Xin Lưu Ý Về Cây Cỏ Ngọt |
Tác Giả: Huỳnh Chiếu Ðẳng | |||
Thứ Năm, 16 Tháng 10 Năm 2008 13:40 | |||
Kính thưa quí bạn, Sáng nay tình cờ đọc trong www.khoahoc.net của chủ bút Phương Tôn số mới nhất thấy bài viết nầy “Vấn Đề Ăn Uống và Hóa Chất” Nguyễn thượng Chánh Trong đó có phần mang tiểu tựa: Tại Canada các chất nào bị cấm thêm vào trong thực phẩm? ----------trích---------- Tại Canada các chất nào bị cấm thêm vào trong thực phẩm? Theo tài liệu của Bộ Canh Nông và Thực Phẩm Canada (Agriculture et AgroAlimentaire Canada): *Annex B: Aliments et substances interdits Ne peuvent être ajoutés aux aliments ou vendre comme ingrédients alimentaires -Huile végétale bromée, acide salicylique, acide borique, borax (hàn the). - Iodate de calcium, iodate de potassium. - Nitrofurazone, chlorate de potassium. - Formaldéhyde, formol et paraformaldéhyde. - Coumarine, 1,2-benzopyrone, lactone. - Dihydrocoumariné- Méthanol, alcool méthylique. - Diéthylèneglycol, diglycol, 2,2’ oxybis-éthanol ou 2,2’- oxydiéthanol. - Dulcine, acidecyclamique et ses sels (excepté cyclamate de sodium). - AF-2 (furfurylfuramide). - Bromate de potassium. - Daminozide. - Stévia (cây cỏ ngọt) et ses dérivés. ------- hết trích -------- Quí bạn thấy hàng cuối cùng đề cập tới cây cỏ ngọt: Stevia (also called sweetleaf, sweet leaf or sugarleaf). Ðó là loại cây mà chánh phủ Canada cấm dùng chúng hay dùng những chất trích từ trong cây nầy để pha vào thực phẩm bán ra cho công chúng. Theo tôi biết thì người ta dùng vị ngọt của nó để thay thế đường trong ngành bánh kẹo và thực phẩm (quí bạn xem một số hình bên dưới). Vậy là chánh phủ Canada dốt quá rồi, Việt Nam ta dùng cây cỏ ngọt trị bịnh đái đường và nhiều thứ bịnh nan y khác từ lâu nay rồi mà. Do đó dân Việt Nam mình đâu có ai bịnh đái đường đâu, chỉ có tè ngoài đường thì có, đái đường thì không. Dân Ðà Lạt ở gần loại cây cỏ ngọt nên chỉ ngưởi mùi nó trong không khí thôi cũng đủ lành bịnh đái đường rồi.
Nhớ có lần một người quen bị đái đường nặng về Việt Nam mua cỏ ngọt Ðà Lạt mang về Mỹ cả bao lớn để dành uống tự trị bịnh và để “làm phước”. Cho tới nay đã bảy tám năm rồi khi gặp lại thấy vị nầy chưa chết, hỏi ra là đã bỏ cỏ ngọt Ðà Lạt xài thuốc tây trở lại. Thuốc tây là loại được quí thầy lang gọi là có “hóa chất”, còn dược thảo được mấy thầy lang quảng cáo rầm rộ câu “dược thảo không hóa chất” nên không phản ứng phụ, vô hại. Chắc phải bắt quí vị nầy đi học lại Trung Học về môn Hóa Học, y như mấy ông tòa bắt người lái xe bị phạt đi học lớp xóa ticket vậy. Quí thầy lang gọi “hóa chất” là chất gì vậy? Theo tôi thì hóa chất là chất hóa học, nước, gạo, đường, muối mà không gọi chúng là chất hóa học thì biết gọi chúng là chất gì đây. Bộ quí thầy có định nghĩa riêng cho bộ môn dược thảo phải không? Thôi quí thầy định nghĩa sao cũng được, nhưng nếu khi đau yếu mà quí vị uống “thuốc tây nhiều hóa chất” là tôi cười quí vị đó nghe.
Xin quí vị thầy lang đừng buồn tôi nói đùa thôi, bây giờ xin trở lại lý do mà tôi viết mấy hàng nầy. Tôi không tin chánh phủ Canada dốt, nếu cây Stevia không có hại chi đó (tôi chưa tìm) thì chắc là không cấm sử dụng. Do vậy tôi lên tiếng để bà con mình trong nước quan tâm khi nghe quảng cáo dược tính “phi thường” của cây cỏ ngọt mà thôi.
Sau đây là hình một số bánh kẹo hay “thuốc làm từ cây cỏ ngọt.
Tôi không rỏ tại sao chánh phủ Canada cấm dùng cây cỏ ngọt trong thực phẩm bán cho công chúng. Nhưng điều nầy làm chúng ta quan tâm tới phong trào dùng cỏ ngọt Ðà Lạt trong nước hiện nay. Không riêng gì trong nước, chúng ta còn gặp nhiều vị thầy lang ở hải ngoại dùng cây stevia chế ra đủ thứ bánh kẹo và “thuốc” trị bịnh. Người Việt Nam mình dễ tin, thấy hộp trình bày đẹp đẻ, có khi đẹp hơn thuốc tây, là tin ngay nó được bào chế theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế. Thưa quí bạn, nếu nó bán ra dưới dạng thuốc trị bịnh thì xin phép sản xuất rất khó khăn. Cho nên mấy thầy lang xin phép sản xuất và bán chúng ra như là một nutrition supplement (còn gọi Herbal Nutrition Supplement). Tuy được phép bán dưới dạng nầy nhưng khi quảng cáo quí thầy lang vẫn gọi chúng là thuốc trị bịnh. Bịnh nào quí thầy cũng đều có thuốc trị hết. Vì quí thầy sản xuất quá nhiều thuốc khác nhau nên hết đủ tên để đặt, quí thầy bèn gọi “Thuốc Chai Số 5” trị nhứ mõi đau lưng phong thấp, “ Thuốc Chai Số 35” trị bịnh yếu sinh lý. Gọi tên thuốc sao mà giống hãng HP gọi mấy bình mực inkjet quá. Với người mình thì bao bì đẹp đẻ là “thuốc” trị bịnh rồi đâu cần biết chúng là thuốc trị bịnh hay là nutrition supplement. Nhân nói về quảng cáo thuốc, lâu lâu tôi mới nghe radio một lần, mà có khi cảm thấy nhột nhạt và mắc cở quá chừng. Số là trong chương trình y khoa do quí vị Bác Sĩ “lên đài” trực tiếp trả lời thính giả, tôi nghe vài vị nữ lưu lớn cũng như còn trẻ hỏi chuyện phòng the, chuyện phụ khoa một cách “vô tư”. Mấy chuyện của quí bà sao lại đem công khai rao giữa chợ cho muôn người nghe, có hỏi thì quí bà hỏi Bác Sĩ nho nhỏ thôi, hay đi tìm “nơi khác” nếu ông nhà bị yếu... Xin lổi câu nầy tôi chỉ nói riêng với quí bà “vô tư” vừa kể thôi. Tôi nghe quí bà nầy thao thao trên đài radio sao mà thấy tội nghiệp cho những vị nữ lưu còn nhiều e thẹn quá. Ðâu phải quí cô quí bà Việt Nam nào cũng không biết e thẹn như quí vị “vô tư” nầy đâu. HCÐ tôi còn hoài cổ, hay quá hủ lậu. Ngẫm nghĩ thấy mừng cho những ai may mắn sống cạnh loài “sinh vật hiếm quí” sắp bị tuyệt chủng trên mảnh đất quê hương Việt Nam mình. HCÐ (quả là tay đáng ghét).
|