Kỷ niệm 51 năm thanh lập binh chủng Biệt Động Quân Print
Tác Giả: Nguyễn Khắp Nơi   
Chúa Nhật, 26 Tháng 6 Năm 2011 06:14

 (Theo lời kể của Tư Tưởng Ủng Hộ Đen Đỏ)

 


Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân.

Vào khoảng năm 65, mỗi khi đọc báo, tôi thường được đọc tin chiến thắng diệt Cộng của những đơn vị Biệt Động Quân, như Tiểu Đoàn 42 Biệt Động biệt danh là Cọp Ba Đầu Rằn, với người hùng Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt vàTiểu Đoàn 44 Cọp Ba Móng do Thiếu Tá Lê Văn Dần làm Tiểu Đoàn Trưởng . . . Những hình ảnh oai hùng của các chiến sĩ Biệt Động Quân với huy hiệu con Beo đen với 13 cái răng nhọn hoắt, làm tôi vừa cảm thấy sợ, lại vừa cảm thấy, thích thú, hãnh diện lây với những người lính Mũ Nâu này.

Trận chiến Mậu Thân 1968 bùng nổ, nghe nói có những đơn vị Biệt Động Quân đang giao tranh với Việt cộng ở Ngà Ba Hàng Xanh, tôi đã làm gan đi xe đạp tới tận nơi để xem tận mắt nhũng người hùng của tôi đánh trận ra sao?

Dân với lính đứng chen lẫn vào nhau, mỗi khi có tiếng súng nổ, dân chạy dạt về phía đằng sau, đến khi ngưng tiếng súng, dân chúng lại túa ra xem tiếp. Tôi kiếm một chỗ tạm gọi là an toàn, đưa mắt quan sát trận chiến.

Linh Cộng Hòa đóng dọc theo xa lộ Biên Hòa, phía Thị Nghè, đang tiến về phía Cầu Sơn là nơi bọn Việt cộng đang tử thủ. Bọn này đóng chốt trên một tòa nhà hai tầng đang bắn xối xả về phía Biệt Động Quân. Từ một địa điểm nào đó ở phía Thị Nghe, tôi tiếng đạn đại liên nổ ròn thật lớn, áp đảo hẳn tiếng súng của bọn Việt cộng, rồi thình lình hai chiến sĩ Biệt Động Quân còn rất trẻ, trẻ lắm (khoảng chừng mười bẩy mười tám gì đó thôi) từ lề đường chạy ào qua phía Cầu Sơn. Khi hai người lính chạy tới giữa đường rồi, bọn Việt cộng mới thấy họ, nên đã chĩa súng nhắm vào hai người lính này mà bắn thật rát. Đạn nổ cầy xuống mặt đường nhựa, vang lên những tiếng “Chéo . . . Chéo”

Thật ghê rợn.

Hai người lính nhanh như cắt nằm lăn xuống núp theo lề của trụ đèn ở giữa đường đưa súng M16 hướng về phía có tiếng nổ mà bắn. Độ cao của lề đường quá thấp, không thể là chỗ nấp an toàn được, những người dân . . . đi xem lính đánh trận như tôi, ai cũng lo cho mạng sống của hai người lính trẻ, đồng thanh la lên:

“Mấy anh coi chừng đó. Tụi nó bắn từ phía cửa sổ đó . . . Bắn lên đi, ngay cửa sổ đó . . . Trúng rồi đó . . . Bắn nữa đi mấy anh ơi . . . “

Bỗng tôi nghe một tiếng la thật lớn ở phía ngã tư Hàng Xanh:

“Xung Phong!”

Tức thì, một loạt những tiếng hô tiếp theo:

“Biệt Động Sát . . . Sát . . . “
 

Xung Phong . . . Biệt Động Quân . . . Sát.

Ba người lính Biệt Động Quân nữa ào lên, miệng hô “SÁT . . SÁT” vừa bắn vể phía bọn Việt cộng ở cửa sổ trên lầu vừa chạy tới thật nhanh.

Ba chiếc nón sắt nữa vọt chạy tiếp theo. Bọn Việt cộng vội chuyển hướng bắn về phía đám lính đang xung phong. Hai người lính đầu tiên được ra ngoài vòng tác xạ, vội vàng đứng dậy thật nhanh mà phóng về phía trước, mỗi người núp vào một cái cột đèn tiếp tục bắn che cho đồng đội.

Từ phía đám linh xung phong, có tiếng nổ nhỏ

”Phụp”

Tiếp theo một tiếng nổ lớn:

“Bùng . . . “

Ngay căn nhà lầu nơi bọn Việt cộng đang ẩn nấp mà bắn ra.

Những người chung quanh tôi reo mừng hớn hở:

“Biệt Động Quân bắn M79 đó . . . Trúng rồi . . . Trúng căn nhà lầu rồi . . . Đám Việt cộng chết hết ráo cả đám rồi . . . Hay quá . . . Biệt Động Quân đánh hay quá. . . “

Lính Biệt Động từ phía Thị Nghè ào ạt tấn công về phía Cầu Sơn, tiếng súng lớn nhỏ vang lên tứ phía, chỗ nấp của tôi không còn an toàn nữa. Có tiếng của một người lính vang lên:

“Đồng bào về nhà hết đi, nguy hiểm lắm. Lính mình bắt đầu tấn công rồi. Tụi Việt cộng bắn trả dữ lắm đó, đồng bào nên đi về đi, coi chừng bị trúng đạn Việt cộng đó . . .

Về đi.“

Tôi không dám ở lại nữa, lấy xe đạp chạy về, trong lòng rất vui vì đã được nhìn thấy tận mắt những người lính Biệt Động Quân đánh trận, và họ đánh thật oai hùng, dũng mãnh, hay hơn cả những trận đánh trong phim Đại chiến Thứ Hai của Mỹ mà tôi đã được xem trước đây. Vừa đạp xe tôi vừa thầm nghĩ:

“Mai mốt đi lính, mình cũng . . . Đăng Lính Biệt Động, đánh Việt cộng cho thật hùng, giống như những người lính Biệt Động Quân đánh trận ở Hàng Xanh vậy! ”

Sau khi tốt nghiệp Đại Học, tôi nhập trường Thủ Đức để học khóa 1/72.

Khi chọn đơn vị, tôi đã . . . Đăng Biệt Động thật!

Biệt Động Quân vào năm 72, dươi quyền chỉ huy cuả Chuẩn Tướng Đỗ Kế Giai. Tướng Giai gốc lính Nhẩy Dù, nên đã áp dụng chiến thuật huấn luyện Sĩ Quan mà lính Mũ Đỏ đã và đang áp dụng: Sĩ Quan mới ra trường phải được gởi đi thực tập chỉ huy tại chiến trường, với những đơn vị đang hành quân, trước khi chính thức nhận đơn vị.

Đơn vị đàu tiên mà tôi được gởi tới thực tập là Tiểu đoàn 42 BĐQ “Cọp Ba Đầu Rằn”, lúc đó đang hành quân tại vùng Takeo, Campuchia. Đây là một trong những tiểu Đoàn nổi tiếng cuả binh chủng Biệt Động Quân vùng IV.

Vì Tiểu đoàn đang di chuyển, nên khi vừa được trực thăng đổ xuống điểm hẹn là đám tân binh chúng tôi được đưa ngay tới những trung đội đã định sẵn để tiếp tục cuộc hành quân.

Nhiệm vụ chính cuả tôi chỉ là đi theo người Trung đội trưởng thực sự, nghe anh ta liên lạc truyền tin với cấp trên và cách thức anh điều động lính khi di chuyển, khi giao tranh với địch . . . và quan trọng nhất là đợi khi nào anh ta rảnh, sẽ nhờ anh truyền cho một vài ngón nghề Biệt Động. Học hành quân trên lý thuyết thì đã học xong rồi, nhưng khi ra trận tuyến thì mọi việc sẽ khác hẳn: Thực tế sẽ khác xa với lý thuyết nhiều lắm, và thực tế này chỉ học được ở ngay trên chiến trận mà thôi. Nhờ cách thức thực tập này mà người Sĩ Quan sau này khi nhận đơn vị, ra trận lần đàu tiên sẽ không có cảm giác bỡ ngỡ hoặc nói thẳng ra là sợ sệt.

Nam, người Trung đội trưởng mà tôi được hân hạnh thực tập với, có dáng người cao ráo, tướng thư sinh, chứ không dữ dằn như những ông Biệt Động mà tôi đã gặp. Nam nói ngắn gọn, cho tôi biết quân số của trung đội, điểm đứng hiện tại và nhiệm vụ cuả trung đội.

Trong khi nói, anh ta luôn luôn di chuyển chứ không đứng một chỗ quá lâu (sau đó, anh bật mí cho tôi biết: Đứng lâu một chỗ, địch sẽ nhắm bắn sẻ, chết lãnh nhách). Người lính mang máy truyền tin lúc nào ở bên cạnh Nam nhưng lúc thì khuất mình sau một cây cao, lúc thì ngồi sau một bờ bụi để che dấu cái cần ăng ten cuả máy truyền tin.

Sau bữa cơm, trời xụp tối rất mau. Ai lo phận nấy làm hầm hố, lớp ngủ lớp canh gác. Tôi xin được gác đêm để hoà mình với anh em.

Hai giờ sáng mới tới phiên gác, tôi cuốn poncho trằn trọc nằm lăn qua lăn lại không ngủ được. Phần vì đường xa mới tới, phần vì đây là lần đàu tiên ra trận, nên bị căng thẳng thần kinh, không biết tình hình ra sao? Lỡ ngủ quên, anh em di chuyển đi nơi khác, không nhớ tới mình, thì biết đường đâu mà về với mẹ?

Vừa chợp mắt được một lúc đã có ai bấm mạnh vào đùi tôi mà kêu dậy đi gác, tôi vùng ngồi dậy, một tay quơ cái nón sắt đội lên đầu, tay kia xách khẩu M16 lặng lẽ theo người trưởng ca gác đi ra chòi canh.

Chòi gác vòng ngoài thì ở trên cao, nhưng chòi gác vòng trong thì sát mặt đất để nghe tiếng động chung quanh và dễ quan sát. Trên đường đi, người trưởng ca gác ra dấu bằng đèn pin mầu đỏ (cho ban đêm) mỗi khi đi ngang qua một trạm gác mà tôi nhìn kỹ cũng chẳng thấy người lính gác đứng ở chỗ nào? Đi một khúc nữa, tôi đã được đưa đến nơi gác, đó là một cái hố mới đào, gần cây chà là (chỗ nào cũng có). Người lính gác từ dưới hố nhẩy lên thật gọn gàng, dúi vào tay tôi cái đèn pin rồi cùng với người trưởng ca gác biến vào bóng đên thật lẹ làng. Tôi một mình chới với dưới hố sâu qua khỏi đầu gối, rang cúi thấp người, chăm chú nhìn chung quanh, tập trung tinh thần, để vừa nghe, vừa nhìn vào bất cứ những thứ gì có vẻ khả nghi.

Nhưng với thế ngồi không ra ngồi, đứng không ra đứng thật là mỏi mệt, lại không được cử động, nên cơn buồn ngủ kéo đến thật mau. Tôi cố sức quay người qua lại để tránh cơn buồn ngủ và cũng để quan sát tứ phía. Trời Campuchia tối om tối thít, lâu lâu lại có những tiếng động dị kỳ, nhất là tiếng chim ăn đêm chợt bay qua kên lên eng éc như tiếng người gọi nhau, teo lắm.

Đang chăm chú quan sát, bỗng nhiên Tôi nghe một cái

“SẠT!”

Ở ngay phía bên trái.

Tim tôi coi như nhẩy ra khỏi lồng ngực chạy đi đâu mất tiêu!

Tôi ráng dằn cơn lạng quạng, đứng thẳng người lên, quay súng về hướng phát ra tiếng động sưả soạn bắn. Nhưng chưa kịp bắn thì tôi đã bị húc văng ra khỏi hố, nằm bò càng trên mặt đất. Hồn vía tôi thật sự bay lên mây rồi. Tôi thoáng thấy một bóng đen phóng nhanh vào bụi rậm kế bên, tôi kê súng bắn một phát về phía bóng đen rồi lồm cồm ngồi dậy lấy đèn pin chớp ba cái thật nhanh để báo động, rồi thủ thế tính bắn tiếp. Ngay lúc đó có nhiều tiếng chân chạy huỳnh huỵch và một tiếng la thật nhỏ:

“Bắt được rồi, bắt được rồi, đừng bắn nữa”.

Trong đầu óc tôi nghĩ ngay rằng, chắc đã có một tên tiền đạo nào đó cuả Việt Cộng đi dò đường, nhưng xui xẻo cho nó là nhằm ngay ổ kiến lửa mà mò tới nên đã bị tôi bắn và bị bắt ngay tại chỗ. Liền ngay sau đó, Nam cùng mấy người lính đã chạy lại chỗ tôi gác, hỏi chuyện gì đã xấy ra? Tôi chỉ về hướng có tiếng động, giải thích:

“Tôi đang gác, đã bị húc văng ra khỏi hố và thấy có bóng nguời hay cái gì đó chạy vọt vào hướng đó, nên đã báo hiệu và bắn theo.”

Vừa lúc mấy người lính đã chạy tới, trình diện tên . . . “Dọ thám”.

Hóa ra đó là một chú heo rừng với 4 chân bị trói ké và mõm cũng bị cột chặt lại. Một người lính giải thích với Nam:

“Trình Thiếu úy, hổng có thằng Việt cộng nào đi thám sát gì hết á, chỉ có con heo này thôi hà. Hồi chiều, khi dừng quân, tụi tui thấy nó chạy về phía này, nhunng nó lủi còn hơn Việt Cộng nữa, tụi tui kiếm hổng ra. Tới lúc nó từ trong bụi phóng ra, đụng ông Thiếu Úy này té nhào, bị ổng để cho một viên ngay giò té bò càng, nên tụi tui mới bắt được nó đó. Ngày mai mình có màn lai rai rồi đó, Thiếu úy ơi!

Nam thở phào, nhìn tôi cười rồi ra lệnh cho mấy người lính trở về chỗ cũ, để tôi tiếp tục gác. Tôi hồn viá lên mây, thiếu điều xón ra quần.
Hết phiên gác, Tôi trở về hầm lộ thiên nhưng thao thức không ngủ được. Vừa chợp mắt là Nam đã đánh thức chàng dậy để sưả soạn cho màn tấn công rạng đông. Anh ta chia với tôi một ít cơm gạo xấy đã nấu bữa qua cùng một con khô nướng. Vừa ăn anh ta vừa cho biết:

“Trung đội mình sẽ đi đầu, ra đến tuyến xuất phát thì cả Đại đội sẽ dàn hàng ngang tiến tới. Đích là một ngôi chùa Miên mà theo tin cuả Thám Báo thì tụi nó có cả súng cối nữa, đang cố thủ ở trong đó”.

Ngay lúc đó, từ máy truyền tin tôi nghe rõ:

“Tâm Đan . . . Tâm Đan, đây Hiền Hòa gọi, nghe rõ trả lời?”

Người lính truyền tin đưa ông nghe cho Nam, anh trả lời ngay:

“Tâm Đan nghe rõ 4 trên 5, đã sửa soạn xong, chờ lệnh”

Lắng nghe một lúc, Nam đưa ống nghe lại cho người lính và nói với tôi:

“Đại úy Đại Đội Trưởng ra lệnh xuất phát”.

Tôi sửa lại bao đạn, bình nước, bước theo Tâm Đan.

Campuchia là xứ đòng bằng, lại thêm đoàn quân đang ở khu ruộng lúa nên tầm nhìn không bị giới hạn gì cả. Trời tuy chưa rạng đông nhưng cũng cho thấy mờ mờ bóng những người lính chạy lúp xúp. Lính di chuyển từng nhóm 3 người theo thế chân vạc: Một người chạy trước, hai người còn lại chĩa súng ra hai bên canh chừng. Người số 1 chạy đến chỗ an toàn thì ngồi xuống canh chừng để người thứ hai chạy tới phía trước, làm y hệt như người thứ nhất và cuối cùng là ngườI thứ 3. Cả Trung Đội cứ như thế mà tiến tới rất nhanh. Tới tuyến xuất phát là bờ của một cái đầm sen, tôi thấy có 3 con cua nước (Thiết vận xa M113 chạy trên mặt nước được) đã đậu sẵn. Lần đầu tiên xung trận, miệng tôi khô cong, hai bàn tay ướt đẫm mồ hôi. Một tín hiệu nào đó trong máy truyền tin cho Tâm Đan, thế là tất cả Đại Đội dàn hàng ngang tiến tới mục tiêu là một ngôi chùa ở giữa đầm sen. Mấy con cua nước rú ga chạy trước, tiếng máy nổ rất lớn để lên tinh thần lính nhà và áp đảo tinh thần lính nón cối. Nước ngập tới bụng lạnh thấu xương, Tôi lết hai chân trên lớp bùn lầy , hai tay đưa cao khẩu súng khỏi mặt nước, mắt nhìn tứ phía. Những người lính di chuyển nhanh quá, tôi thiếu điều muốn chạy mà vẫn không đi kịp, đầu óc tôi đặc kẹo, không suy nghĩ được bất cứ điều gì. Khoảng cách từ bờ hồ tới chùa khoảng chừng 500m thôi, thế mà đi mãi vẫn chưa được một phần đường.

Bất chợt có tiếng súng từ trong chùa bắn ra, Tâm Đan phất tay ra hiệu cho con cái tiến nhanh hơn nữa. Tiếng súng từ trong bắt đàu ròn rã, bắn xuống mặt nước vang lên những tiếng

“Chéo . . . Chéo . . . Bụp . . . Bụp”

Thật là dễ sợ.

Nhưng những người lính BĐQ vẫn lầm lì tiến tơí mà không bắn trả gì cả. Gần tới chùa, ba chiếc Thiết Văn Xa trước mặt đồng loạt khai hỏa những khầu đại liên 60. Người Trung đội trưởng đi cạnh tôi lầm lì rút khẩu súng Colt vung lên cao, đưa mắt nhìn toàn thể trung đội đễ gây sự chú ý. Khi tất cả đã sẵn sàng, anh vùng chạy lên trước, mịêng hô lớn:

“Xung Phong!”

Tất cả cùng đáp lời:

“Xung Phong . . . Biệt Động Quân Sát . . . Sát”

Vừa chạy tới phía trước vừa bắn xối xả vào ngôi chùa.

Có tiếng gío rít lên rồi

“BÙNG”

Một viên đạn 80 của địch bắn ra, cách chiếc Thiết vận xa khoảng chừng ba sải tay. Sức công phá cuả đầu đạn làm cho con cua nước chao đảo muốn lật và những ngừoi lính chung quanh té chum nhụm vào nhau, có người không đứng lên được, người bên cạnh kéo anh ta theo. Chiếc thiết xa lấy lại thăng bằng, mở nắp ra dùng súng cối 60 ly bắn ngay vào vị trí của khẩu súng 80 vừa nhận diện. Tiếng súng trong chùa bắn ra thưa dần, lính Biệt Động Quân đã làm chủ tình hình, tràn vào ngôi chùa lục xoát.
Trung đội của Nam được lệnh tiếp tục tiến về phỉa trước. Đây chỉ là một cái chốt của bọn Việt cộng mà thôi, còn rất nhiều chốt khác phải nhổ.

Đi qua những cánh đồng lúa chin vàng không có người gặt, mùi lúa chin quyện theo gió thật là thơm. Phải chi đừng có chiến tranh, những hạt lúa này nuôi sống biết bao nhiêu nguời.

Tới vùng đất hoang, hoa cỏ vàng rực cả một cánh đồng, đẹp thật là đẹp. Nhìn những cánh hoa nở giữa mùa chinh chiến, tâm hồn người lính Biệt Động cũng chùng xuống mà quên cảnh chiến tranh để ngắm những cụm hoa vàng rực rỡ. Tôi cầm ngang khẩu súng đứng yên lặng ngắm hoa, chạnh nhớ tới một bài hát:

“Ngày xưa, có gã từ quan,
Lên non tìm động hoa vàng ngủ yên . . .”

Gã nào từ quan mà tìm lên động hoa vàng này, thì . . . được ngủ yên là cái chắc.

Một ngày nào thanh bình, tôi sẽ trở lại đây để ngắm cái Động Hoa Vàng này cho đã mắt.

Tíếng thiết vận xa rú lên, xích sắt chạy cán lên những đóa hoa vàng đưa tôi trở lại thực tế. Tôi và đám lính cùng nhẩy lên nóc chiếc thiết xa để di chuyển cho nhanh . . .
Đêm tối, cả bọn lại đóng quân giữa một vùng đất bao la. Ăn uống xong, lại một màn gác đêm nữa.

Nửa đêm, chợt có những tiếng chim rời tổ kêu lên thật thảm thiết, ghê rợn. Nam nhìn tôi, nói nhỏ:

“Chim ban đêm thường là ngủ, chắc là có ai đó tới làm rộn, tụi nó mới bỏ tổ mà bay như vậy.”

Nam ra dấu cho tôi cùng chạy lại vị trí của tiểu đội gác tuyến đầu. Người Tiểu đội trưởng chỉ tay về phía trước báo cáo:

“Có gì lạ phía Tây, gần cây chà là đó, em cho người tới . . . coi, đuợc không Thiếu úy?”

Nam chưa kịp trả lời thì có một giọng nói chợt phát ra kế bên:

“Em xung phong đi thám thính, Thiếu úy.”

Trong bóng đêm, tôi chỉ nhì thấy một người lính thám sát với ánh mắt sáng ngời và cử chỉ thật lanh lẹn, đang nhỏen miệng cười, khoe hàm răng trắng bóc.
Tôi cũng nổi máu giang hồ, nói với Nam:

“Cho tôi đi thám sát với.”

Nam trợn mắt nhìn tôi, kê miệng vào tai tôi nói thật nhỏ cho một mình tôi nghe:

“Ông theo tôi học cách chỉ huy, chứ đâu có học thám sát đâu. Lỡ ông . . . tiêu táng thoòng, tôi làm sao ăn nói với Tiểu đoàn? Bỏ đi Tám!”

Tôi cũng kê vào tai anh, nói nhỏ:

“Nếu số tôi chết, ở chỗ nào cũng chết. Tôi làm được mà.”

Nam nhìn người Tiểu đội trưởng, nhìn người lính thám sát, rồi quay lại nhìn tôi:

“Muốn đi . . . coi cho biết, thì cứ thử thời vận đi.

Nhớ . . . rửa cằng cho sạch trước khi đi. Lỡ có . . . lên bàn thờ, tôi không cần tắm lại cho ông.

Tụi nói có hai đứa, ông là ba đó, đi đi.”

Tôi nhìn quanh, chỉ có tôi và người lính thám sát, đâu có ai nữa mà Nam nói là “Ba”?
 

Nữ Biệt Động Quân.

Người lính chạy trước, tìm đỉểm núp, quỳ gối nhắm về phía cây chà là. Tôi lom khom chạy qua mặt anh ta, dừng lại, cũng tìm vị trí để nhắm về phía trước. nhưng không thấy người lính chạy lên. Tôi ngạc nhiên, chưa kịp quay về phía sau tìm hiểu thì chợt thấy một bóng đen ngay sau lưng tôi tự bao giờ mà tôi không hề biết, phóng tới phía trước thật gọn gàng. Bóng đen này nhỏ nhắn, không cầm súng, chỉ chạy tới mà thôi. Người lính từ phía sau tôi phóng tới cùng một lượt với bóng đen tôi vừa thấy, rồi cùng nhau nằm rạt xuống đất, chong súng về phỉa trước, giữ an toàn cho tôi phóng lên.

Thì ra chúng tôi có ba người thật.