Home Đời Sống Tài Liệu Phát hiện bưu thiếp mã hoá của điệp viên thời chiến tranh lạnh

Phát hiện bưu thiếp mã hoá của điệp viên thời chiến tranh lạnh PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 03 Tháng 9 Năm 2009 14:16

Các bưu thiếp chứa thông điệp mã hóa thời Chiến tranh lạnh được một điệp viên gửi đến ông chủ MI-5 đã được phát hiện. Các thông điệp bí mật này được tạo nên từ những con số chỉ dẫn nước cờ được gửi đến Graham Mitchell sinh năm 1905, người sau này là Phó tổng giám đốc MI-5, vào năm 1950.

Các chuyên gia tin rằng những điệp mã hoá ngắn này được các điệp viên gửi cho nhau thời chiến tranh lạnh
 
Và người gửi được cho là một điệp viên ngầm hoạt động ở Frankfurt, một thành phố của Đức là trung tâm của hoạt động gián điệp thời Chiến tranh lạnh.
 
Các chuyên gia tin rằng những thông điệp mã hóa bằng nước cờ được các điệp viên gửi cho nhau trong giai đoạn căng thẳng này. Tuy nhiên, họ không chắc chắn được những người làm gián điệp cho Mitchell đứng ở phe nào, trong khi bản thân Mitchell cũng bị nghi ngờ là điệp viên mật của Liên Xô.
 
Sau một loạt các chiến dịch bị thất bại, Mitchell cùng với Tổng giám đốc Roger Hollis bị điều tra. Thậm chí Mitchell còn bị nghi ngờ có dính líu đến điệp viên Cambridge và được chuyên gia săn lùng gián điệp Peter White gọi là gián điệp. Nhưng không có bằng chứng nào đủ mạnh để chống lại Mitchell cho đến khi ông về hưu năm 1963 vì áp lực của cuộc điều tra.
 
Trong quá khứ, các bưu thiếp được gửi đến Mitchell theo địa chỉ ở Chobham, Surrey, từ một người tên là bác sĩ Edmund Adam sống ở thành phố Frankfurt nước Đức. Chúng được đánh máy và đề ngày tháng trong suốt năm 1950. Nội dung mỗi thông điệp đều bàn về nước đi của từng quân cờ biểu thị bằng những con số như là một kiểu chơi cờ từ xa.
 
Gordon Thomas, tác giả và chuyên gia về lịch sử MI-5 và MI-6, nói mã hóa bằng nước cờ là phương thức giao tiếp giữa các điệp viên phổ biến thời Chiến tranh lạnh. Ông nói: "Mitchell đứng đầu bộ phận phản gián trong MI-5 và là người chịu trách nhiệm chính tuyển mộ điệp viên hai mang để cài vào mạng lưới của KGB.
 
Thời đó thành phố Frankfurt của Đức là trung tâm hoạt động tình báo và thật sự là ổ điệp viên ở cả hai phía Đông và Tây. Phương thức trao đổi thông tin bằng bưu thiếp rất phổ biến vào thời đó, nhất là đối với người Nga. Thậm chí trong sách chỉ nam dành cho điệp viên của KGB cũng có một đoạn viết về phương thức này. Ví dụ, một nước cờ xác định sự kiện đang xảy ra và một nước cờ khác đưa ra những chỉ thị".
 
Mọi điệp viên đều được huấn luyện đặc biệt để hiểu những nước cờ và bản thân Mitchell lại là tay chơi cờ cự phách. Chắc chắn việc phơi bày ra ánh sáng những bưu thiếp mã hóa này sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt của tất cả những ai mê say công việc gián điệp và ai sở hữu được chúng sẽ có dịp nghiên cứu để giải mã các thông điệp