“Thực phẩm công năng” là gì và lợi ích của nó ra sao? |
Tác Giả: Hồng Quang (theo tuần báo Time) | |||
Thứ Sáu, 31 Tháng 7 Năm 2009 06:49 | |||
Gần đây trên báo chí xuất hiện từ ngữ thực phẩm công năng (Functional Food) với lời cổ súy là thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Ngày xưa, người sáng lập ra Y Khoa phương Tây Hippocrates nói: “Hãy để cho thực phẩm bạn ăn là thuốc và để thuốc là thực phẩm”. Có vẻ như vế sau của câu này đang được người ta ủng hộ. Các chuyên gia ẩm thực tin là ngày xưa các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đã có tìm tòi sưu khảo và ứng dụng chuyện này. Bác sĩ David Ludwig, Giám đốc chương trình Optimal Weight for Life Program của bệnh viện Nhi Khoa Boston, nhận định: “Có nhiều ý kiến cho là giá trị của nguồn năng lượng calories chúng ta thu nhận qua ăn uống có ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe và ngay cả các chứng bệnh nan y và sự trường thọ”. Nhưng thực phẩm thực sự có khả năng chữa bệnh hay không? Đó là câu hỏi người ta nêu ra với loại thực phẩm công năng (TPCN), loại thực phẩm đã được con người chế tạo ra nhằm mục tiêu tăng cường sức khỏe con người. Trong một cuộc khảo sát năm 2002, người ta cho là khi ăn một số thực phẩm nào đó, người ta có thể làm chậm lại bệnh tiểu đường cộng với tập luyện thể dục hơn 2 giờ mỗi tuần. Điều lạ lùng nhất là chính những người có khả năng mắc bệnh cao do di truyền lại hưởng lợi nhất nếu theo chương trình này. Nhưng bạn nên biết không phải bất cứ lợi ích nào được truyền truyền ầm ĩ trên một nhãn hiệu thực phẩm là thực phẩm đó biến thành TPCN hay không phải bất cứ loại TPCN nào cũng có khả năng trị bệnh đâu. Cơ quan FDA không liệt kê TPCN ra như là một thứ gì riêng biệt, có nghĩa là không thể khẳng định loại này kiểm soát mức cholesterol, loại kia giúp chống viêm hay loại thứ ba giúp tăng cường xương. Một vài loại TPCN được quảng cáo như trứng gà có thêm omega 3 vì gà mái được cho ăn hạt flaxseed, rất tốt cho sức khỏe do chất béo này có lợi. Thứ nhì là nước juice có thêm chất sợi (fiber), giúp cơ thể hấp thu đường dễ hơn và người uống ít thèm ăn vặt hơn. Ngoài ra còn có sữa pha thêm vitamin D, vốn là cách đã làm người ta tiêu thụ sữa nhiều hơn ngay từ thập niên 1940. Ngày nay người Mỹ rất thích loại sữa này vì đa số họ không có đủ lượng vitamin D cần thiết. Thêm nữa là các loại thay thế cho bơ có thêm chất sterols của thảo mộc, vốn có đặc tính không đóng vào thành động mạch như là chất béo động vật, có thể làm hạ lượng cholesterol trong máu. Gần như tất cả loại bột mì bán trên thị trường bây giờ có thêm folic acid, một dạng tổng hợp của của folate trong vitamin B giúp thaì nhi tránh được dị dạng của cột xương sống. Sữa chua thì có thêm probiotics, còn được gọi là “vi khuẩn tốt”. Đó là những vi khuẩn giống như dạng vi khuẩn có mặt ở ruột, giúp tiêu hóa dễ dàng và một số chức năng khác. Nước cam có thêm calcium cũng là nguồn có thể giúp người tiêu thụ tăng cường thêm lượng calcium được yêu cầu phải có mỗi ngày. Các chuyên gia cho là nếu bạn cảm thấy rối rắm thì tốt nhất nên dùng các loại thực phẩm nào bạn thấy thực sự tốt cho sức khỏe, thí dụ như người bị tiểu đường thấy ăn gạo lức tốt thì không cần thêm chất gì, gạo lức đã là một kiểu TPCN đáng tin rồi. Hồng Quang (theo tuần báo Time)
|