Cô Nhíp người hùng một khoảnh khắc dẫn xe tăng tiến vào dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975… và ngay sau đó cô cũng đã vứt bỏ đi quá khứ đến với một vương quốc “giãy chết”


csvn conhip baocs
CÔ NHÍP QUỐC TỊCH MỸ LÊN BÌA TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHÊ AN

Một hình ảnh công dân Việt nam nay là quốc tịch Mỹ : Đó là Cô Nhíp người hùng một khoảnh khắc dẫn xe tăng tiến vào dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975… và ngay sau đó cô cũng đã vứt bỏ đi quá khứ đến với một vương quốc “giãy chết” Nước Mỹ xứ sở của muôn vàn thăng trầm sự kiện 30/4/1975.

Nay được tạp chí Văn Hóa Nghệ An lấy hình ảnh “Cô Nhíp” đặt trang trọng trên ảnh bìa số kỷ niệm 30/4 tròn hơn 40  năm ngày giải phóng đất nước.

csvn conhip
 Cô Nhíp: Có ai còn nhớ?

csvn conhip1
 Hình ảnh Cô Nhíp hơn 40 năm trước

csvn conhip2
 Cô  Nhíp (công dân Mỹ)  hiện nay định cư tại Nam Cali US *

Ngày 29/4/1975, xe tăng của Phe Cách Mạng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường.

Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!

Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?

Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.

Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời: “Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”.

Một buổi sáng thượng tuần tháng 10 năm ngoái, “Cô Nhíp” đến nhà thăm tôi khi vừa tử Cali về lại VN.

Tôi và nó là đôi bạn thân trước khi nó rời bỏ Sài Gòn để đến nước Mỹ xa xôi và trở thành cư dân ở đó.

Bốn  mươi năm  “Cô Nhíp” năm xưa đã mất dấu thật rồi. Chỉ còn đây, một người Mỹ gốc Việt.

Chuyện gì đã xảy ra  vậy? Sử sách sẽ ghi chép thế nào đây? Cả tôi lẫn nó đều không ai nhắc về “Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.

Có nỗi xót xa không thể nói thành lời.

Phan Thắng