Mẹo Vặt PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Chúa Nhật, 22 Tháng 3 Năm 2009 02:31

1. Bốn cách chữa bệnh đơn giản bằng lá chanh

Chứng cảm sốt nhưng không ra mồ hôi, chứng đầy bụng của trẻ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng lá chanh.

Lá chanh không chỉ là gia vị khi ăn thịt gà mà còn có tác dụng chữa một số bệnh.

Lá chanh có tác dụng chữa bệnh.

Để chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em, có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.

Để chữa cảm sốt không ra mồ hôi, lấy 60-80 gr lá chanh sắc uống, đồng thời lấy lá chanh đun nướci xông cho ra mồ hôi.

Nếu răng lung lay, lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày sẽ đỡ.

Để hỗ trợ chữa hen phế quản, lấy một nắm lá chanh, một nắm dây tơ hồng, sao vàng lên, cho ba bát nước, sắc còn một bát, ngày uống 2-3 lần, liên tục trong vòng 7-10 ngày.

Những loại rau tốt cho sức khoẻ

Mướp đắng, cà chua, bí đỏ là những loại rau chứa nhiều vitamin các loại, rất tốt cho sức khoẻ con người.

2. Mướp đắng

Mướp đắng thường là món ăn được nhiều người ưa thích. Nó chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B1 và các khoáng chất khác cần cho sự phát triển của cơ thể. Vị đắng của loại thực phẩm này giúp lợi tiểu, hạ hỏa và có tác dụng làm tăng sự phát triển não ở trẻ nhỏ.

Ngày nay, y học phát hiện ra rằng, “polypeptide P" có trong mướp đắng là chất giống như insulin, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu dinh dưỡng của Mỹ còn biết, trong mướp đắng có chứa một chất protein ngăn chặn quá trình tích mỡ, làm giảm nguy cơ béo phì thường thấy.

Thường xuyên ăn mướp đắng có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. Mướp đắng giúp trẻ hóa làn da, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Loại mướp này tuy có vị đắng, nhưng có thể thanh nhiệt giải độc. Bạn ăn loại thực phẩm này vào mùa hè là tốt nhất. Bạn có thể bào nhỏ mướp đắng ra, đem rải lên đá lạnh ăn kèm với ruốc làm món khai vị.

3. Cà chua

Cà chua có chứa thành phần protein phong phú, ngoài ra còn có vitamin B1, B2, vitamin C và rất nhiều thành phần khác có tác dụng làm đẹp. Trong đó, thành phần vitamin C có trong cà chua cao hơn các loại thực phẩm khác gấp 10 lần. Đó là còn chưa kể tới các thành phần như sắt, magie và các khoáng chất có khả năng chống lại quá trình lão hóa một cách hiệu quả.

Vài năm gần đây, các chuyên gia sức khỏe phát hiện, trong cà chua chứa loại chất có tác dụng chống lại căn bệnh ung thư, chống lão hóa. Những chẩn đoán lâm sàng cho thấy, khi lượng hồng cầu trong cơ thể tăng lên thì những tế bào có khả năng gây ra căn bệnh ung thư lại giảm xuống.

Thường xuyên ăn nhiều cà chua, có thể ngừa bệnh ung thư tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư tiền luyệt tuyến, đồng thời còn giảm thấp xuống tỉ lệ lão hóa của các tế bào da, làm huyết áp ổn định… Tuy nhiên, nếu ăn sống cà chua, sẽ không có tác dụng. Những chất có trong cà chua cần phải kết hợp với protein mới có tác dụng.

Trong cà chua còn có chất xơ, nhưng cà chua khi đun nóng tới một nhiệt độ nào đó mới có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất xơ tốt nhất. Bạn có thể nấu canh trứng cà chua, hay nấu với một số các loại đậu, vừa có tác dụng chỗng lão hóa, lại vừa có khả năng làm đẹp rất tốt.

4. Bí đỏ

Bí đỏ không chỉ là món ăn ngon miệng, mà còn được yêu thích bởi rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Có ba nguyên nhân lý giải cho điều này.

Thứ nhất, bí đỏ có vị ngọt dễ ăn và dễ chế biến. Bí đỏ có chứa thành phần vitamin A phong phú, có thể cung cấp đầy đủ và nâng cao khả năng miễn dịch, phòng cảm cúm. Đồng thời, bí đỏ ngặn chặn sự béo phì, chống khô giác mạc.

Tiếp theo, trong bí đỏ có chứa rất nhiều các nguyên tố như sắt, đồng, magiê, có thể giúp cơ thể phòng chống căn bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, phòng chống ung thư, hạ thấp khả năng mắc các căn bệnh ung thư đường ruột.

Ngoài ra, việc dùng bí đỏ để nấu cháo ăn cũng có tác dụng tốt trong việc chữa căn bệnh xơ cứng động mạch.

5. Năm điều cấm khi sử dụng gừng

Có rất nhiều cách dùng gừng, như nấu cháo, ngâm rượu, ướp vào thực phẩm trước khi chế biến. Trong nhiều món ăn, nếu thêm một lát gừng tươi, vừa làm cho mùi vị thơm ngon, vừa giúp đánh thức dạ dày, tạo cảm giác muốn ăn, hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì gừng có dược tính, nên khi sử dụng cần chú ý đến những điều cấm kỵ dưới đây:

- Không gọt vỏ: Gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài củ gừng sẽ làm mất đi một phần công hiệu khi sử dụng. Chỉ cần rửa sạch, sau đó thái lát hoặc đập dập và dùng ngay.

- Đối với những người nóng trong, âm hư, ngoại nhiệt hoặc mắc các bệnh như viêm gan, viêm phổi, suy thận, tiểu đường, thủy đậu và phụ nữ có thai không nên ăn gừng tươi.

- Về góc độ chữa bệnh, chỉ nên dùng gừng cho người đang sốt do bị cảm phong hàn hoặc ngấm nước mưa, không dùng cho người sốt vì cảm nắng. Lá gừng tươi có thể trị chứng nôn mửa do cảm lạnh, còn đối với các triệu chứng nôn vì nguyên nhân khác đều không phù hợp.

- Không dùng gừng đã hỏng: Những củ gừng đã thối sẽ sinh ra một chất có độc tính mạnh, gây ra nguy cơ hoại tử tế bào gan, dẫn đến ung thư. Cách nói “Gừng thối vẫn thơm” trong dân gian được coi là cực kỳ phi khoa học.

- Ăn gừng tốt nhưng ăn nhiều lại phản tác dụng. Mùa hè trời nóng bức, ăn nhiều gừng tươi sẽ gây khô, nhiệt miệng, đổ mồ hôi trộm. Chỉ nên cho vài lát gừng vào món ăn là tốt nhất.

6. Quả lựu

Đây là cây ăn quả được yêu thích ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia Trung Đông. Đối với người Mỹ, hàng thập kỷ nay loại nước uống ép từ quả lựu đã trở thành phổ biến. Người châu Âu, đặc biệt là người Hy Lạp tôn sùng quả lựu như “quả tiên”.

Họ tin rằng, chính vị ngon của quả lựu chứ không phải là quả táo trong vườn Thánh đã khiến cho nhiều người thèm thuồng nên đã vặt trộm và bị đẩy xuống hạ giới. Tại sao chúng ta nên uống nước lựu? Các nhà khoa học Israel trong một công trình nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, nam giới mỗi ngày dùng 1 ounce (28,85g) nước quả lựu thì giảm nguy cơ bị áp huyết cao tới 21% và giúp tim mạch hoạt động tốt.

Nếu mỗi ngày dùng 4 ounce nước lựu thì cung cấp tới 50% lượng vitamin C và các chất cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin B2, phốt pho. Khi dùng ta nên sử dụng nước ở dạng tươi nguyên chất mà không cần thêm đường. Đối với phụ nữ, uống nước lựu thường xuyên cũng ngăn cản rất tốt quá trình lão hóa, giúp da tươi trẻ, mịn màng.

Nước quả lựu giàu chất chống oxy hóa polyphenol ngừa được nhiều bệnh ung thư, bệnh mất trí, có tác dụng khử trùng, giúp làn da nhanh lành, giảm nguy cơ mắc các bệnh ở phụ nữ thời tiền mãn kinh. Nước quả lựu còn giúp làm giảm lượng cholestrol xấu trong cơ thể tới 20%. Nhờ tận dụng quả lựu thường xuyên để làm nước uống mà những người dân khu vực Địa Trung Hải mắc các bệnh về đường huyết và tim mạch thấp nhất thế giới.

Khi sử dụng ở dạng nước ép thì ta nên uống hết ngay sau khi chế biến, nên pha nước quả lựu với một chút nước lọc. Lúc đầu nên uống một lượng nhỏ sau đó mới uống số lượng nhiều.

Vỏ quả lựu phơi khô nhờ có các chất peletierine, isopeletierine nên rất tốt để ngừa giun sán ở trẻ em. Sau khi phơi khô, tán nhỏ thành bột, cho vào nước lọc gạn bỏ bã rồi uống, có thể kết hợp với đại hoàng, hạt cau… Buổi sáng uống thuốc này, chia làm 2-3 lần uống, cứ cách nửa giờ uống một lần.

7. Dùng chanh chữa viêm họng

Chứng viêm họng, ho khám, ho gió của bạn có thể được cải thiện chỉ bằng cách sử dụng quả chanh.

Hầu hết các bộ phận của cây chanh đều có tác dụng trị bệnh. Lá chanh không chỉ làm món thịt gà ngon hơn mà còn là thành phần trong nồi thuốc xông, giúp ra mồ hôi khi bị cảm, giải độc. Tinh dầu trong lá chanh tươi có tính sát khuẩn, giúp ngừng ho, tiêu đờm.

Nước chanh chứa acid citric, vitamine C, B1, B 2, Kali..., là thức uống có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, làm cho người sảng khoái khi đang lao động mệt mỏi. Hòa nước chanh với một thìa đường và một thìa muối để uống, bệnh nhân tiêu chảy mất nước sẽ được bổ sung nước, điện giải và một số vi chất.

Cắt lát chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần, bạn sẽ khắc phục được chứng viêm họng, ho.

Trái chanh non, còn gọi là chanh bao tử hay chanh cốm, là thuốc trị ho khan, ho gió. Lấy vài lát mỏng của chanh cốm, chưng cách thủy với đường phèn hay mật ong để giải quyết chứng ho khan ở người già, trẻ em.

Ngay vỏ trái chanh phơi khô sắc uống cũng chữa được đau bụng, ăn không tiêu.