Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu (Bài 9) Print
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong   
Thứ Bảy, 03 Tháng 1 Năm 2009 06:00

Bài 9- VNTP 695, ngày 19.11.2004 

 Tài liệu TỐI MẬT TÒA BẠCH ỐC (Tiếp theo)

* Nguyễn Văn Thiệu : "Kissinger đến với mình không như một người bạn cùng chiến đấu, mà để biện hộ cho chính nghĩa của Bắc Việt.

* Bùi Diễm :" Tôi nghĩ rằng những bài học về sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng chẳng dính líu gì nhiều đến vấn đề sách lược toàn cầu "

* Lâm Lễ Trinh : "Tinh thần ỷ lại của nhóm lãnh đạo Sàigòn và sự phản bội của Hoa Kỳ đã đẩy Miền Nam Việt Nam vào con đường tử vong"

* CIA: " Trường hợp Mỹ đổ bộ tấn công miền Bắc ( Amphibious Operations Against North Việt Nam), đổ bộ vào Vinh rồi tiến quân về hướng Tây qua Lào, tiếp xúc với lực lượng Mỹ đóng tại Lào, thì phản ứng của Communist Block sẽ ra sao ? " Hậu Nghĩa. Theo TLTMTBO cho thấy Mỹ chiều theo các đề nghị của TQ nêu ra để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ngõ hầu " would ease all the other problems " . Mà một khi Mỹ muốn thương thảo để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, thì sự thiệt thòi là phía quân và dân miền Nam phải hứng chịu. Và như đã trình bày qua các số báo trước cho thấy các ý kiến , đề nghị của miền Nam, cho quyền lợi của miền Nam đã không hề được nêu ra trong cuộc họp này. Thế nhưng sau này, khi viết hồi ký TS Kissinger đã viết "sẵn sàng thi hành những cam kết: của mình đối với đồng minh." khác với các điều ghi trong Tài liệu Tối Mật nêu trên :

" Chúng tôi đã không thương lượng điều gì đằng sau lưng những người bạn của Hoa Kỳ; đã không có sự đổi chác bí mật nào. Khi thảo luận với Trung Quốc, chúng tôi đã đặt lập trường của chúng tôi vững chắc trên nguyên tắc là Hoa Kỳ sẵn sàng thi hành những cam kết của mình đối với đồng minh ." (HSMDĐL: 86) Như số báo trước cho thấy phía Mỹ chỉ thảo luận dựa trên quan điểm và quyền lợi của Mỹ, vì thế các ý kiến, đề nghị của phía VNCH đã bị gạt ra ngoài . Cho nên ông Thiệu đã có đưa ra lời phê bình về các cuộc thương thảo :

"Kissinger đến với mình không như một người bạn cùng chiến đấu, mà để biện hộ cho chính nghĩa của Bắc Việt. Ông cho tôi cái cảm tưởng là ông đại diện cho Hà Nội chứ không phải cho Hoa Kỳ. Ông đâu có về phe mình mà về phe Lê Đức Thọ để biện hộ cho lập trường của tên này. Ông còn bào chữa cho Bắc Việt. Đó mới là cái lạ. Tại sao một người bạn Mỹ cùng chiến đấu lại bào chữa cho kẻ thù ?"(HSMDĐL: 181) Câu hỏi nêu trên của ông Thiệu: "Tại sao một người bạn Mỹ cùng chiến đấu lại bào chữa cho kẻ thù " nay đã có câu trả lời : Tại vì Mỹ muốn " ease all the other problems we are now "" với Trung quốc ! Vì lẽ này, ông Thiệu đã đưa ra lời kết án đồng minh :" Chính quyền Mỹ đã không phải là một đồng minh có danh dự. Họ đã không cần sự thỏa thuận của VNCH. Mỹ đã phản bội mình. Mình bị ép buộc phải nhận lấy một thất bại, mà không làm gì khác được."( HSMDĐL: 179).

 Ngòai ra, bàn về lý do miền Nam bị bức tử , ông Lâm Lễ Trinh đã có bài điểm sách của ông Nguyễn Phú Đức ( cố vấn Ngoại Giao của ông Thiệu viết lại qua cuốn hồi ký dầy 410 trang nhan đề "Pourquoi les États Unis ont-ils perdu la guerre?" Tại Sao Hoa Kỳ Bại Trận Tại Việt Nam? phát hành tại Pháp 1996), có nhận xét như sau: "Tinh thần ỷ lại của nhóm lãnh đạo Sàigòn và sự phản bội của Hoa Kỳ đã đẩy Miền Nam Việt Nam vào con đường tử vong.

Đúng hơn, Miền Nam bị bức tử. Sau 1973, Mỹ phủi tay để cho CS nuốt trửng VNCH. Thế giới tự do cũng ngoảnh mặt trước cái chết tức tưởi của phần đất dân chủ khốn khổ này. Một ý kiến khác bàn về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam ghi trong cuốn " In the Jaws of History" (Trong Gọng Kìm Lịch Sử, sách ấn hành năm 1987 viết bằng tiếng anh), của tác giả Bùi Diễm ( Cựu Đại Sứ VNCH tại Mỹ): " Tôi nghĩ rằng những bài học về sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng chẳng dính líu gì nhiều đến vấn đề sách lược toàn cầu hoặc những câu hỏi đúng, sai trên phương diện luân lý và đạo đức.

Những sai lầm của Hoa Kỳ nếu có thì phải là những khuyết điểm trong cách can thiệp của họ. Câu hỏi chính không phải là: "Có nên can thiệp hay không?" mà là: "Làm thế nào để can thiệp cho hữu hiệu ? " (Trong Gọng Kìm Lịch Sử - Chương 36: Lời Hậu Luận - Phan Lê Dũng dịch sang tiếng Việt). Câu hỏi "Làm thế nào để can thiệp cho hữu hiệu" do ông cựu Đại Sứ VNCH Bùi Diễm ở Hoa Thịnh Đốn (thời chính phủ Nguyễn Văn Thiệu) đưa ra năm 1987 qua cuốn sách nêu trên có lẽ hơi trễ! Vì 25 năm trước ngày ông cựu Đại sứ Bùi Diễm đưa ra câu hỏi nêu trên, thì vào ngày 12.6.1962 ( thời gian trước khi tiến hành cuộc đảo chánh 11.1963) CIA đã phân tích, ước tính phản ứng không chỉ riêng phía Liên Xô , Trung quốc mà cả Communist Block một khi Mỹ đưa quân vào VN thì phía CS phản ứng ra sao. ( Nhân đề cập về vấn đề này, một câu hỏi được nêu ra : Khi còn đại diện cho chính phủ VNCH tại HTD, và khi trở thành cựu đại sứ , không biết tác gỉa Bùi Diễm đã có viết bài nào phổ biến trên báo Mỹ vùng HTD nhằm phản bác về điều mà The Pentagon Papers ghi rằng:cuộc đảo chánh 1963 đã tạo ra những " leadersless Vietnam" ???) Theo bản phỏng đoán phản ứng của CS một khi Mỹ có các hoạt động quân sự tại Lào và Miền Bắc VN. ( Communist Reactions to Additional US Course of Action in Laos and North Vietnam), được soạn thảo bởi Giám Đốc Cơ quan CIA và với sự đồng ý của United States Intillegence Board, soạn thảo ngày 12.6.1962 ( Bản lượng giá, ước đóan tình hình này ra đời 17 tháng trước ngày lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, đẻ rồi Mỹ đổ quân vào VN ). Mức độ mật của bản phỏng đoán của CIA là Top Secret, mới được giải mật, cho biết việc  "Làm thế nào để can thiệp cho hữu hiệu" : Phân tích, ước đoán :

 A. Nếu không quân Mỹ tấn công vào kho dự trữ ở Lào và tấn công đường tiếp vận từ miền Bắc Việt Nam, đoạn xuyên qua Lào . Với sự hiện diện của từ 8 đên 10 ngàn lính Mỹ đóng trong khu vực sông Mê-Kông với sư hỗ trợ của Thái Lan, thì phản ứng của phía Cộng Sản (Communist= bao gồm cả Liên Xô và Trung Cộng ) sẽ ra sao ? ( - - -)

B. Nếu không quân Mỹ tấn công miền Bắc Việt Nam, tấn cộng đường tiếp vận chính vào Nam xuyên qua Lào, nhưng không tấn công các khu đông dân cư như Hà Nội. Bộ binh Mỹ đưa 45.000 quân vô trú đóng quanh vùng sông Mê Kông bên Lào , thì :( - - -)

C. Trường hợp Mỹ đổ bộ tấn công miền Bắc ( Amphibious Operations Against North Việt Nam). Đổ bộ vào Vinh rồi tiến quân về hướng Tây qua Lào, tiếp xúc với lực lượng Mỹ đóng tại Lào, thì phản ứng của CS sẽ là :( - - -) .

 (Phần giải đáp cho 3 câu hỏi nêu trên, người viết sẽ ghi lại chi tiết cùng với bản chụp bản phân tích, phỏng đoán phản ứng của CIA vào số báo tới ). Còn về cuốn VNMLQHT cũng có nhận xét về việc miền Nam đổi chủ : "...dù Bắc Việt có đưa quân thêm vào Nam, dù Mỹ có Việt Nam Hóa để giải kết, mà sau chiến thắng Mậu Thân chính quyền miền Nam biết trong sạch hóa cơ cấu lãnh đạo, biết đoàn kết toàn dân để dành lại chính nghĩa, biết củng cố thực lực để nắm lắy chủ động thì chưa chắc miền Nam đã rơi vào tay Cộng Sản vào mùa Xuân 1975 " (VNMLQHT: 974) Thế nhưng lý do "miền Nam đã rơi vào tay Cộng Sản vào mùa Xuân 1975 " Theo TLTMTBO đã ghi lại ở thể xác định ( và quá khứ đã chứng minh) điều mà TT Chu Ân Lai đã "tiên báo" rằng :

" Họ sẽ tấn công, chúng tôi sẽ không can thiệp, chúng tôi tin là họ sẽ tự giaỉ quyết lấy vấn đề với nhau " (They might fight. We will not interfere. We believe they will solve their problems by themselves). Còn phía Mỹ, đã không can thiệp khi " Bắc Việt có đưa quân thêm vào Nam " đúng như điều TS Kissinger đã "trao đổi" quan điểm với TT Chu Ân Lai :" Nếu miền Nam bị lật đổ sau khi Mỹ rút quân, chúng tôi sẽ không can thiệp" ( if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene ).( Đoạn văn này đã ghi trên VNTP 691)

Theo cuốn hồi ký của TS Kissinger, ông ta cũng đưa ra nhận xét về phản ứng của chính phủ VNCH trong việc thương nghị: " Láo xược là cái áo giáp của kẻ yếu ...Hồi tháng 9.1972 phái bộ Việt Nam đồng minh của chúng ta đã làm tôi uất ức bằng cái lối mà người Việt thường dùng để hành hạ đối thủ to con hơn... Giá như chúng tôi chấp thuận đề nghị của Thiệu thì nền ngoại giao phối hợp sẽ không còn nữa, và chắc là chúng tôi đã rơi vào tình trạng bị tố cáo là đã cho phép Thiệu được quyền phủ quyết tuyệt đối chính sách của Hoa Kỳ ." (HSMD ĐL:121 , trích hồi ký Kissinger) .

Trở về TLTMTBO số 35, ghi lại cuộc họp ngày thứ hai giữa TS Kissinger và Thủ Tướng Chu An Lai . Trước khi thảo luận về các vấn đề khác, Thủ Tướng Chu An Lai nhắc lại hai việc về tình hình Đông Dương:

PM Chou :"As for guarantees, we only express our political attitude toward the two points. We consider the Geneva Agreements a thing of the past. As for the other matters, it is best that you settle with the other party. We'll continue our support to them so long as agreement is not reach." Để cho rõ ràng, Trung quốc muốn nhấn mạnh đến hai vấn đề: Hiệp định Giơ-Neo Trung Quốc đã coi nó thuộc về quá khứ. Còn vấn đề khác , hay hơn cả là phía Mỹ nên giải quyết với các phe liên hệ. Trung quốc sẽ tiếp tục yểm trợ họ nếu như không đạt được thỏa hiệp.

Dr. Kissinger: " I understand and you understand our position. That is all we can do. ( Chou nods). I hope this will become a moot issue in a period of time, because it will be solved." Mỹ và Trung quốc đều hiểu vai trò của nhau. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm. Mỹ hy vọng vấn đề sẽ trở nên ổn thỏa trong thời gian tới, bởi vì vấn đề sẽ được giải quyết.

PM Chou: " Yes, because the Indochina question is indeed a crucial problem, both for Indochina people and for the world. Example, the American people have a very strong reaction, even stronger then ours to this issue. So if you are able to solve this question, of course, we will be happy. If not, we can only continue to give them support.” Đúng thế, bởi vì vấn đề Đông Dương là một vấn đề nghiêm trọng, cho cả nhân dân Đông Dương và nhân dân toàn thế giới . Nếu Mỹ giải quyết được vần đề này, dĩ nhiên Trung quốc sẽ rất là hài lòng. Bằng không, Trung quốc chỉ còn cách là tiếp tục yểm trợ ho).

Dr. Kissinger: " I understand your position. There's no misunderstanding. As I said in my opening remarks, we understand you are man of principle.(Chou nods)." Tôi hiểu vai trò của Thủ Tướng. Không có chuyện hiểu nhầm ở đây.,.. (Thủ Tướng Chu gật đầu)..

Tiếp tục phiên họp phần cuối của ngày thứ hai giữa TS Kissinger và TT Chu An Lai thảo luận chi tiết về cuộc thăm viếng của TT Nixon, hai phía bàn luận về ngày giờ thăm viếng, cách thức thông cáo báo chí, ngày thông báo ... Về thời gian thăm viếng Trung Hoa của TT Nixon, phía Trung quốc muốn TT Mỹ đến Trung Hoa sau chuyến thăm viếng Liên Xô của Mỹ. Nhưng phía Mỹ cho hay là lịch trình thăm Liên Xô đã sắp xếp trước rồi .

Sang ngày họp thứ ba ( ngày 11.7.1971, giữa TT Chu Ân Lai và TS Kissinger , địa điểm là tòa Đại Sảnh Nhân Dân ở Bắc Kinh) , đôi bên tiếp tục bàn về lịch trình thăm viếng của TT Nixon...Thí dụ Trung Quốc muốn thông báo ngay việc TT Nixon sẽ đến Bắc Kinh, nhưng phía Mỹ muốn chờ gần cuối tuần để báo chí sẽ có bài bình luận kịp ra vào ngày chủ nhật thời dư luận Mỹ sẽ chú ý nhiều hơn, sau đó chấm dứt ngày họp thứ ba, và TS Kissinger rời Bắc Kinh.

Tóm lược bản Hiệp Định Ba Lê 1973 Để qúi độc gỉa tiện đối chiếu và so sánh nội dung các điểm thảo luận giữa TS Kissinger và TT Chu An Lai(1971) về một giải pháp cho vấn đề Đông Dương, và bản Hiệp Định Ba Lê 1973 để quí đọc gỉa xét xem sự thể khác biệt nhiều hay ít. người viết xin tóm gọn lại một số điểm của bản Hiệp Định Ba Lê 1973.

Sau đây là tóm lược một số điều của bản Hiệp Định Ba Lê 1973:

Điều 2- Một cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 27.1.1973 . Cùng ngày nói trên , Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước VNDCCH bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu đến, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi. Hoa kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá hủy tất cả những miền ở vùng biển, các cảng, các sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 3 - Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của VNCH sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân ...

Điều 4- Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

 Điều 5 - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài ...

Điều 6 - Việc hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài .....sẽ hoàn thành trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp định này.

Điều 7 - Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ ở điều 9 c) và điều 14 của Hiệp định này, hai bên miền Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh ...

Điều 9 - Mỹ và chính phủ VNCH phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, quyền tự lựa chọn tương lai chính trị phải qua cuộc bầu cử ... Nước ngoài không được xen vào chuyện nội bộ của nhân dân miền Nam Việt Nam .( The Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam undertake to respect the following principles for the exercise of the South Vietnamese people's right to self-determination:

(a)- The South Vietnamese people's right to self-determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries.

(b)- The South Vietnamese people shall decide themselves the political future of South Viet-Nam through genuinely free and democratic general elections under international supervision.

(c)- Foreign countries shall not impose any political tendency or personality on the South Vietnamese people.) Đó là các điểm căn bản của bản Hiệp Định Ba Lê 1973 để qúi độc gỉa tiện lợi so sánh như đã viết . (Còn tiếp )