một cuốn biên khảo viết về phong tục tập quán đặc thù chính thống của dân Trung Hoa gọi là The Adventures of Wu (The Life Cycle of a Peking Man), kể ra tỉ mỉ từng chi tiết trong cuộc đời của một người Tầu điển hình từ lúc lọt lòng sanh ra, lớn lên đi học, lấy vợ cho đến lúc già chết, cuộc sống trong gia đình và ngoài xã hội, mọi việc đều mô tả ra và được minh họa bằng tranh vẽ. Cuốn sách này có thể coi như cuốn Trung Hoa Phong Tục về mọi khía cạnh cuộc đời của một người Trung Hoa điển hình. Trong cuốn này, tôi thấy vai trò của Táo Vương Gia còn quan trọng trong nhiều chuyện khác liên quan đến phúc lợi của những người dân trong nhà, nhất là làm Cố vấn về Hôn Nhân trong sụ dựng vợ gả chồng. Ví dụ như chuyện sau: mỗi khi trai gái chuẩn bị dạm hỏi cưới nhau, thì gia đình đôi bên bèn trao đổi với nhau một tấm thiếp ghi đầy đủ danh tánh, giờ sanh tháng đẻ của hai trẻ, rồi mỗi gia đình nhận lấy rồi để trên bàn thờ Táo Vương Gia trong nhà mình trong ba ngày. Rồi mỗi gia đình chờ xem, trong vòng ba ngày, nếu không có sự gì gây gổ phương hại sự thuận hòa thì mới xúc tiến chuyện hôn nhân. Khi tiển Táo Vương Gia về Thiên đình, người Tầu cũng thường cúng kẹo nấu bằng mạch nha để ông Táo ngọt giọng mà nói tốt cho gia chủ. Thành ra ngoài vai trò đặc sứ toàn quyền cho mỗi gia đình, ông còn là trạng sư bào chữa cho người ta luôn. Vui quá đi thôi! Người ta cúng tiễn Táo Vương Gia vào ngày 23/ tháng Chạp lên chầu trời, nhưng sau đó trong thời gian từ ngày 23 Chạp đến 30 Tết thì gia chủ kiêng cữ “động thổ” trong thời gian này cho đến mồng 2 Tết, nếu không kiêng thì vàng bạc tài nguyên trong nhà sẽ thất thóat. Lý do là ông cũng là vị thần cai quản đất đai của mỗi gia đình, Trong chữ Nho, Chữ Thổ là đất viết bằng hai vạch ngang như chữ Nhị 二 tượng trưng cho hai lớp đất trên mặt và bên dưới, cùng một gạch thẳng đứng tượng trưng cho cái gì mọc lên . Còn chữ Kim là vàng có chữ Kim bên trên để tượng thanh và bên dưới có chữ Thổ cọng với hai chấm là tượng hình cho những vẩy quí kim vàng bạc dưới đất. Cuốc đất đai hay động thỗ mà không có ông ở nhà canh giữ và kiểm sóat thì vàng bạc trong nhà bị thất thóat. Sở dĩ người ta còn gọi là Táo Công vì chữ Nho thì Táo là cái bếp, cái lò nặn hay đắp bằng đất ( nên còn viết tắt là gồm chữ Hỏa và chữ Thổ). Nhưng lại do đâu lại nảy sinh ra sự tích Hai ông Một Bà về gia đình Táo công như câu ca dao Việt Nam sau : Thế gian một vợ một chồng Nào như Vua Bếp hai ông một bà? Tôi thấy sự tích bộ 3 là một điều khá lạ vì Táo Quân hay Thổ Công chỉ là duy nhất một Vua Bếp trong tín ngưỡng của dân Trung Hoa miền bắc , nhưng tại sao có sự tin tưởng rằng trong mổi gia đình có tất cà ba vị Thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Phải chăng đây là sự khác biệt nào khác ở miền nam Trung Hoa, địa bàn nguyên thủy của các sắc dân Bách Việt trong đó có Lạc Việt chúng ta? Ba Thần Táo nầy gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (Ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức nầy do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà). Không biết tình tiết tin tưởng ra sao thì 3 vị thần mang họ Thổ nhập chung làm thành một gia đình bộ ba như sau và được phân nhiệm vụ như sau: - Phạm Lang (chồng sau) làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Chuyện ban đầu chỉ có một ông sau lại trở thành ba: hai ông một bà! Câu chuyện gia đình thần linh họ Thổ được lưu truyền hậu thế này quả là thú vị như chuyện Tình Bộ Ba của người nhân thế vậy? Tra cứu sách vở, tôi kiếm ra những chứng liệu sau về chuyện gia đình bộ ba của Táo Quân chỉ có ở Việt Nam hay tại các dân tộc thiểu số sinh sống tại mạn ngược nước ta: 1) Truớc hết là tranh vẽ mộc bản để thờ của Việt Nam: http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1201619117.gif 2) Ở thượng du Bắc Việt như vùng Mường Nia, Mường Nam (Hòa Bình) ông thầy mo thường hát khi cúng gà đề xin ông bà Táo giải tội với câu khấn sau: Lạy ông thổ công, lậy bà thổ công, Chúng ta phải dẫn giải tình lý một bà hai ông ra sao? Đương nhiên là dựa vào sự tích của nhân gian ở Việt Nam: Nguyên do là ba vị thần họ Thổ này khi còn là người dương thế đã từng có mối liên hệ thân thiết tình cảm lại trái ngang. Nhưng câu chuyện kể lại thì tùy theo những truyền thuyết đại thể thì giống nhau nhưng tình tiết lại khác nhau: 1) Theo Phan Kế Bính ( trong cuốn Việt Nam Phong Tục): Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Người vợ về sau lấy được người chồng giầu có. Một hôm cúng đốt mã ngoài sân, có một người ăn xin; người đàn bà trông thấy là chồng cũ của mình, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện, nghi cho vợ. Vợ xấu hổ đâm đầu vào đống lửa mà chết. Người chồng cũ cảm tình ân nghĩa, cũng đâm đầu vào đống lừa chết theo. Người chồng sau thương vợ, cũng nhẩy vào nốt, thế là chết cả ba. Thượng đế thương cho ba người cùng có nghĩa mới phong cho làm vua bếp. 2) Theo Hoàng Trọng Miên (trong Việt Nam Văn Học Toàn Thư): Ngày xưa, có hai vợ chồng chú tiều phu nghèo. Vợ rất thương yêu chồng nhưng chồng lại có tính rượu chè và đánh đập vợ tàn nhẫn luôn luôn, vợ rốt cuộc chịu không nổi phải cam lòng trốn đi. Chị tiều trốn vào rừng, gõ cửa một nguời thợ săn xin ở đậu. Anh thợ săn nghe kể sự tình thì bằng lòng cho ở. Rồi ít lâu sau, hai người lấy nhau, chông rất yêu thương vợ. Còn chú tiều ở nhà, đâm ra hối hận mới quyết đi tìm vợ về, và run rủi sao lại tìm đến túp lều tranh của anh thợ săn khi anh này đi vắng. Chú tiều mới khóc lóc năn nĩ vợ trở về. Người vợ cũng khóc theo tỏ ý mình vẫn thương chồng cũ. Đang lúc ấy, thì người chồng thợ săn trở về ngoài ngõ, người vợ hốt hoảng bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Nguời thợ săn vào đến cửa mới bảo vợ: “Bữa nay, tôi săn được con thỏ, để tôi đốt lửa thiêu thỏ nhé! “ Nói xong là nhóm lửa đốt, ai ngờ lửa bắt vào đống rơm nơi chú tiều ẩn núp khiến chú giẫy giụa chết. Người vợ đau lòng, thương chồng cũ hóa ra giết chồng, bèn nhẩy vào đống lửa đang cháy. Nguời thợ săn thấy vợ chết thương quá, tưởng mình làm điều gì trái nghĩa cũng nhẩy vào lửa chết theo. Trời cảm vì tình yêu của ba người cho cả ba hóa thành ba ông đầu rau, chụm đầu vào nhau trong bếp lửa hay là cái kiềng bếp ba chân Theo tôi những tích chuyện trên có lẽ được kể trong giai đọan của thời kỳ người Việt phải bỏ chế độ Mẫu Hệ mà theo Phụ Hệ. Những chuyện Mỵ Nương được tự ý chọn chồng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, và chuyện bà Trưng Trắc cầm quân chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống quân Tầu để trả thù chồng , và về sau bà Triệu trong vai trò lãnh đạo quân sự đã chứng tỏ đó là di tích của chế độ mẫu hệ còn ưu thế. Còn câu chuyện 2 ông 1 bà Táo quân và chuyện cô gái họ Lưu chỉ được chọn một chồng giữa 2 anh em họ Cao là giai đọan chuyển tiếp dằng co giữa chế độ Mẫu hệ qua Phụ hệ, nếu mẫu hệ còn uy quyền thì đâu có phải lâm vào cảnh trớ trêu ly biệt vì một bà mà lấy một lúc hai chồng hay đa phu là sự thường? Qua sự trình bày trên, tôi nghĩ chúng ta đã phần nào nhận diện chân dung và chân tướng của Táo Quân Trung Hoa và Táo Quân Việt Nam với một vài dị biệt về tình tiết sự tích tuy rằng đại thể về tín ngưỡng vẫn tương đồng trong vai trò Táo quân là thần linh nên phù hộ cho người ta. Táo của Trung Hoa là thần linh thuần túy không hay rất ít mang tính người, còn Táo của Việt thì mang đẫm tính nhân lọai hơn, với đặc tính phản ảnh những khía cạnh bi hài của cuôc đời nhân thế. Còn chuyện Ông Táo ngày 23 tháng Chạp lên chầu trời để báo cáo những việc hay dở, thiện ác bao hàm ý nghĩa gì? Tôi lại thấy theo quẻ Dịch, thì 2 hào Dương kẹp 1 hào Âm chính là Quẻ LY tượng trưng cho sự xẹt ra lửa vậy và cũng là đầu mối sự cách biệt xa rời. Một Táo Quân cai quản một bếp lửa tượng trưng cho một đơn vị gia đình. Một gia tộc sinh sôi nảy nở thành nhiều tiểu gia đình để rồi tách riêng ra thành nhiều cái bếp nấu ăn. Cũng như một vị Thần Xã hay Thành Hòang tượng trưng cho một tập hợp nhiều gia đình hay một tiểu xã hội. Thần linh vô hình cai quản thế giới cụ thể hữu hình qua hệ thống Thiên Lý. Quan niệm Khổng giáo về sự hướng thượng là: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Một cá nhân có một lương tâm tự xét mình, một gia đình có một hệ thống giáo dục tự kiểm thảo mà điển hình là tiếng nói của Táo Quân là một thần linh ở chung người ta nên theo dõi họ. Mọi người trong một gia đình phải có nhiệm vụ bảo vệ thanh danh chung, cũng như người chung một làng, một tình, một nước đều chia xẻ niềm tự hào chung. Trên phương diện tiến trình khảo cổ, từ sự phát minh ra cách dùng lửa đề nấu nướng, đến sự thành lập những cái bếp gia đình đã ảnh hưởng đến sự an sinh và lạc thú của con người ra sao? Nhân lọai tình cờ biết dùng lửa ít ra từ cả triệu năm, họ ăn những xác thú bị thiêu cháy rôi từ đó mới quen thói ăn chín và bỏ cách ăn sống rồi con người tiến lên từ giai đọan thui cho đến giai đọan làm chín qua cách luộc hay hấp. Hiệu lực của lửa làm cho thức ăn dễ tiêu, ngon hơn và bớt độc. Muốn luộc hay làm chín cách gì khác, phải trải qua một thời gian dài sáng chế dụng cụ nồi, chảo, vạc tùy theo các thời đại như thời đồ gốm, thời đồ đồng. Theo lý luận Dịch lý, một nồi cơm hay nồi canh là cả một hình ảnh tập hợp của Ngũ Hành: ta thấy ông đồ rau làm bằng đất là Thổ, lửa đun nóng là Kim, nồi đồng là Kim, gạo và rau là Mộc, nước để nấu là Thủy! Bây giờ xét về tinh thần luân lý hợp quần của hành động “ăn” thì ăn không phải là hành động giành dựt, cấu xé nhau như loài dã thú mà khi con người tiến đến trình độ văn hóa cao thì một bữa ăn tập thể như hình chữ Thực 食 chứng minh là một nồi kê có cái muôi vá và hình tam giác chứng tỏ sự quây quần. Thói thường, khi hai vợ chồng mới ra riêng bắt buộc phải có có một giường và một cái lò bếp đề nấu ăn và để sưởi ấm dưới một cái mái nhà. Bếp lửa trước hết là hình ảnh chung sống tiên khởi của tình yêu vợ chồng ( ăn 1 mâm, nằm 1 chiếu) rồi sau đó là những bữa ăn của cha mẹ với con cái. Tình cảm và giáo dục khởi đầu bằng cái bếp lửa. Bếp lửa không họat động thì tình duyên tan rã và gia đình ly tan. Chuyện Táo quân và bếp lửa trong văn hóa Á Đông rất tầm thường nhưng suy gẫm ra chúng ta rút tỉa nhiều ý nghĩa sâu sắc về một hình thức gia đình căn bản. Qua câu chuyện bếp lửa thì chúng ta có thể suy nghĩ như sau: Dù có những tiến bộ về văn minh thì cái bếp gia đình dù là làm bằng vật liệu gì cũng phải họat động như là tượng trưng cho một gia đình căn bản để duy trì mối liên lạc vật chất và tinh thần mật thiết của những con người chung sống dưới một mái nhà hay một nóc gia vậy! Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu cách thức Cúng Tiễn Táo Quân trong phong tục Việt Nam ra sao? Đây là những chi tiết lý thú về văn hóa Việt Nam nên tìm hiểu. Phong tục cúng Ông Táo thay đổi tùy theo sự giải thích hay lề thói từng địa phương: Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công có thể rắc rối cầu kỳ thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ: - Năm thuộc hành kim thì dùng màu vàng - Năm thuộc hành mộc thì dùng màu trắng - Năm thuộc hành thủy thì dùng màu xanh - Năm thuộc hành hỏa thì dùng màu đỏ - Năm thuộc hành thổ thì dùng màu đen.
Theo tục xưa, có vùng riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy! Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công. Một câu hỏi: Người Việt Nam lưu lạc ở hải ngoại có cúng Tiễn Ông Táo không? Một điều bất ngờ là có! Tuy rằng ở các nước tiên tiến, họ vẫn duy trì đầy đủ chuyện cúng vái. Nhưng thành phần còn thiết tha chuyện này chỉ là đa số các phụ nữ bình dân lớn tuổi ít học hay người Việt gốc Hoa. Phụ nữ thường sống theo tập tục và cảm tín không theo lý trí suy luận như phái nam nên họ là thành trì cố thủ về bảo tòan cổ tục. Họ đã nhập cãnh vô xứ Mỹ những thần linh đủ thứ như Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài … Chuyện này biểu hiện qua phong tục đốt vàng mã đang bán trong những siêu thị Á Đông. Trong giấy vàng mã, tôi đã tìm thấy nhiều giấy cúng đủ loại trong đó có giấy Cúng Đưa Ông Táo (Bái Tống Táo Quân), giấy cúng Thổ Địa ở cửa ( Bái Môn Khẩu Thần). Cái ngộ nhất là những giấy vàng mã toàn là sản phẫm Made in China từ Hongkong, thuộc Cọng Hòa Nhân Dân Trung Quốc! Và lễ phẩm đương nhiên cho mấy ông Táo Quân Mỹ phải là bánh bít quy và nước lon Coca để cho các ngài ngọt giọng tâu điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng trên trời chứ! Để kết luận, chúng ta thấy chuyện cúng Táo Quân nghe thì cổ hủ của Việt Nam nhưng chứa đựng biết bao điều tình ý cũng thú vị nhỉ! Và phong tục Táo Quân, ít ra hiện nay cũng trường tồn trên báo chương là hằng năm thiên hạ vẫn thích đọc những sớ Táo Quân vui tếu của hạ giới tùy địa phương báo cáo với Ngọc Hoàng để tổng kết tình hình của năm cũ trước thềm một năm mới sắp đến.
|