Đúng Là 'Loạn' Phiên Âm Print
Tác Giả: Thanh nien online   
Thứ Sáu, 04 Tháng 5 Năm 2012 05:07

Bạn thân,
Nên phiên âm thế này, hay phiên âm thế kia, hay là nên bỏ hẳn phiên âm? Đó là những câu hỏi nêu ra nhiều thập niên trước, vậy mà bây giờ Bộ Giáo Dục vẫn còn chưa trả lời xong.

 

 

Tuy nhiên, trong khi Việt Nam thắc mắc về chuyện nên phiên âm tên người và điạ danh nước khác sang tiếng Việt ra sao, thì Bộ Giáo Dục VN không hề nghĩ rằng tại sao các nước khác không chịu phiên âm tên người và điạ danh Việt sang tiếng Anh hay tiếng Pháp ra sao.

Thí dụ, nếu Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ quyết định rằng cần phải phiên âm tên  Hồ Chí Minh ra tiếng Mỹ, có thể sẽ có nhiều kiểu viết, giả sử “Hooo Jee Meen” thì nghe ra âm gần giống, nếu đọc giọng Chợ Lớn hay giọng Bạc Liêu. Giả sử như thế, Bộ Ngoại Giao CSVN có khiếu nại hay không?

Tuy nhiên, khi Hà Nội phiên âm Washington ra Oa-shing-tơn, hay Bush ra Busơ, thì Bộ Ngoaị Giao Mỹ chẳng hề thắc mắc, chỉ nghĩ thầm, tội nghiệp... đâu phải ai học cũng được, giả sử thế.

 

Báo Thanh Niên trong bài “Loạn Phiên Âm” kể rằng:

“Việc phiên âm sang tiếng Việt các từ quốc tế trong sách giáo khoa (SGK) hiện hành gây nhiều tranh cãi và thể hiện sự lạc hậu, làm khổ giáo viên (GV) và học sinh (HS).

Trong chương trình phổ thông, 3 môn học có lượng từ ngữ quốc tế chiếm nhiều nhất là văn, sử, địa nhưng SGK mỗi môn lại có cách phiên âm khác nhau. Thậm chí, cùng một bộ môn thì cách phiên âm ở các khối lớp cũng khác nhau.

Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn hay Stratford-upon-Avon?

SGK lớp 11 ghi phiên âm tên quốc gia có dấu gạch ngang, nối các âm với nhau như: Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia... nhưng SGK 12 thì các danh từ vừa nêu viết liền nhau mà không có dấu gạch ngang: Malaysia, Campuchia...

Đáng nói, có rất nhiều từ giữa nguyên bản và phiên âm tiếng Việt khó lòng xem là một. Trong quyển ngữ văn 11 (tập 1), phần tiểu dẫn của trích đoạn Tình yêu và thù hận có đoạn: “Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, ông sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh”. Thị trấn mà SGK phiên âm Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn nguyên bản là... Stratford-upon-Avon.

Còn sách lịch sử lớp 12, tên vị Tổng thống thứ 41 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là George Herbert Walker Bush được phiên âm thành G.Busơ...”

Chỉ mới đọc vài đoạn, đã thấy nhức đầu rồi.

Bạn thử vào Internet, mở trang Google.com rồi gõ chữ “Busơ” (kiểu Hà Nội phiên âm tên ông Bush) ra xem. Cứ thử xem.

Bảo đảm là sẽ ra đủ thứ dị kỳ khác biệt. Không ai ngờ Bộ Giáo Dục CSVN vĩ đại như thế, dám giấu biệt lý lịch ông Bush bằng cách phiên âm.
Tại sao Mỹ không chịu phiên âm tên ông Hồ kiểu đỉnh cao trí tuệ như thế nhỉ?