Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, một học giả tài đức Print
Tác Giả: Việt Cường   
Thứ Ba, 04 Tháng 8 Năm 2009 11:44

LNV: Bản thân người viết được hân hạnh trực tiếp nói chuyện, tìm hiểu thêm về  cuộc đời và sự nghiệp của  Hàn Lâm  Nguyễn  Phú  Thứ, vì thế, được Ông   cho biết cụ thể cùng các  tư liệu  Ông  mang theo đã được trình  bày  trung  thực, cho nên  tôi  mới viết được chi tiết những sự kiện đã nêu lên.

Học giả Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ được rất nhiều người biết đến qua những bài viết rất giá trị về các đề tài khác nhau một cách khoa học và trung thực : Phong tục tập quán, Tử vi đẩu số & Địa lý, Các danh nhân lịch sử Miền Nam Việt Nam, Giáo dục và Ngôn ngữ học…đã được đăng tải trên các trang nhà báo điện tử như: saigonecho.com, vantuyen.net, quanvan.net, thatsonchaudoc.com, haivannews.com, nguyenhoaivan.com, sontrung.com, khoahoc.net,  vietnamexodus.org,  honque.net,  lyhuong.net, namkyluctinh.org, v.v…cũng như các tạp chí Việt Ngữ Hải Ngoại khắp nơi : Âu Châu, Canada, Mỹ  Châu và Úc Châu, bởi Ông đã bỏ công sức, thời gian và tâm huyết sưu tầm, nghiên cứu thu thập kiến thức kỷ lưỡng từ cổ chí kim thật công phu, đề cống hiến các bài viết có nội dung đem lại rất hữu ích cho người đọc.

Tiểu sử và sự nghiệp văn chương
Giáo Sư Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ sinh năm 1945 tại Ô môn, Cần Thơ. Khi còn ở Việt Nam, Ông đã từng làm Giáo sư và Giám học trường trung học Từ Bi, Long Xuyên, tỉnh An Giang.và năm 1975 Ông  chuyển về trường trung học Đệ Nhị Cấp Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, dạy môn Toán. Khoảng đầu năm 1979 Ông cùng hiền thê Giáo Sư Phạm Thị Kim Liên dạy môn Sử Địa và đứa con trai Nguyễn Phú Tường Long chưa được 3 tuổi vượt biên đến đảo Paulo Bidong Malaysia, để định cư tại Pháp, vào mùa hè năm 1979, Ông làm nhiều nghề kết hợp dạy học để mưu sinh vừa ghi danh học thêm, để trở thành học giả ngày hôm nay.
  Mặc dù bận rôn với công việc nhưng Ông để hết thì giờ rảnh rỗi và bỏ nhiểu công sức và tâm tư vào các đề tài nghiên cứu soạn thảo rất có giá trị về học thuật và văn hóa. Sau mấy mươi năm nổ lực làm việc, Ông đã cho ra đời các công trình soạn thảo đặc biệt hữu ích sau đây cho những người muốn học tiếng Pháp hoặc kỹ thuật điện toán, địa lý cũng như lịch sử :

1. Comment Vivre en France et Connaître la Langue Française (Tìm Hiểu Ðời Sống và Ngôn Ngữ Pháp) (1994)
2. Vocabulaire Pratique (Ngữ Vựng Thực Hành) (1999)
3. Ordinateur Pratique 1, 2 & 3 (Ðiện Toán Thực Hành 1, 2 & 3 riêng quyển 3 (2000 - 2003)

4. 4000 Mots Pratiques (4000 Từ Ngữ Thực Hành) gồm 2 quyển, gồm 4 ngôn ngữ như sau: Anh, Pháp, Việt & Hoa Ngữ và Anh, Pháp, Việt & Ðức Ngữ. (2000)
5. Tìm Hiểu Tử Vi Ðẩu Số Và Ðịa Lý gồm Quyển Thượng và Quyển Hạ trên 1100 trang đã phát hành năm 2001.
6. Tìm Hiểu Các Danh Nhân VN Trong Hậu Bán Thế Kỷ 19. (2002-2003)
7. Tìm Hiểu Vua Bảo Ðại (năm 2003)
8. Tìm Hiểu Việc Ðời Ðã Qua 1 (2004)
9. Tìm Hiểu Việc Ðời Ðã Qua 2 (2005, sách dầy trên 1300 trang)
10. Tử Vi Đẩu Số & Địa Lý Thực Hành (2007)
11. 4000 Mots Pratiques 2 (4000 Từ Ngữ Thực Hành 2) gồm 2 quyển, gồm 4 ngôn ngữ như sau: Anh, Pháp, Việt & Hoa Ngữ và  Đức Ngữ  (2009)
12. Tìm Hiểu Cuộc Đời (2009) 
 Đặc biệt tác phẩm đầu tiên Comment Vivre en France et Connaître la Langue Française (Tìm Hiểu Ðời Sống và Ngôn Ngữ Pháp) (sách dày gần 400 trang 1994) được ra đời xem như là quyển cẩm nan để cống hiến cho quý đồng hương mới đến Pháp biết luật lệ và học tiếng Pháp. Quyển sách này lại được 3 giáo sư & học giả danh tiếng : Vũ Quốc Thúc, Vũ Ký và Thái Văn Kiểm cùng kết hợp với Bà Aude de Perthuis, Professeur à L’Alliance Fraçaise Lyon (France) đồng viết Lời Giới Thiệu tác phẩm.
Hơn nữa, quyển sách này được Giáo Sư Hàn Lâm  Nguyễn Phú Thứ hoan hỉ cúng dường cho Chùa Viên Giác (Đức Quốc) để in ấn và phát hành gây quỷ góp phần xây cất Chùa. Đây là, hành động đáng được tôn kính.

Ngoài ra, được biết học giả Thái Văn Kiểm đã kết nghĩa huynh đệ với Ông và ban tặng Ông 4 chữ Lương Sư Hưng Quốc.
Nhờ vào những tác phẩm Ông viết song ngữ Việt Pháp và các ngôn ngữ khác, cho nên đã được Ông  Jean-Pierre Raffarin, Thủ Tướng Chánh Phủ trao tặng huy chương Giáo Dục cao quý : Chevalier dans l'Ordre des Palmes Académiques (Đệ Ngũ Đẳng Hàn Lâm) vào ngày 10-10-2003 và được mời vào Association des membres de l’ordre des Palmes Académiques Paris – France.

Hơn nữa, Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ đã được tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế vào ngày 27-28-2004 tại vùng Rhône Alpes (France) với 52 nhà văn, gồm 19 quốc gia như sau : Arabie-Saoudite, Béni, Burkina Faso, Brésil, Côte d’ivoire, Canada, Cameroun, Corée, France, Haiti, Ile Maurice, Irak, Liban, Madagascar, Maroc, Martinique, Québec, Roumanie, Hongrie, Suisse, Viet Nam... Kế đến, Ông lại được mời  tham dự Văn Bút Quốc Tế "PLUME de LUNE" vào 2 ngày 25 và 26-11-2006 tại L'Atrium - Tassin la Demi-Lune thuộc Rhône-Alpes, Pháp Quốc, cùng với 50 nhà văn và các nhà xuất bản đến từ các quốc gia Pháp thoại trong Âu Châu, Phi Châu, Montréal, Québec (Canada).

Vào ngày 2 tháng 1 năm 2007 Công Báo Pháp (Journal Officiel de la République Française) đăng danh sách tưởng thưởng Huy Chương có ghi tên Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, đã được Tổng Thống Jacques Chirac ban thưởng cho Ông huy chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh "Croix de La Légion d'honneur". Đến ngày 24 tháng 2 năm 2007 ông chính thức nhận bằng danh dự.
Lễ trao bằng huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh Chevalier  de  la  Legion  d’ Honneur cho  Giáo sư  Hàn  Lâm  Nguyễn  Phú  Thứ vào ngày 8 tháng 6 năm 2007 do   Ông   Pierre  Chaverot  chủ tịch S.E.M.L.H trao tặng và được mời vào Association des membres Chevalier  de  la  Legion  d’ Honneur Paris – France.
    Bắc Đẩu Bội Tinh và Văn Bằng Đệ Ngũ Hàn Lâm
 

        

Nhận xét một số tác phẩm và Phương thức viết văn

Một đặc điểm đáng lưu ý trong quyển «4000 Từ Ngữ Thực Hành », xin trích dẫn Lời Giới Thiệu của Gs Hà Phước Thảo như sau :
‘ Tác phẩm này nhằm mục đích góp phần trau giồi các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Việt, Hoa và Đức Ngữ. Tuy vậy, Ông đã lồng vào các trang đặc biệt với ý nghĩa đáng lưu ý mỗi khi hết một tiêu đề, xin trích dẫn đơn cử như sau: 
  "Loài người sanh ra do vận hành của Trời Đất tạo thành, không khác hạt kim cương, có đủ loại đủ cỡ. Vì thế, mỗi người có mỗi ý và mỗi người có số mạng khác nhau, cho nên đã làm con người thì không bao giờ giống nhau hay toàn bích hơn người hết được. Do vậy, chúng ta đừng bao giờ lẩm cẩm hay khờ dại bắt buộc người khác giống mình hoặc chỉ biết xét lỗi người mà quên lỗi mình, làm cho tâm mình bất an không lợi lộc cho bản thân mình, mà nên xét lỗi mình và nên có tấm lòng thương người như thể thương thân". (trang 99) 
Người ta thường ví : Cuộc đời giống như canh bạc, có kẻ thắng người thua. Nếu quả thật vậy, thì tâm của chúng ta bất an, vì chỉ nghĩ đến thắng thua mà quên hưởng được an-lạc. Do vậy, nếu muốn hưởng được an-lạc cuộc đời, thì người ta nên nhứt quyết không thèm xem sự thắng thua của nó là quan-trọng nữa, bởi vì cuộc đời là vô thường không ai tránh khỏi. Mong lắm thay!" (trang 282)

Chúng ta nên nhớ rằng : "Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì cần phải là người trong cuộc hoặc là chúng ta đã từng thực hành rồi thì mới có một kết luận chánh xác, chớ nên tin tưởng qua sách báo hay lời nói của người trọn vẹn để đánh giá vội vàng hư thực của mọi vấn đề, để rồi đưa đến sự thật hiểu lầm đáng tiếc sau này.

Riêng quyển sách này, tác giả chỉ là người có ý muốn giúp đỡ cho những ai muốn trau giồi ngôn ngữ, cho nên đưa các hình ảnh của nhiều tác giả vào sách và không tránh khỏi sơ khuyết ngoài ý muốn. Xin các bậc cao minh bổ túc, muôn vàn đa tạ trước. Nhân đây, xin cảm ơn tất cả quý vị có những hình ảnh tôi đã trích dẫn mà tôi không có địa chỉ để xin phép trước và quyển sách này có được, tôi xem là tác giả chung của quý vị do tôi thực hiện. (trang 174)

Một dặc điểm khác, trong Chương Phụ Lục, giải thích thêm chi tiết và chứng minh Việt Ngữ dồi dào hơn Pháp Ngữ, bởi cái đẹp, cái phong phú về đời sống của dân tộc Việt Nam, cùng thâu thập cái hay, cái hữu ích của văn minh xứ người, xin mời quý độc giả vào chương này, để thấy hết cái dụng ý của tác giả. Từ đó, mới biết được cái tâm của Gs Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ lúc nào cũng nhớ đến đồng bào dân tộc và quê hương đất nước Việt Nam.”

Cả 2 tác phẩm được trình bảy rõ ràng, có những hình ảnh minh họa và được in màu rất giá trị. Một số thân hữu tại thủ phủ Sacramento đã tổ chức các buổi đón tiếp, hàn huyên với Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ và bản thân người viết được hân hạnh trực tiếp nói chuyện, tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Ông, vì thế, được Ông cho biết cụ thể cùng các tư liệu Ông mang theo đã được trình bày trung thực, cho nên  tôi  mới viết được chi tiết những sự kiện đã nêu  lên  trong  bài này. 


  Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ và tác giả bài viết.

Khi viết về các đề tài Tử Vi Đầu Số và Địa Lý Ông đã phối hợp rất tinh tế giữa khoa học và nghệ thuật khi đem khoa học làm biều tượng và được chứng giải về Tử Vi và Địa Lý tăng thêm nét huyền bí của văn hóa Á Đông với một phong cách viết lập luận rành mạch, rõ ràng dù đề tài mang tính khoa học khô khăn vẫn dễ dàng thu hút người đọc. Ngoài ra khi viết về nhân vật lịch sử ông đã nói lên sự kiện lịch sử, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, đặc trưng của từng nhân vật sưu tầm hình ảnh có liên quan, thậm chí đến từng địa danh để tìm hiểu cội nguồn, giúp người tham khảo hiều sâu hơn qua các tài liệu đã được viết trước đó.

Những năm gần đây Ông thường viết về Tử Vi. Cứ mỗi năm vào dịp tết Nguyên Đán Ông có những bài viết về các con vật trong 12 con giáp. Ông phân tích nói về ý nghĩa của từng con vật và ứng dụng vào Tử Vi, Tướng Số cho một số trường hợp.

 Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ vừa qua Ông đã có một bài viết về 4 nhân vật ứng cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống và những điều ông phân tích hoàn toàn đúng như kết quả đã thấy. Ngoài ra Ông còn viết những bài về đề tài sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, ơn báo hiếu, các khái niêm về “chữ Ân” hay “Tìm hiểu về đời sống An Lạc”,  các biên khảo về gương anh hùng của hậu thế kỷ 19 của các vị tiền nhân như Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt v.v…

Chuyến viếng thăm Mỹ Quốc và hội ngộ các thân hữu tại Sacramento, California

  Mới đây, nhân dịp sang Cali (USA) để tham dự Đại Hội Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm (PTG&ĐTĐ), được tổ chức vào các ngày 1 & 2 tháng 5, với cương vị  làm cố vấn của Hội PTG & ĐTĐ, kế đến, Ông đi thăm Ông Tô Văn Lai Chủ Nhiệm Trung tâm Băng Nhạc Thúy Nga và Tạp Chí Văn Nghệ Magazine - nhà báo Lý Kiến Trúc chủ nhiệm tạp chí & trang nhà Văn Hóa  Dr Vũ Văn Tùng Chủ nhiệm tạp chí Y Tế, bởi vì, các bài viết của Ông đã được các tạp chí này đăng tải rất trang trọng, xin mời xem Văn Nghệ magazine 36 từ trang 62 đến 70 và Giai phẩm Văn Hóa Xuân kỷ Sửu 2009 từ trang 4 đến 13 …


Ảnh Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ và Gs Nguyễn Thanh Liêm

 

 

Ảnh Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ đến thăm viếng và chụp hình lưu niệm với Ông Tô Văn Lai và nữ nghệ sĩ Hương Thủy


Ảnh Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ đến thăm viếng và chụp hình lưu niệm nhà báo Lý Kiến Trúc tại Cali Chùa Huệ Quang và Dược Sĩ Vũ Văn Tùng.

Sau dó, Ông rời Nam Cali để đi Bắc Cali để thăm quý anh chị trong Hội Ái Hữu An Giang tại San José, đặc biệt gặp lại Gs Lê Tấn Kiệt, cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên (An Giang) mà Ông đã từng thân quen mấy chục năm nay và chụp hình lưu niệm.

Ảnh Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ   và GS Lê Tấn Kiệt

Được biết, trong An Giang Giai Phẩm Xuân Kỷ Sửu 2009, xin xem trang nhà : http://aihuuangiang.org/thivan.html sẽ thấy bìa đặc san Xuân, cùng có đăng 3 bài viết về Tết của Ông.
Tiếp đến Ông đi thăm các anh chị em cựu học sinh Pétrusky như : Dr Trần Văn Nam, Dr Đặng Phương Trạch, Dr Huỳnh Minh Châu, anh Quách Hà…đã từng thực hiện đặc san Pétrusky có đăng tải các bài viết của Ông
 Ngoài ra, Ông còn gặp được tiến sĩ Trần Minh Lợi, chủ nhiệm báo Thằng Mõ, trước khi đến thăm thành phố Sacramento theo lời mời của nhà báo Trần Văn Ngà cùng một số thân hữu, để kết hợp với một số tòa soạn để in tác phẩm "Tìm Hiểu Cuộc Đời” và “4000 Từ Ngữ Thực Hành” viết bằng 4 ngôn ngữ : Anh, Pháp, Việt & Hoa và Đức  Ngữ được chia làm 2 quyển Thượng và Hạ, gồm 700 trang có 6 chương chính và chương phụ lục.

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ và các thân hữu tại tại tư gia nhà văn Tô Ngọc (Sacramento. CA) Cùng đến thăm viếng  Chủ nhiệm báo Hải Vân Châu Ngọc Thủy(Sacramento, Ca)     
                                                        

Ảnh Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ và Nhà báo Trần Văn ngà

 

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ và các thân hữu tại Sacramento tại tư gia nhà báo Trần Văn Ngà
Xin trích dẫn trang nhà Hải Vân và Saigon Echo dưới đây:

“Chào mừng Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ đến thăm trang nhà Hải Vân và tham dự đại Hội PTG & ĐTĐ ngày 1 và 2 tháng 5 tại Nam California Hoa Kỳ
Trang nhà Hải Vân chúng tôi hân hoan vừa nhận được tin Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, học giả, đã viết các bài về Phong Tục Tập Quán, Tử Vi Đẩu Số & Địa Lý… đặc biệt còn  viết các tác phẩm góp phần trau giồi Ngôn Ngữ để cho các thế hệ trẻ học về ngoại ngữ : Anh, Pháp, Việt, Hoa và Đức Ngữ…nhờ vậy Ông đã được Mr Jean-Pierre Raffarin Thủ Tướng Chánh Phủ và Mr Jaques Chirac Tổng Thống Pháp trao tặng các huy chương cao quý như : Đệ Ngũ Hàn Lâm (Chevalier dans l'ordre des Palmes Académiques) và Bắc  Đẩu  Bội  Tinh  (Chevalier
de la Légion D’Honneur) và được mời vào hội viên của hai hội : Hàn Lâm và Bắc Đẩu, đã được trang nhà chúng tôi đăng tải tin vui này cũng như các bài viết hữu ích khác.”

  

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ đến thăm Thẩm Phán Trần An Bài,
 chủ nhiệm trang nhà Saigon Echo tại San José Bắc Cali Hoa Kÿ

Đức khiêm tốn và tinh thần hiếu học
Với các tác phẩm đã dẫn ở trên và các bài viết của Ông đã được đăng trên các trang nhà và các tạp chí Việt Ngữ khắp nơi ở hải ngoại, nếu quý độc giả có dịp đọc qua sẽ không bao giờ thấy Ông để bằng cấp Ông đã thành đạt học vị tại Pháp.
Xin trích trang nhà dưới đây :
http://www.vietnam4all.net/celebrities.htm
rồi xem coi hàng thứ 12 sẽ thấy giới thiệu Ông.
http://www.vnn-news.com/breve.php3?id_breve=7918
http://phanchautrinhdanang.com/ (tháng 1-2007)
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=100413
http://www.tinparis.net/tinparis/0107_NguyenPhuThu.html
http://www.vietnam4all.net/vanhoa.htm
http://www.haivannews.com (ngày 9-1-2007)
  Trong một đoạn kết một bài giới thiệu về Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm có viết:” Một điểm đáng lưu ý tất cả bài viết trên báo và các tác phẩm của ông nêu trên đã được các học giả, giáo sư tiến sĩ tên tuổi trong cộng đồng Việt Nam khắp nơi hải ngoại phê bình khen ngợi việc làm hữu ích, nhưng giáo sư Nguyễn Phú Thứ không hề ghi nghề nghiệp và học vị đạt thành tại Pháp, mà Ông chỉ để nghề nghiệp khi còn ở quê nhà. Đó hẳn là sự khiêm nhường truyền thống của những kẻ sĩ chân chính.”
Qua những tác phẩm đã viết và đã xuất bản cho thấy tinh thần đam mê học hỏi và nghiên cứu của Ông. Dù đã là học giả tài năng và sự nghiệp văn chương lẫy lừng đã được các nhân vật tên tuổi nổi tiếng và gặp  gỡ  các  nhân  vật  cao  cấp  trong  chính  phủ  Pháp như : Tướng  5  sao Général d’Armée Jean-Pierre Kelche, Thủ Tướng Chính Phủ và Tổng Thống Pháp ban thưởng Huy Chương cao quý, đặc biệt Ông đã được Tổng Thống Mỹ George W. Bush va Phu Nhân Laura Bush tặng quà kỷ niệm, thế nhưng Ông luôn hòa nhã, cởi mở và  thân thiện với mọi người. Một điều cũng dễ hiểu khi Ông đi đến đâu cũng được mọi người yêu mến và kính trọng. Ông đã được mời sang Mỹ trên dưới 10 lần và nhiều lần ở các nước khác.

Đặc biệt lần Mỹ du này, Ông đi Nam Bắc Cali, sau đó Ông qua miền Đông Hoa Kỳ để ghé thăm thân hữu và các trang nhà, các tạp chí Ông gởi bài về Phong Tục Tập Quán, Tử Vi Đẩu Số…cùng chụp các tấm hình lưu niệm ở Thủ Đô Hoa Thạnh Đốn trước khi Ông trở về Pháp
 Kết Luận
Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ là một học giả, một nhà trí thức đáng được kính trọng. Những thành quả Ông đã đạt được rất đáng tự hào cho cá nhân và gia đình Ông, và cũng là niềm tự hào Vẻ Vang Dân Tộc Việt Nam. Ông xứng đáng được tôn vinh và là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau học hỏi. Công trình nghiên cứu của Ông quá dồi dào và đa dạng đã cống hiến rất nhiều cho xã hội Việt Nam và cả thế giới. Ước mong Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ luôn mạnh khỏe và trường thọ để cống hiến cho đời những tác phẩm giá trị nhiều hơn nữa.
Vì phạm vi bài viết có giới hạn mong quý độc giả tìm hiều thêm qua những tác phẩm đã ấn hành của Ông để thấy được giá trị và lợi ích của nó.
Sacramento, CA 7/16/2009
Tài liệu tham khảo :
Các bài giới thiệu của các Giáo Sư : Thạc Sĩ Vũ Quốc Thúc,  Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Tiến Sĩ Đỗ Quang Vinh, học giả  Thái  Văn  Kiểm .