Phong tục Giáng Sinh ở các nước |
Tác Giả: SE sưu tầm | |||
Chúa Nhật, 25 Tháng 12 Năm 2011 09:56 | |||
Mỗi quốc gia có một cách mừng Giáng Sinh khác nhau song có tất cả đều có một điểm chung: mừng ngày Chúa ra đời.
Giáng Sinh (còn gọi là Noel – Christmas) là thời gian vui vẻ, tràn ngập cảm xúc. Những bài thánh ca, các bữa tiệc và việc trao nhau quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp là những gì sẽ diễn ra trong lễ hội này. Mừng Giáng Sinh là điểm chung ở tất cả mọi nơi trên thế giới, song cách thức như thế nào lại là điều khác nhau hoàn toàn. Người châu Mỹ mừng Giáng Sinh một kiểu, người châu Âu, Châu Á, Châu Phi lại có những kiểu khác… Giáng Sinh được chào đón trên toàn châu Âu. Đây là thời gian cho gia đình, trang trí nhà cửa, đi mua sắm, thăm bạn bè và người thân. Đón Giáng Sinh với gia đình là vô cùng quan trọng với người dân châu Âu. Trong dịp lễ này, tất cả thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau nướng bánh, làm kẹo và chuẩn bị một bữa tiệc thật lớn. Cùng lúc, bọn trẻ sẽ đùa nghịch với nhau, khoe nhau các món quà mới mà ông già Noel mang tới cho chúng. Giáng Sinh tại Pháp: Ngay từ thời trung cổ, nước Pháp đã nổi tiếng là chiếc nôi văn hóa của châu Âu, bởi vậy đêm Giáng Sinh được tổ chức trọng thể tại nước nầy, đặc biệt tại Ba Lê (Paris), đêm Giáng Sinh còn được gọi là đêm “Hoa Đăng”. Thật vậy, trong đêm đó tại kinh đô ánh sáng của Pháp rực rỡ muôn màu không khác gì một bà hoàng kiêu sa diễm lệ. Mọi nghười đều đổ xô về các khu vực công cộng đông nghẹt như đang trẩy hội. Khắp chốn từ các khu ăn chơi sang trọng cho tới những ngỏ phố tối đìu hiu, ở đâu cũng vang dậy những lời chúc tụng Giáng Sinh và mừng năm mới “Joyeux Noel”. Ở Pháp, trước lễ Giáng Sinh, trẻ em thường đặt giầy hoặc những cái còng bằng gỗ gọi là sabots ở lò sưởi để ông già Noel có thể cho quà vào đó. Ở một số khu vực tại nước Pháp, ông già Noel sẽ đem quà tới cho trẻ nhỏ vào đêm Thánh Nicolas – ngày 6/12 và quay lại một lần nữa vào Giáng Sinh. Tại các vùng khác, Chúa Jesus lại là người đem tới các món quà. Đối với người lớn, ngày đầu tiên của năm mới mới là thời điểm trao nhau quà tặng. Giáng Sinh tại Anh: Nước này tổ chức lễ Giáng Sinh lần đầu vào năm 521 sau tây lịch, nhân dịp hoàng đế Arthur chiếm lại được miền York từ tay người Ái Nhỉ Lan. Sau năm 1066, nước Anh thuộc quyền cai trị của dòng họ Oliver Cromwell theo Tân Giáo Puritan đã ra lệnh cho quốc hội ban hành nhiều đạo luật ngăn cấm việc tổ chức các thánh lễ, trong đó có ngày Sinh nhật của Chúa Jesus. Đến năm 1660, hoàng đế Charles đệ II lật đổ dòng họ Cromwell và triệt hạ giáo phái Puritan, cho phép dân chúng Anh tổ chức lễ Giáng Sinh hằng năm, cho đến ngày nay không thay đổi. Tại Luân Đôn (London) vào dịp lễ Giáng Sinh kéo dài đến tết dương lịch, nhà nhà đều trang hoàng cây thông với đèn hoa rực rỡ. Sau khi dự thánh lễ nửa đêm tại các giáo đường, mọi người đều về nhà tụ tập trước cây Giáng Sinh để ăn uống, nhảy múa ca hát với món gà quay đặc biệt. Tại các địa điểm công cộng đều có trình diễn các chương trình hòa nhạc. Nhiều đoàn kịch cũng tới trình diễn cho dân chúng thưởng thức tại các nhà hát lớn thủ đô như Salder, Edward… với các vở kịch về tôn giáo. Giàn nhạc của hoàng gia Anh cũng góp phần trình diễn để giúp vui cho mọi người. Tại Ý, lễ Giáng Sinh kéo dài tới 3 tuần, từ 6/12 đến ngày Giáng Sinh 25/12. Theo phong tục, trong dịp lễ này, trẻ em sẽ viết thư cho cha mẹ, bày tỏ mong muốn được đón lễ hội tuyệt vời đồng thời hứa hẹn chăm ngoan. Vào 24/12, ngày sẽ là thời điểm kiêng khem, song buổi tối là lúc trả bữa với một mâm tiệc thịnh soạn. Nó thường bao gồm một món ăn với cá chình nướng, đĩa rau truyền thống gọi là cardoni, bánh pastry với kem pho mát.
Giáng Sinh tại Đức: Từ năm 1991, nước Đức thống nhất lảnh thổ và vươn lên một siêu cường kinh tế hạng ba sau Hoa kỳ và Nhật bản, dẫn đầu khối Liên Âu. Do đó, nên hàng năm cứ đến Giáng Sinh và tết dương lịch, dân Đức tiêu xài rất lớn vào lễ Giáng Sinh. Bắt đầu tuần lễ cuối tháng 11 kéo đến tới đêm 25/12, các đường phố lớn tại thủ đô Bá linh (Berlin) bày bán đủ các mặt hàng dành cho mùa Giáng Sinh. Trong đêm Giáng Sinh, dân Đức tụ tập về các nhà hát lớn như Opera để diễn vở kịch Mathis Der Malor của Paul Hindemita và dự các buổi hòa tấu do dàn nhạc của thành phố trình diễn suốt đêm ngày. Song song là các cuộc triển lãm tranh ảnh, nghệ thuât và văn học. Giáng Sinh tại Nga: Khác với những người theo đạo Thiên Chúa giáo khắp nơi trên thế giới đón lễ Giáng Sinh vào đêm 25/12, người Nga từ năm 1918 đón mừng Giáng Sinh vào đêm 6 và 7 tháng Giêng theo chính thống giáo. Theo truyền thống, kỳ ăn kiêng của người Nga trước lễ Giáng Sinh bắt đầu từ 28/11 tới ngày 6/1 dương lịch (theo lịch Grigorian) gồm thịt, sữa và cấm tuyệt đối uống rượu Vodka và đường. Đêm trước lễ Giáng Sinh, tín đồ chỉ uống nước và ăn một thứ bánh dẹp làm bằng đậu, lăng chiên bằng dầu thực vật gọi là Sochniki. Cũng trong đêm đó khắp nước Nga, các tín đồ theo dõi những ngôi sao nhỏ đầu tiên xuất hiện trong đêm cũng là họ bắt đầu hành lễ, độc kinh cầu nguyện xin Chúa ban phước lành cho gia đình, sau đó mới vào nhà quây quần bên bữa tiệc Giáng Sinh. Giáng Sinh ở Ba Lan: Hầu hết người dân Ba Lan theo đạo Thiên Chúa, dù nước này trước đây sống dưới ách thống trị của cộng sản Nga và phát xít Đức gần 100 năm, nhưng sau khi Hồng Y Karol Wojtyla đã được bầu làm Đức Giáo Hoàng ngày 16-10-1978 với danh xưng John Paul II. Thủ đô Ba Lan là Warsaw là một thành phố của người sùng đạo, nhất là từ sau năm 1989 nước này đã chính thức trở thành một quốc gia tự do, độc lập không còn theo chế độ cộng sản nữa. Cũng từ đó người dân Ba Lan tổ chức lễ Giáng Sinh và tết dương lịch hàng năm rất long trọng. Học sinh, sinh viên thường nghỉ luôn 10 ngày từ trước Giáng sinh tới sau Tết Dương lịch. Nhiều gia đình chọn những ngày cuối năm làm dịp du lịch, đặc biệt là tới các vùng ấm áp trên thế giới, nhưng cũng nhiều người lựa chọn du lịch trượt tuyết. Người dân Ba Lan thường ăn chay (kiêng các loại thịt, trừ cá) cho tới trước giờ Chúa ra đời. Sau khi Chúa Giáng sinh mới bắt đầu bữa tiệc mặn và các đồ uống có cồn. Cũng sau thời khắc Chúa Giáng sinh, các hoạt động vui chơi giải trí mới bắt đầu. Giáng sinh là dịp thăm gia đình, cha mẹ, ông bà, là dịp quây quần bên bàn ăn với những món ăn dân tộc truyền thống tương tự như Tết cổ truyền Việt Nam. Người dân Ba Lan cũng tới các nhà Thờ, dự các buổi cầu kinh, hát thánh ca trong ngày lễ.
Người dân Canada chuẩn bị lễ Giáng Sinh rất sớm, vào cuối tháng 10 hàng năm, khi mà tuyết bao phủ đầy trên mặt đất, củng là lúc mọi người bắt đầu chuẩn bị mừng Giáng Sinh và tết dương lịch. Tại Toronto, thủ phủ của tiểu bang Ontorio rất rộn rịp với những gian hàng bán các sản phẩm Giáng Sinh như thông xanh, hình ông già Noel, cho tới đồ chơi dành cho trẻ con, nhưng tấp nập nhất vẫn là khu bán sách báo, vì ai cũng cần mua thiệp chúc Noel và tết dương lịch cùng với các đặc san nói về truyền thống lễ Sinh nhật Chúa Jesus. Mùa này hầu hết các trung tâm thương mại tại Canada đều đại hạ giá để câu khách hàng … Ngoài quang cảnh nhộn nhịp của thiên hạ đi mua sắm, còn có lễ rước ông già Noel hằng năm gọi là Santa’s Parada có từ năm 1905 được lưu truyền tới ngày nay. Giáng Sinh ở Mỹ: Đêm Giáng Sinh đầu tiên, do chính người di dân Anh tổ chức vào năm 1686 tại thành phố Boston, Hoa Kỳ, nhưng phải đợi thêm hai thế kỷ nữa, quốc hội nước này mới chịu công nhận Giáng Sinh là một quốc lễ vào năm 1856. Có điều trái ngược là dù được tổ chức rất muộn màng so với các nước theo đạo Thiên Chúa trên thế giới, nhưng hầu hết các huyền thoại liên quan đến đêm Thánh đều xuất xứ từ Hoa Kỳ. Vì nước Mỹ là nơi có nền văn hoá đa dạng và nhiều tập tục, do đó thật khó nói về một lễ Giáng Sinh chỉ của riêng người Mỹ. Các hoạt động trong lễ hội này sẽ tùy thuộc vào truyền thống văn hoá của mỗi gia đình. Lễ mừng Giáng Sinh ở Mỹ có pha trộn hương sắc của Ireland, Australia, Ba Lan, Bỉ và một số di dân các nước khác đến định cư. Mặc dù đa dạng về văn hoá và chủng tộc song một Giáng Sinh truyền thống ”lý tưởng” mà tất cả mọi người đều chấp nhận là: đây là thời gian dành cho gia đình cùng với những chuyến du lịch kỳ thú. Thời tiết ở Mỹ cũng ảnh hưởng tới lễ Giáng Sinh. Ở một số khu vực, lễ Giáng Sinh sẽ thật tuyệt vời với tấm chăn tuyết phủ trắng khắp nơi. Trong khi đó, tại những nơi khác, Giáng Sinh sẽ diễn ra tại nơi ấm áp, tràn ánh mặt trời như bãi biển… Cây thông Giáng Sinh đóng một vai trò quan trọng trong lễ Giáng Sinh. Thông thường, người Mỹ thường đặt một ngôi sao trên đỉnh cây thông tượng trưng cho ngôi sao ở Bethlehem hay một thiên thần nhỏ báo hiệu Chúa Giáng Sinh. Cây thông với rất nhiều đồ trang trí thường đặt ở vị trí mà nhiều người có thể nhìn thấy. Thức ăn cũng có vị trí khá cao trong Giáng Sinh của người Mỹ. Lễ hội này thường là thời gian các gia đình mở rộng cửa đón khách và chúc tụng lẫn nhau một mùa Giáng Sinh hạnh phúc. Giáng Sinh là thời điểm thích hợp để mời khách đồ ăn và thức uống có cồn, do đó, nhiều gia đình đã chuẩn bị từ trước hàng loạt các món ăn ngon. Dù mỗi gia đình có một menu khác nhau song tựu trung trong đêm Giáng Sinh, những món như gà, khoai tây, nước xốt man việt quất, rau, xa-lát và đồ tráng miệng là không thể thiếu. Sau màn ăn uống là đến nhà thờ. Nhiều gia đình cho rằng tới nhà thờ vào dịp Giáng Sinh là rất quan trọng. Ở nơi linh thiêng này sẽ có rất nhiều hoạt động, có tiệc, ca hát, thánh lễ… Giáng Sinh ở Châu Phi Ở châu Phi, ngày Giáng Sinh thường bắt đầu bởi tiếng hát của các nhóm truyền giáo đi xuyên các đường phố, làng mạc, nhà cửa. Các bài hát thánh ca nổi tiếng thế giới sẽ đánh thức mọi người dậy để tới nhà nguyện để sau đó mỗi người lại trở về nhà để có những chuẩn bị cuối cùng. Phần quan trọng nhất trong lễ cầu nguyện ngày Giáng Sinh của người châu Phi là trao tặng tình cảm – thường là một món quà để tỏ lòng tôn kính Chúa. Vào khoảng 8-9h sáng, người dân sẽ tham gia lễ mừng ngày Chúa Giáng Sinh. Bất cứ ai tham gia lễ cầu nguyện đều đem theo một món quà và đặt chúng ở gần chiếc bàn Thánh thể. Không ai tham gia buổi lễ này mà không đem theo quà tặng. Tại châu Phi, các món ăn trong ngày Giáng Sinh thường là gà tây, thịt bò nướng hoặc lợn sữa, gạo vàng với nho, rau và mứt mận, bánh cracker… Khu vực đông Á gồm những nước Trung Quốc, Nhật, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Tân Gia Ba và Việt Nam. Người dân ở khu vực thường trang trí, thắp sáng nhà cửa bằng đèn lồng. Cây thông thường được gọi là ”cây ánh sáng”, nó được trang trí bằng giấy trang kim, hoa giấy và hạt châu. Tại Nhật, lễ Giáng Sinh không phải là lễ hội chính thức vì chỉ có chưa tới 1% dân số nước này là người công giáo. Tuy nhiên, việc đón Giáng Sinh vẫn diễn ra rất náo nhiệt do ảnh hưởng từ nước Mỹ sau cuộc đệ nhị thế chiến. Cây thông Noel ở Nhật thường có các món đồ chơi nhỏ, búp bê, đèn, vật trang trí, nến. Một trong những đồ trang trí được ưa chuộng nhất là chim giấy. Ở Hàn Quốc, mỗi nhà thờ đều có một chương trình ca nhạc riêng trong ngày Giáng Sinh. Người dân xứ sở kim chi rất thích trang hoàng mọi thứ thật đẹp trong dịp lễ hội này, mỗi quán cà phê đều được mang đậm không khí Giáng Sinh. Ngoài ra, Giáng Sinh cũng là thời điểm để đi cửa hàng, hầu hết các gia đình Hàn Quốc đều dành cả ngày để đi hết trung tâm thương mại này tới trung tâm thương mại khác để lùng đồ giảm giá. Tại Tân Gia Ba: Tuy chỉ có hơn 3 triệu dân, nhưng người Tân Gia Ba theo rất nhiều tín ngưỡng khác nhau như: đạo Phật, Lão, Khổng, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành. Quốc gia này đón tết theo âm lịch đồng lúc với lễ Giáng Sinh và tết dương lịch theo tây phương. Trong đêm Giáng Sinh, khu vực nằm giữa các đại lộ Tudor, quảng trường Mariana, đường Scott … được giăng mắc hoa đèn nhiều màu rực rỡ, sáng như ban ngày với dòng người qua lại tràn ngập như thác đổ, từ lề ra tới đường chỉ là người đi bộ. Luật lệ ở Tân Gia Ba rất nghiêm khắc, nghiêm cấm dân chúng làm mất thuần phong mỹ tục nơi công cộng, nên đêm Giáng Sinh nơi đây không có rượu chè, nhảy nhót loạn xạ ngoài phố.Nhưng mọi người vẫn tổ chức tiệc tùng, khiêu vũ tại tư gia, quán ăn, vũ trường, khách sạn để đón mừng Sinh nhật Chúa Jesus. Tai các khu vực công cộng cũng hòa nhạc giúp vui trong đêm lễ như các nước khác. Tại Việt Nam, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại miền Nam VN, mặc dù đất nước lúc đó người dân đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng đêm Giáng Sinh hằng năm đều được tổ chức trọng thể cho dù người có hay ngoại đạo. Vào đêm lễ Giáng Sinh, đường phố đông nghịt giới trẻ ra đường dạo chơi. Từ nhiều ngày trước khi Giáng Sinh tới, mọi người đi mua sắm đồ trang trí và các món quà nhỏ để trao nhau. Vì chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp, các gia đình trung lưu VN, sau khi lễ ở nhà thờ về, nhà nào cũng mở tiệc Réveillon để cùng bạn bè thân thuôc vui vầy. Sau tháng 4 năm 1975, một thời gian lễ Giáng Sinh bị gián đoạn, chỉ những năm sau này mới được tổ chức lại dưới sự canh chừng của lực lượng an ninh, nên mất đi ít nhiều ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh như thuở trước.
|