Cảnh giới bên kia cõi chết |
Tác Giả: Tuyết Mai | ||||
Thứ Ba, 10 Tháng 11 Năm 2009 05:57 | ||||
Cùng trong ý nghĩa Halloween của người Mỹ, Người Việt Nam có Lễ Cô Hồn vào Rằm tháng Bảy Âm Lịch. Người Việt Nam theo Phật giáo tin ngày này là ngày vong linh được xá tội. Ở Chùa hay ở nhà có tục lệ “Mông sơn thí thực” dân chúng gọi là cúng cô hồn, nghĩa là bố thí thức ăn cho những oan hồn, uẩn tử. Nhiều người cho rằng ma quỷ là chuyện hoang đường, khoa học không chứng minh được nên cảnh giới bên kia cõi chết là chuyện mê tín di đoan. Chết là hết. Phật giáo không công nhận chết là hết, mà còn luân hồi trong lục đạo (sáu ngã). Tùy theo nghiệp chướng mình tạo nên ở kiếp hiện tại mà sau khi chết hồn sẽ đi vào cảnh giới nào đó hay được luân hồi tái sinh kiếp người. Ðể tìm hiểu sâu xa cảnh giới bên kia cõi chết, thử đọc qua một vài tài liệu đã được nhiều khoa học gia Tây phương nghiên cứu. Bác sĩ , Tiến sĩ Raymond Moody, Giảng sư ở Ðại Học North Carolina, sau khi nghiên cứu, tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân chết đi, sống lại, ông đã ghi lại thành sách “Life after Life” xuất bản năm 1975. Bác sĩ Moody chỉ nghiên cứu, tiếp xúc với những người đã chết thật, nghĩa là những bệnh nhân được bác sĩ chứng thực tim ngừng đập, óc ngừng hoạt động, rồi được cứu sống. Sự nghiên cứu của ông cho thấy điều đặc biệt là dù người chết thuộc nhiều thành phần khác nhau về tôn giáo, học vấn, địa vị... nhưng những kinh nghiệm lạ lùng lúc chết, khi hồn vừa rời khỏi xác thì giống nhau. Hầu hết những người chết đi sống lại cho biết kinh nghiệm chết đã ảnh hưởng sâu xa đến sự suy nghĩ và quan niệm sống của họ ở đời. Sau đây là những kinh nghiệm chết giống nhau của nhiều người kể lại cho Bác sĩ Moody. 1. Không thể dùng ngôn ngữ của thế gian để diễn tả cảnh giới ba chiều của thế giới bên kia. 2. Họ nghe rõ tiếng bác sĩ tuyên bố họ đã chết rồi, họ nghe, thấy bác sĩ và y tá cấp cứu xác họ nhưng không có cảm giác gì. 3. Tâm an bình và thanh tịnh. Phần đông kể lại họ cảm thấy thật an lạc, khoan khoái khi mới thoát khỏi cái xác phàm của họ. Có người thì đau khổ, cảm xúc mạnh khi hồn rời khỏi xác. 4. Nhiều người tả lại họ nghe âm thanh kỳ diệu hay khó chịu khi sắp chết hoặc khi vừa tắt thở, không thể diễn tả được. 5. Người ta cảm thấy như bị hút mạnh vào một không gian u tối, như vào hang động, hay một đường hầm tối tăm với một tốc độ cực nhanh. 6. Giây phút bước ra khỏi xác phàm. Một bà kể: Tôi thấy mình nhẹ như tờ giấy được thổi bay lên trần nhà rồi dừng lại và nhìn xuống, tôi thấy mọi người đang loay hoay cứu sống thân xác bất động của tôi trên giường. Khi hồn vừa rời khỏi xác chưa ý thức được mình đã chết nên bà ngẩn ngơ không hiểu gì. Nhiều người muốn trở lại xác nhưng không biết làm sao, rất hoảng sợ. Một số người kể khi họ lìa thể xác họ cảm thấy mình có một thể hồn khác, có thể cảm thấy, nghe được những gì trên cõi trần nhưng người trên cõi trần không nghe thấy họ. Dần dần giác quan của thể hồn bén nhạy hơn, có thể nhìn thật xa, nghe thật rõ, có thể đọc được ý nghĩ của người trần và chỉ cần nghĩ họ muốn tới chỗ nào thì tới đó ngay. Vì không liên lạc được với người trần nên họ cảm thấy cô đơn và buồn tủi. 7. Gặp những thể hồn khác. Sau đó họ gặp gỡ và chuyện trò với nhiều thể hồn của thân nhân bạn bè đã quá vãng trước, đến tiếp đón họ. 8. “Người Ánh Sáng”. Ai cũng nói có gặp gỡ “người ánh sáng”. Lúc đầu người này hiện ra trong một thứ ánh sáng lờ mờ rồi trở nên rõ dần và sau cùng thì hiện toàn thân trong một thứ ánh sáng rực rỡ kỳ diệu và ai cũng cảm thấy vị ánh sáng này ban phát cho họ một thứ tình thương mà họ không thể dùng ngôn ngữ của loài người để diễn tả được. Tùy theo tôn giáo người ta đặt tên vị ánh sáng này khác nhau. 9. Nhìn lui lại quãng đời mình. Vị ánh sáng cho thể hồn xem lại quãng 10. Ranh giới giữa hai cõi sống và cõi chết. Người thì nói ranh giới đó là một dòng sông, một cánh cửa, một vùng sương mù xám, một hàng rào, hay chỉ như một đường vẽ dưới đất. 11. Trở lại cõi trần. Tới lằn ranh giới đó người chết không qua mà nhập trở lại thân xác. Tất cả người chết sống lại đã thay đổi cách suy nghĩ, cách sống sau khi thấy cảnh giới bên kia. 12. Phần đông người ta nói khi lìa xác họ nuối tiếc thân xác, lưu luyến sự sống ở trần gian lắm nhưng dần dà khi thấy được nhiều điều mới lạ ở cảnh giới bên kia thì họ không muốn trở về nữa, nhất là sau khi gặp người ánh sáng và được vị này ban cho một tình thương vô điều kiện. Có người nói lúc hồn sắp lìa thể xác những người thân khóc lóc nhiều nên đi không đành, nếu được người thân cầu nguyện ra đi an lành thì thể hồn sẽ cảm thấy dễ chịu khi rời khỏi xác. 13. Kể lại kinh nghệm chết. Nhiều người chết nói họ không muốn kể kinh nghiệm chết cho ai nghe vì nhiều người không tin, cho là tưởng tượng hay ảo giác. 14. Thay đổi tâm tư. Những người sống lại cho biết kinh nghiệm chết đã để lại một dấu ấn sâu xa trong đời sống tinh thần họ, đã mở rộng tầm mắt họ, đã thay đổi hẳn cái nhìn của họ về cuộc đời. Họ khám phá ra đời sống tinh thần quan trọng hơn đời sống vật chất. Và khi rời khỏi xác thì chỉ mang theo tình thương và kiến thức tích lũy về cõi bên kia. 15. Quan niệm về cái chết. Sau khi thấy đựơc cảnh giới tốt đẹp bên kia thì họ không còn sợ chết nữa. Họ hoàn toàn tin tưởng có một đời sống khác sau đời sống này và không còn sợ chết nữa vì sẽ sống ở một thế giới khác. Có người ví cái chết như một điểm chuyển tiếp di chuyển từ một nơi này sang một nơi khác, hay từ một con người vật chất sang một hồn thể tâm linh. 16. Làm sao kiểm chứng hư thực. Nhiều người cho rằng những mẩu chuyện do người chết sống lại kể lại là chuyện hoang đường, do tưởng tượng, ảo giác, mê sảng lúc bất tỉnh. Nhưng Bác sĩ Moody cũng nghiên cứu kiểm chứng với những bệnh nhân mù mắt. Họ có thể kể lại chi tiết bác sĩ và y tá đã cấp cứu thân xác họ như thế nào, thân nhân gồm những ai đang khóc lóc ở phòng bên cạnh, hay lập lại những lời của người thân nói ở phòng bên cạnh, cho thấy mắt của xác phàm không thể thấy, nhưng thể hồn xuất ra “thấy” được những gì xảy ra chung quanh. Bài này viết theo tài liệu của cuốn “Life after Life” của Bác sĩ Raymond Moody, xuất bản năm 1975.
|