Home Đời Sống Tài Liệu Đọc Điện thư chữ Việt

Đọc Điện thư chữ Việt PDF Print E-mail
Tác Giả: Trang Điện Thư   
Thứ Hai, 03 Tháng 11 Năm 2008 13:30

Ngày nay, điện thư (e-mail) đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong việc trao đổi thông tin và liên lạc với nhau. Đa số người Việt hải ngoại (ngoài 40 tuổi) đều có khuynh hướng trao đổi điện thư bằng Việt ngữ vì nhiều lý do trong đó có 1 lý do rất thực tế: Việt ngữ thì ai cũng đọc được, lỡ viết tiếng Anh mà ông bạn sống ở quốc gia không dùng tiếng Anh thì cũng hơi kẹt.
Rất may chữ "Quốc ngữ" của chúng ta nằm trong hệ Latin chứ nếu chúng ta còn xử dụng chữ Nôm thì có lẽ vấn đề đọc và viết còn phức tạp hơn nhiều.
Chuyện viếtđọc chữ Việt đã trở thành vấn đề nan giải khi chúng ta có nhiều cách viết khác nhau. Cám ơn các nhà thảo chương đã cung cấp miễn phí cho các "bộ gõ" Việt ngữ; và do "Trăm hoa đua nở" nên hầu như không có một bộ gõ tiêu chuẩn nào. Thêm vào đó, các bộ gõ (nhu liệu) và nhất là người Viết, dùng cách gõ (input method) và bảng mã (encoding method) khác nhau nên có tới một nửa hay hơn số người nhận thư phải đọc chữ Phạn, thậm chí có người thấy chữ "lăng quăng" đem xoá (delete) hết chẳng mở ra rủi có con "vai-rút" nằm trong đó thì sao.

Đã vậy, các nhu liệu điện thư (agents) lại chẳng giúp gì thêm, đôi khi còn phá bĩnh. Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đưa ra cách đọc điện thư Việt ngữ khi dùng các loại hộp thư (account) thông dụng nhất hiện nay là Hotmail, YahooGmail. Bài viết này cũng xin gói ghém trong các điện thư agents thông dụng là Outlook, Outlook Express và Webmail (dùng web browser để logon vào hộp thư của mình).

1.                   Dùng Outlook và Outlook Express: Lúc gần đây Microsoft đã "làm" cho Outlook Express (OLE) càng ngày càng giống Outlook (OL). OLE đi chung với Windows và OL đi chung với bộ Office. Như vậy các máy có Office sẽ có cả OL và OLE. Tuỳ ấn bản (version) của các nhu liệu chính mà chúng ta có các ấn bản OLE hoặc OL khác nhau.

Phải nói là từ OL1997 Microsoft đã để ý đến Unicode nhưng từ OL2000 người dùng không phải setup gì thêm vì OL hỗ trợ Unicode rất tốt. Chúng ta chỉ gặp trở ngại khi người gửi dùng các phông đặc biệt mà máy của chúng ta không có. Nếu gặp trở ngại khi đọc chữ Việt, xin setup giống người viết như sau:

                                     

2.                   Trong phần Options>Mail-Format>phông chúng ta chỉ dùng các Unicode phông của Microsoft cho Windows 98SE trở về sau. Đó là Verdana, Courier New, Times New Romans, Arial, Helvetica và Tahoma.

Xin ghi chú nơi đây: với máy tính ở nhà, chúng ta có thể setup OL và OLE để xử dụng nhiều hộp thư khác nhau.

3.                   Dùng webmail (từ các browsers): Người viết thường xử dụng IE6, IE7B2P và Firefox (tương tự Mozilla). Trong bài viết này xin chỉ đề cập hai loại browsers là IE6 và Firefox vì chúng khá thông dụng hiện nay. Người viết sẽ cập nhật bài này với Netscape (cũng có nguồn từ Mozilla) sau. Xin chú thích thêm là IE7 đã có nhiều cải tiến trong việc hiển thị Unicode, người viết có viết bài so sánh IE7 và Firefox và đã post ở đây.

Cũng xin thưa thêm là có rất nhiều loại webmail xuất phát riêng từ những ISP. Người viết không thể liệt kê hết và thử được nên trong phạm vi bài này người viết chỉ xin đề cập đến 3 loại rất thông dụng là Hotmail, Yahoo và Google (Gmail).

a.                   Hotmail: Hơn một năm trước đây, Microsoft không hề nghĩ đến chuyện "improve" web-based Hotmail vì họ đã có hai sản phẩm là OL và OLE. Nhưng khi thấy đa số khách hàng dùng web và để cạnh tranh với Yahoo cùng Gmail, Microsoft đã phát triển Hotmail một chút. Thú thật là người viết dùng hộp thư Hotmail hàng ngày nhưng chỉ dùng qua OL, hoạ hoằn lắm mới dùng trực tiếp vì 1 lý do rất đơn giản là các địa chỉ đều nằm trong OL.

                  

                   
                       Hai hình trên cho thấy UTF-8 hiển thị đúng bản gửi đi.

Tựu chung thì dựa trên browser, đặc biệt là IE, nên việc setup Hotmail không là vấn đề vì nhất cử, nhất động đều theo browser

b.                   Yahoo: Kể từ tháng 6 năm 2005, Yahoo bắt đầu hỗ trợ Unicode và đang bắt đầu cho phép dùng dạng Rich Text Format (RTF) để gửi điện thư. Với những cải tiến này Yahoo đã giúp người xử dụng Internet ở các quốc gia không dùng Anh ngữ rất nhiều.

          

Thông thường, với cả IE và Firefox, chúng ta có thể dùng 1 trong các encoding sau để đọc chữ Việt. Điều này có thể áp dụng với hầu hết các trang Việt ngữ - dĩ nhiên lúc nào cũng có ngoại lệ một khi các trang đó không dùng đúng meta hoặc dùng phông đặc biệt hoặc cả hai   

   Trên đây là cách chọn encoding của IE. Chúng ta cũng nên chọn "Auto Select".

Theo nhận xét riêng, Firefox hiển thị Unicode chữ Việt tốt hơn IE rất nhiều, đặc biệt là xử dụng trên các Diễn Đàn loại http://groups. yahoo.com/ group/ hay các Bulletin board dựng sẵn (không cài Java hoặc nhu liệu thêm). Xin đọc thêm nhận xét của người viết trong một bài viết khác tại đây

Gần đây, Yahoo cải tiến dịch vụ đã "đẻ" ra một vấn đề mới khiến rất nhiều người bị đọc chữ Việt ô vuông. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần setup lại IE (IE6-SP1 hay thấp hơn) Options như sau:

1.                   Click Tools

2.                   Click Internet Options

3.                   Click Accessibility

4.                   Check ô/box Ignore font styles specified on Web pages

5.                   Click OK

6.                   Click OK.

        

7.                   Khi mới ra Yahoo Bêta, mỗi lần chuyển encoding trong lúc đang viết thư (Compose) Yahoo buộc chúng ta phải khởi động lại Browser. Người viết không rõ bắt đầu từ lúc nào, chỉ thấy khoảng đầu tháng 8 năm 2006 Yahoo Bêta đã cải tiến chuyện này: cho chuyển Encoding ngay trong lúc viết. Có thể nói đây là điều "đáng giá" nhất Yahoo để cho người dùng.

   

Gmail: Gmail mới xuất hiện không lâu nhưng đã có nhiều người xử dụng do ngay từ lúc đầu Gmail đã cho khách hàng chỗ để hộp thư rất lớn (so với Yahoo và Hotmail lúc đó). Hiện nay dù chỉ bản Bêta, Gmail đã hỗ trợ Unicode rất khá đối với điện thư chữ Việt. Đây là 1 ví dụ, người viết dùng OL2003 với chữ Việt 100% và dùng vài phông đặc biệt có cả trong máy gửi lẫn máy nhận (hình trên là hình gửi, hình dưới là hình nhận):

                             

Bài viết xin được khiêm tốn gửi đến quý vị, đặc biệt đến các bạn đã gặp rất nhiều trở ngại khi trao đối điện thư với người viết (và vì đọc thư không được nên chỉ còn cách viết ra đây). Tuy nhiên còn thiếu xót rất nhiều, mong được quý vị và các bạn đóng góp thêm.