Home Văn Học THƠ Các thi sĩ Cây Cầu Khỉ

Cây Cầu Khỉ PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Bình   
Chúa Nhật, 05 Tháng 10 Năm 2008 02:32

 Chiếc cầu làm bằng 3 thân tre già, dài khoảng 18 ft, đặt trên 3 mốc cầu cũng bằng tre và gỗ cột chặt vào nhau làm chân, cây cầu nằm ngang mặt đất cao chừng 2 ft; hình thức là cây cầu khỉ. Ông Thị trưởng Milpitas là người khách đầu tiên bước qua cây cầu. Ông nói “Ở quê tôi cũng có chiếc cầu nầy.” Ông là người Mỹ gốc Phi Luật Tân. Người thứ hai bước qua cây cầu là một người Mỹ chính gốc, ông Pete McHugh; trước khi bước qua, ông ướm thử và mạnh dạn bước qua cầu với tiếng cười rổn rảng, tánh ông vẫn thế. Ông đến giữa cầu chợt dừng lại và nói “Tôi biết cây cầu nầy ở Mekong Delta; nhưng sao ghép bằng 3 cây tre? Ở Mekong Delta 1 cây tre mà thôi.” À, thì ra ông Mỹ nầy biết rất rõ xuất xứ và quê hương của cây cầu. Đúng, quê hương của nó là vùng sông nước Cửu Long Giang, đồng bằng Lục Tỉnh. 

 Cây cầu nằm chênh vênh, thậm chí chơ vơ giữa đất trời nước Mỹ, là tác phẩm của liên đoàn Hướng Đạo Bách Việt. Câu chuyện xảy ra tại khu công viên của quận hạt Santa Clara, Mỹ Quốc vào ngày 28/9/2008. Chiếc cầu được dựng lên trên bải đất để dẫn vào khu trại hướng đạo. Nó là công trình của các anh chị huynh trưởng và hướng đạo sinh liên đoàn Bách Việt. Cây cầu bắt nguồn từ một suy tư về quê hương. Chị Liên đoàn trưởng Biện Thị Quý kể lại như vầy “Những chiếc cầu đủ loại bắt ngang các kênh rạch Việt Nam đã đỡ chân biết bao thế hệ lớn khôn, đã là đề tài cho Liên Đoàn Bách Việt thực hiện vào những lần họp mặt vào ngày Scout-O-Rama. Lần này chiếc cầu được chăm chút thêm về mặt mỹ thuật bởi anh Phan Nhật Tân, phụ trách Thiếu Đoàn. Đối với anh, chiếc cầu thời thơ ấu vẫn mãi là một thách thức đầy hấp dẫn mỗi lần bước ngang qua để từ một xóm vùng ven đô bước vào cửa ngõ thành phố đến trường hàng buổi và những giờ khắc rong chơi cuối tuần qua những con rạch quanh co, những xóm nhà còn rậm bóng hàng tre.

 Có khi chiếc cầu chỉ là một mảnh ván thô sơ bắc ngang bờ mương để đỡ chân. Có lúc là những thân dừa thân cau thẳng tắp với tay vịn buộc bằng thân tàu lá dừa nước qua một vàm kênh. Và những con đường đất quanh co cũng là những bờ bao những vuông ruộng nhỏ là nơi mà những người chung cùng thôn xóm ruổi rong từ lúc trẻ thơ đến khi đầu điểm hoa râm.

 Riêng với anh gần mười bốn năm trong trại tù Cộng Sản, anh đã dầm mình trong suối lạnh, để bắt những vài cầu, rồi lại phơi lưng dưới nắng hè để lót ván để những bạn bè đồng cảnh đỡ nhọc nhằn đôi vai khiêng vác mỗi lần chuyển rau sắn củi cành về đổi bữa cơm tẻ nhạt.

 Mỗi chiếc cầu có một sự tích, có lúc bi thương, có khi hùng tráng! Nhưng chiếc cầu được anh Thiếu Trưởng Thiếu Đoàn Quang Trung vẽ ra đệ trình cho Hội Đồng Huynh Trưởng Bách Việt trong ngày Scout-O-Rama năm 2008 cũng xót xa gập ghềnh tưởng như khó thực hiện vì gặp nhiều trở ngại tự lòng người. Nhưng chiếc cầu ấy đã được hoàn tất dù khó khăn vây bủa để các em Hướng Đạo Sinh, Mỹ, Việt, Ấn, Tàu hứng thú bước qua rồi lại bước về với nụ cười hồn nhiên, và đôi tay thong thả vì chiếc cầu rất an toàn chắc chắn tuy tên gọi vẫn rất đơn sơ: Cầu Tre Bách Việt.”

Trên đây là trích đọan từ một bài viết về “lịch sử” cây cầu khỉ (mà các anh các chị trong đoàn Bách Việt gọi là cầu tre)

Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng, trong hàng trăm khách bước qua chiếc cầu hôm nay có một cháu trai, khoảng 8,9 tuổi đi với mẹ. Cháu bé trông khá bảnh trai, dạn dĩ, nhanh nhẹn thế mà khi bước qua chiếc cầu “lắt lẻo” ấy cháu hơi ngập ngừng. (có lẻ vì lạ mắt) đắn đo để phải nắm tay mẹ đi qua. Chưa hết, khi qua cầu cháu hỏi:

- Cây cầu nầy là cầu gì vậy mẹ?

- Ờ, cầu khỉ?

- Cầu khỉ là cầu gì hả mẹ?

- Cầu khỉ là monkey bridge đó con.

- Tại sao gọi nó là monkey bridge vậy hả mẹ?

- …

 Đến đây thì người mẹ trẻ khựng lại, nàng nhìn con ngạc nhiên, nhíu mày, suy nghĩ…

- Thì cầu khỉ là cầu khỉ là monkey bridge chớ tại sao gì nữa.- …

Đến lượt cháu bé ngơ ngác, nhíu mày, nhăn trán…

- Why?

- Ai mà biết, mầy đi hỏi ba đi.

Và kết quả là người cha cũng ú ớ ngậm hột thị. Người cha trẻ quay sang cầu cứu tôi

- Chú…giải thích giùm đi chú.

Hay thật, một câu hỏi đơn giản của một em bé đã làm cho 2 đấng sanh thành đành chịu bí. Có những việc, những điều nó đã trở thành hiển nhiên, nó vậy là nó vậy …không cần hỏi và cũng chẳng cần giải thích…vì xưa bày, nay làm trở thành thói quen và đi sâu vào cuộc sống, nó ở trong máu thịt thế thôi. Ngộ nhỡ có ai đó “cắt cớ” đặt vần đề “Tại sao” thì có thể có nhiều người ú ớ.

Tôi giải đáp một cách mơ hồ cho đứa cháu trai “Nó lắt lẻo, nó chênh vênh, người đi qua cầu như khỉ chuyền cành chênh vênh vắt vẻo …nên người ta kêu bằng cầu khỉ.” Thằng bé cười và im lặng. Chẳng biết nó có thỏa mãn hay không, nhưng ít ra nó hết “why” và không tiếp tục “why” sau câu giải thích.

Đi về nhà, câu hỏi vẫn còn ám ảnh. Gọi thăm một vài người bạn đồng hương, người Bạc Liêu, người Cà Mau, người Mỹ Tho, Bình Dương, An Phú Đông…Tất cả bạn bè, người cao niên cũng có…đều ngạc nhiên “Hỏi cái gì mà kỳ cục vậy chớ?” “Sao mà kỳ cục?” “Thì cầu khỉ là cầu khỉ…chớ ai mà hỏi làm gì. Có ai hỏi gạo, mắm, cây mít, cây xoài???Tại sao và tại sao hông. Đừng cắt cớ cha nội.”

Ừ, thì như đã nói, xưa đã bày thì nay cứ vậy mà kêu thôi, không có ai thắc gì hết trơn hết trọi. Nhớ lại năm nẳm năm xưa, những em bé Sài Gòn về đến Hóc Môn, Bà Điểm, Trảng Bàng là ngớ ra coi con trâu, con bò, con heo, con vịt…rồi những câu hỏi “ngớ ngẩn” trẻ con như “Sao con vịt nó nổi được vậy má?” “Tại sao cái cổ con cò cao ngòng vậy hả ba?” “Con ểnh ương sao mà kêu to thế?” Lại nhớ chuyện Hạng Thác xây thành và Khổng Tử bí không trả lời được “Thành tránh xe hay xe tránh thành.”


 
Đức Khổng Phu Tử là bậc “Vạn Thế Sư Biểu” mà còn thua đứa bé con Hạng Thác thì nhằm nhò gì những bậc cha mẹ bình thường!?

Thôi cũng đành một kiếp ngu ngơ, cây cầu khỉ là cây cầu khỉ. Đi tìm về những kho tàng thì được câu trả lời như thế này: Monkey bridge: A small, usually open platform located above the main bridge, as on a powerboat, equipped with a secondary set of navigational controls. Also called fly bridge. Cũng có giải thích như vầy “a raised fore-and-aft catwalk permitting safe passage when the weather deck is washed by heavy seas.”

Trong sách của hướng đạo thì có nói về chiếc (không phải cây đâu nhé) cầu khỉ, và chiếc cầu khỉ đó có công dụng thế nầy “Cub and Boy Scouts and prospective Scouts will have an opportunity to walk across a 50 foot monkey bridge -- a rope bridge supported by lashed timbers.

Và "A monkey bridge is usually made out of rope and Boy Scouts are urged to carry rope with them all the time,"

Trong hướng đạo khi một em Sói con đến tuổi trưởng thành (Webelos) sẽ được tiển đưa lên đoàn, (tức lên một sinh hoạt cao hơn trong Boy Scouts), em Sói phải bước qua một chiếc cầu “a Webelos crossover bridge”, gọi là cầu khỉ… The bridge should be used in a ceremonial way, with emphasis on the meaning of crossing.

Và, một du khách Mỹ đến Việt Nam, khi thăm vùng lục tỉnh đã chụp hình chiếc cầu khỉ và ghi lại trong nhật ký của ông rằng “I wonder what could be dangerous about crossing a river precariously balanced on two bamboo poles?

Trong hướng đạo việc làm một cây cầu khỉ là một trong nhiều chuyên hiệu (merit badge) mà các em hướng đạo cần biết “A Patrol can build a Monkey Bridge during an afternoon in camp or on a whole-day hike--and that's real pioneering.”

Trong việc xây dựng một cây cầu khỉ như thế đã được viết thành sách hướng dẫn. Monkey Bridge Construction được ông William Hillcourt, một chuyên gia về thủ công của hướng đạo Hoa Kỳ (National Director of Scoutcraft) đã viết và được đăng trong tạp chí hướng đạo (Boy's Life) Ông ta viết về cây cầu khỉ như sau “The construction of a MONKEY Bridge is a pioneering feat that will thrill your gang. The monkey-type of bridge has the advantage over the usual pioneering bridge that it can he used to span a much greater distance--up to one hundred feet. Baden-Powell (Thủ lãnh của Hướng Đạo thế giới) brought the idea from India. There he had seen the natives in the Himalayan mountains make "bridges out of three ropes . . . connected together so that one rope: forms the footpath and the others make the handrail on each side." He drew a picture of such a bridge and described it in Scouting for Boys.

It wouldn't be much fun to cross this kind of swaying bridge over a deep mountain chasm, but it's fun in camp where the worst you could get out of a slip would be a ducking. Three long manila ropes are required. The foot rope should he one inch in diameter, the hand ropes one-half inch. The ropes should be about thirty feet longer than the width of the river to provide enough length for anchoring. The stringers are made of one-quarter inch rope. As they are placed three feet apart, you will get the number of them by dividing the length of the bridge span by three. In Addition, you will need quarter-inch rope for lashings. The wood part of the construction consists of four logs for shear legs, twelve feet long, four inches thick, and two cross pieces, three inches thick, four to five feet long. To do an effective job, divide the gang into two teams--one team to make the shear legs, the other to lay out the ropes ad attach the stringers. When these two jobs are done, the whole gang works together on the erection of the bridge.”

Như vậy, chiếc cầu khỉ không phải làm bằng cây như Việt Nam, cho nên người Việt gọi nó là Cây Cầu Khỉ, và người Mỹ gọi nó là Monkey Bridge. Và dường như có một người tị nạn Việt Nam tên Lan Cao (quê ở miền Tây) đã viết một tập truyện về cây Cầu Khỉ-rất nổi tiếng-được nhiều người Mỹ đón đọc.

Cây cầu khỉ, nhỏ, đơn giản, quê mùa có khắp thôn làng miền tây Lục Tỉnh đã đi vào thế giới. Hiện nay, cây cầu khỉ vẫn còn được xử dụng tại Việt Nam. Có mấy ai ở miền tây mà không một lần qua cầu khỉ? Có những chuyện tình cũng bằt đầu từ cây cầu khỉ nầy. 

Miền Tây Nam Bộ sông rạch chằng chịt, mương trong làng, rạch nhỏ kinh lớn khắp nơi…và nhiều nơi trên cùng một con kinh, con rạch giữa những hàng dừa nước lung linh ta có thể nhìn thấy hàng chục cây cầu khỉ cheo leo bắt ngang qua. Ai cũng biết, cầu khỉ do dân làng chung góp mà làm và chẳng có kế hoạch hay chương trình gì cả, thấy tiện thì bắt qua để đi, thay vì phải đi thật xa ra tận cây cầu đúc, hoặc ra con đường lớn để qua cầu. Nhà nầy qua nhà kia, bên nầy bước qua bên kia chỉ cần cây cầu khỉ. (Nói vậy chớ không phải làm cho có, làm lấy được). Sông rạch Miền Nam là đường giao thông ghe xuồng qua lại, người ta làm cầu khỉ tuy không phải là kíến trúc sư, cầu đường gì cả nhưng vẫn có “viễn kiến” thấy xa trông rộng, họ đã làm cầu khỉ làm thế nào ghe xuồng vẫn lưu thông dễ dàng.

Câu cầu khỉ cũng đi vào đời sống dân quê:

Ầu ơ…

Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắt lẻo ghập ghềnh khó đi.

Khó đi, mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Cây cầu khỉ vì nó lắt lẻo nên ghập ghềnh khó đi, cho nên con trẻ qua cầu phải cần bàn tay mẹ dắt. Cây cầu khỉ đơn sơ đó như cây cầu cuộc đời chẳng lúc nào bằng phẳng cả, cho nên con trẻ phải nhờ mẹ nhờ cha.

Các con ơi, cháu bé trai ơi!

“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả

Anh hùng hào kiệt có hơn ai

Dù sau nầy cháu lớn lên, cháu thành ông hoàng bà chúa, cháu đừng quên đã có ngày nào đó trong cuộc đời, cháu là đứa bé cần bàn tay của mẹ, của cha để lớn nên người.