Home Đời Sống Tài Liệu Đêm năm Canh, Ngày sáu khắc tính như thế nào ?

Đêm năm Canh, Ngày sáu khắc tính như thế nào ? PDF Print E-mail
Tác Giả: Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ   
Chúa Nhật, 13 Tháng 9 Năm 2009 15:57
 Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhị Địa Chi

 tức12 con Giáp để gọi cho Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con Giáp tức 12 con vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự như sau : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mão hay Mẹo (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).
              Ngoài ra, phương cách dùng để tính các tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cọp), HAI (Mão hay Mẹo = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngọ = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), Mười ( Hợi = Heo), Mười Một (Tý = Chuột) và Chạp (Sửu =Trâu).
             Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một?

             Theo thiển nghĩ của tôi, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời quân chủ còn Vua Chúa, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhân (người đứng đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?
Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoẵc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằng chứng ở Việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.

Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần ?

            Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :

Nhân sinh ư Dần

(Loại người sanh ra ở hội Dần).

Nhứt niên chi kế tại ư Xuân

(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân)

Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần

(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).

              Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo hơn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọn tháng Giêng là tháng Dần cho con Cọp cầm tinh là như thế?

Người xưa, tại sao tháng gọi tháng Chạp là tháng cuối năm mà không là tháng Mười Hai như năm
Dương Lịch?
               Theo thiển nghĩ của tôi, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, đã đem lúa vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình Thần sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác, có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.
Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mả...

              Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.
< Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình Thần, hằng năm thường cử hành lễ này (được biết ngày xưa các vị cựu quan chức ngày xưa, đơn cử như : Cụ Nguyễn
Trung Trực (Rạch Giá) là người có công trạng chống Pháp, nên sau khi Cụ bị quân Pháp chặt đầu, Cụ được vua ban Sắc Chỉ Thần và được thờ tại Đình Thần Nguyễn Trung Trực Rạch Giá ngày nay, nếu cần xin xem quyển Danh Nhân Việt Nam hậu bán thế kỷ 19 cùng tác giả Nguyễn Phú Thứ từ trang 161 đến trang 195) trong các ngày Lễ Cúng Đình Thần, các vị bô lão cùng Ban Hội Tề mặc áo dài khăn đóng để đi rước sắc thần, (nếu làng xã đó chưa hoàn thành Đình Thần, để an vị nơi làm lễ cúng Thần), đặc biệt phải có các học trò lễ đứng hai hàng để : dâng hương, dâng trà, dâng rượu...và lễ bái (lạy) >.
                Ngoài ra, phải nói đến Hát Bộ (có người gọi Hát Bội) để cúng Thần, thông thường
Ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, Ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưởng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì Ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dặm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên Ông Hương Cả cầm chầu để khen thưởng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích.
            Thời xưa, các nghệ sĩ nào được
Ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tề (*) thưởng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó.
             Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị
Ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu cắc cắc thì các nghệ sĩ đó bị Ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ nào bị đánh khắc nhiều lần, sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cùng Ông Bầu đoàn hát quở phạt. Đó là, luật lệ thưởng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.
            Mặc dù,
Ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.
Vì thế, trong dân gian mới có câu :

Ở đời có bốn cái ngu,

Làm mai, lãnh nợ gác cu, cầm chầu.

(*) Được biết, thời xưa Ban Hội Tề trong làng có 12 vị Hương Chức như sau : Hương Cả, Hương Chủ, Hương Sư, Hương Trưởng, Hương Chánh, Hương Giáo, Hương Bộ, Hương Quản, Hương Thân, Hương Hào, Xã Trưởng là người có bổn phận giữ con dấu để thâu thuế Điền, thuế Thân trong làng và Chánh Lục Bộ là người có bổn phận giữ Sổ Bộ Đời như : Khai Sanh, Khai Tử, Hôn Thú ...)
Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc

            Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu, 2637 trước Thiên Chúa năm 61.

Còn đối với : Đêm Nam Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.
           Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà

Canh Hai dệt cửi, canh Ba Đi nằm...

Hoặc là : Nửa đêm giờ Tý canh Ba

Theo thiển nghĩ, chúng ta thấy câu :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba

thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật cầm tinh tuợng trưng tức12 con Giáp, để phân chia bảng Giờ trong một ngày có 24 giờ như sau :
 Bảng giờ  trong 1 ngày cûa 12 con giáp 

 Gi  Thi Gian Gi  Thi Gian
Từ 23 giờ đến 1 giờ sángNgọTừ 11 giờ đến 13 giờ trưa
SửuTừ 1 giờ  đến 3 giờ sángMùiTừ 13 giờ đến15 giờ xế trưa
DầnTừ 3 giờ đến 5 giờ sángThânTừ 15 giờ đến 17 giờ chiều
MãoTừ 5 giờ đến 7 giờ sángDậuTừ 17 giờ đến 19 giờ tối
ThìnTừ 7 giờ đến 9 giờ sángTuấtTừ 19 giờ đến 21 giờ tối
TỵTừ 9 giờ đến 11 giờ sángHợi Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya
 
              Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :

              a)- Ban ngày dài được 14 giờ, còn ban đêm dài được 10 giờ và thấy được giờ Tý canh Ba, từ đó chúng ta tính được bảng 5 Canh như sau :
 
Tên CanhThi Gian
Canh 1Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất
Canh 2Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi
Canh 3Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý
Canh 4Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu
Canh 5Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần

              Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh Canh với giờ, thì có hai giờ bằng một Canh và nếu đem so sánh bảng Giờ trong một ngày của 12 con Giáp ở trước sẽ thấy đúng.

              b)- Mỗi ban ngày dài 14 giờ, đươc chia cho 6 khắc như bảng sau đây :
 
Tên KhắcThời Gian Tên  KhắcThời Gian
    Khắc 1Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sángKhắc 4Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa
    Khắc 2Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40  sángKhắc 5Từ 14 giờ 20 đến16 giờ 40 chiều
    Khắc 3Từ 9 giờ 40 đến12 giờ trưa

Khắc 6Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối

              Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì có 2 giờ 20 phút bằng 1 Khắc. Bởi vì, ban ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì đuợc 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.
             Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là quả đúng vậy.
 

(Trich dẫn từ trang 60 đến trang 70 quyển Tử-vi & Địa-LýThực-hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ )