Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Tài Liệu Mật John F. Kennedy và cuộc đảo chính Ông Diệm

John F. Kennedy và cuộc đảo chính Ông Diệm PDF Print E-mail
Tác Giả: John Prados   
Thứ Hai, 17 Tháng 11 Năm 2008 06:36

Gửi : Ngày 5-11-2003

 Để biết thêm thông tin:
John Prados 301/565-0564

CUỘN BĂNG CỦA JFK TRÌNH BÀY CHI TIẾT ÂM MƯU CUỘC ĐẢO CHÍNH CẤP CAO Ở VIỆT NAM VÀO NĂM 1963;

CÁC TÀI LIỆU CHO THẤY KHÔNG CÓ Ý NGHĨ MƯU SÁT ÔNG DIỆM;

TÁC ĐỘNG CỦA HOA KỲ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ QUÁ CAO TRÊN CÁC TƯỚNG LĨNH Ở SÀI GÒN

 Washington D.C., Ngày 5-11-2003 Một cuộn băng của Tổng Thống Kennedy và các cố vấn của ông tại toà Bạch Ốc, được công bố tuần nầy trong một bộ sưu tập gồm một quyển sách mới và đĩa CD và được trích dẫn trên mạng, xác định rằng các viên chức tối cao của Hoa Kỳ theo duổi cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 chống lại vị lãnh đạo miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là Ngô Đình Diệm mà không xem xét rõ những hậu quả thể chất đối với cá nhân Ông Diệm (ông bị mưu sát ngày hôm sau). Cuộc họp được thu băng và các tài liệu có liên hệ cho thấy các viên chức Hoa Kỳ, kể cả JFK đánh giá quá cao khả năng của họ khống chế được cách tướng lĩnh miền Nam Việt Nam là những người thực hiện cuộc đảo chính tuần nầy cách đây 40 năm.

Cuộn băng của Kennedy ngày 29-10-1963 nắm giữ được cuộc họp cao cấp nhất ở toà Bạch Ốc ngay trước cuộc đảo chính, kể cả việc em của Tổng Thống bày tỏ những ngờ vực về chính sách hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính: “Tôi muốn nói, cuộc đảo chính nầy khác với cuộc đảo chính ở Irắc hay quốc gia Nam Mỹ; chúng tôi hết sức quyết tâm trong việc . . .” Ông John Prados,  một nhân vật kỳ cựu trong cơ quan lưu trữ quốc gia cung cấp một bảng ghi đầy đủ về cuộc họp nầy cùng với với phần ghi âm trên đĩa CD, trong ấn phẩm của ông gồm quyển sách mới và đĩa CD. Những cuốn băng của toà Bạch Ốc: Việc nghe lén Tổng Thống (New York: The New Press, 2003, 331 pp. + 8 CDs, ISBN 1-56584-852-7), vừa công bố tuần nầy và những hồ sơ nghe tiêu biểu từ tám vị Tổng Thống, từ Roosevelt to Reagan.

Đánh dấu kỷ niệm 40 năm cuộc đảo chính ông Diệm, một bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh Việt Nam, Tiến Sĩ Prados cũng biên soạn và chú giải cho trang Web việc chọn những tài liệu được tiết lộ vừa qua bắt nguồn từ việc phát hành cho phim tài liệu sắp tới, chính sách của Hoa Kỳ trong chiến tranh ở Việt Nam, do cơ quan lưu trữ an ninh quốc gia và việc nghiên cứu và truy tìm thông tin chuyên nghiệp công bố vào mùa Xuân năm 2004. Cùng với cuộn băng của Kennedy từ ngày 29-10-1963, các tài liệu cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không chỉ thảo luận là có nên ủng hộ cho cho chính quyền hậu vị hay không mà còn là việc sắp xếp các lực lượng chuyên nghiệp và chống đảo chính, Hoa Kỳ có những hành động góp phần vào một cuộc đảo chính và hoãn lại cuộc đảo chính nếu các viễn ảnh của nó không tốt đẹp.

Tiến Sĩ Prados nói, “Hậu thuẫn cho cuộc đảo chánh ông Diệm khiến cho Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về kết quả ở Miền Nam Việt Nam y như cách mà Bobby Kennedy sợ ngày 29-10”.

“Mỉa mai thay, dù cuộc hội đàm tiếp tục, ông và những người hoài nghi khác loại bỏ những cân nhắc lớn lao hơn và chỉ tập trung  vào việc cuộc đảo chính có thành công hay không – mọi chuyện khác không quan trọng.”

Việc gửi tài liệu hôm nay cũng bao gồm bảng ghi cuộc điện thoại cuối cùng của Ông Diệm cho Đại sứ Hoa Kỳ là Ông Henry Cabot Lodge, tìm hiểu “Đâu là thái độ của Hoa Kỳ” đối với cuộc đảo chính đang xúc tiến lúc bấy giờ; Lodge giả vờ là ông không “nắm rõ vào thời điểm nầy nên chưa thể cho Ông Diệm biết được.”

JFK và cuộc đảo chính Ông Diệm

Tác giả : John Prados

Vào năm 1963, bị dính líu nửa chừng trong các cuộc chiến ở Việt Nam, các nhà làm chính sách của chính quyền Kennedy cảm thấy bị sập bẫy trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Miền Nam Việt Nam, một phần của chính quyền cũ trước đây mà Hoa Kỳ hậu thuẫn, đang trong những cơn hoằn quại của một cuộc nội chiến giữa chính quyền chống Cộng được Hoa Kỳ ủng hộ và nhóm du kích cộng sản được Bắc Việt hậu thuẫn. Các lực lượng của chính quyền dường như không thể xử lý cách đối phó với Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam khi biết hoạt động của Cộng Sản. Quân đội và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tranh cãi diễn biến trong cuộc chiến nầy. Trong khi phủ nhận quan sát của các phóng viên cho rằng Hoa Kỳ đang sa lầy ở Việt Nam, chính quyền Kennedy biết rõ những vấn đề trong cuộc chiến và tìm đủ mọi biện pháp để củng cố nỗ lực của Miền Nam Việt Nam.

Một vấn đề lớn là ở Sài Gòn, thủ đô Miền Nam Việt Nam với bản thân chính quyền là người Miền Nam Việt Nam. Tham nhũng hoành hành, các âm mưu chính trị, tranh chấp nội bộ thường xuyên, những người Miền Nam Việt Nam thường khi ngớ ngẫn. Với người Mỹ, quan tâm của họ là chiến đấu với nhóm du kích Mặt trận giải phóng quốc gia, người Miền Nam Việt Nam hứa hợp tác nhưng thường khi không được bao nhiêu. Có những khó khăn khác bén rễ theo cách chính quyền Miền Nam Việt Nam tạo ra từ ban đầu và cách Hoa Kỳ giúp tổ chức quân đội Miền Nam Việt Nam vào thập niên 1950, nhưng những yếu tố nầy không trực tiếp liên quan đến các sự kiện năm 1963. (Chú thích 1)

Chính quyền Sài Gòn do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, là một nhà cai trị chuyên quyền, gia đình trị, là người đánh giá quyền lực hơn thân nhân với nhân dân Việt Nam hoặc tiếp diễn trong việc chiến đấu với cộng sản. Khởi điểm Diệm lên nắm quyền bằng phương tiện hợp pháp, chỉ định Thủ Tướng chính phủ đã có từ năm 1954, và lúc bấy giờ ông củng cố quyền lực thông qua một loạt những cuộc đảo chính quân sự, gần như là những cuộc đảo chính, tổ chức lại chính phủ, một cuộc trưng cầu dân ý về quyền lãnh đạo của ông, và sau cùng là vài cuộc bầu cử Tổng Thống có tổ chức. Diệm gọi Miền Nam Việt Nam là một nước cộng hoà và giữ chức vụ tổng thống, nhưng ông bác bỏ các đảng phái chính trị khác với đảng của ông và không cho phép một sự đối lập hợp pháp. Từ năm 1954 trở đi người Mỹ hối thúc ông Diệm cải tổ chính trị, ông  hứa nhiều lần sẽ cải cách nhưng không bao giờ cải cách bất cứ điều gì.

Cung cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền của Diệm vẫn tồn tại trong lòng người Miền Nam Việt Nam khiến họ ngày càng mất đi lòng ngưỡng mộ dối với vị lãnh đạo Sài Gòn nầy. Một cuộc đảo chính quân sự quan trọng chống ông Diệm đã diễn ra vào tháng 11-1960, mà ông sống sót nhờ các sư đoàn trong khả năng lãnh đạo quân sự. Diệm lợi dụng những tình thế nầy để kích các phe phái kình chống nhau và như thế đảm bảo được sự tồn tại chính trị của ông. Tháng 2-1962 những viên phi công bất bình đã ném bom dinh tổng thống với hi vọng giết được Diệm và thúc đẩy một khả năng lãnh đạo mới, nhưng sự việc không thành công lắm, vì lúc bấy giờ Diệm đang ở một khu vực khác với  khu vực của dinh khi bị tấn công. Diệm cải bổ các sĩ quan quân sự để cải thiện an ninh nhưng một lần nữa lại xao nhãng công cuộc cải tổ chính trị. (Chú thích 2)

Chính quyền Kennedy giữa năm 1961 và 1963 liên tục gia tăng mức độ hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn, tài trợ cho sự phát triển cho các lực lượng vũ trang người Việt. Quân sự Hoa Kỳ, và cơ quan tình báo quân sự Quân sự Hoa Kỳ, tập trung vào việc cải thiện tỉ lệ sức mạnh quân đội giữa chính quyền và du kích phát sinh do các cuộc gia tăng lực lượng và lập luận rằng cuộc chiến thành công. Các nhà ngoại giao và các viên chức viện trợ càng bi quan hơn. Cơ quan tình báo trung ương, ra lệnh thực hiện một cuộc đánh giá về tình báo vào mùa Xuân năm 1963, thừa nhận quan điểm của họ bị quân sự khống chế và đưa ra một ước đoán về tình báo quốc gia xem nhẹ các nhược điểm chính trị của Diệm. Tổng Thống Kennedy nghe những lời cảnh báo của các viên chức Bộ Ngoại Giao và một bức tranh lạc quan của quân sự, và cảm thấy an tâm theo ước đoán của Cơ quan tình báo trung ương. (Chú thích 3)

Các cảm nghĩ của Toà Bạch Ốc bắt đầu tan tác vào ngày 8-5, khi các lực lượng an ninh Miền Nam Việt Nam hành động theo lệnh của một trong các anh em của Ngô Đình Diệm, bắn vào một đám đông những người Phật tử đang diễn hành mừng sinh nhật của Đức Phật lần thứ 2.527. Lý do cho việc bùng nổ của cuộc diễn hành không nghiêm trọng cho bằng các Phật tử lờ đi một  sắc lệnh của chính quyền là chống lại bất kỳ lá cờ nào ngoài lá cờ của chính phủ Miền Nam Việt Nam. Một người anh khác của Ông Diệm, Đức Tổng Giám Mục Công Giáo cũng tại vùng nầy của Miền Nam Việt Nam treo cờ tung bay mà không bị xử phạt chỉ vài tuần trước khi mừng lễ tấn phong của Ông trong Giáo Hội; Có lẽ các Phật tử đã được khích lệ bởi hành động đó khi nghĩ rằng những hành động của họ cũng được phép. Cuộc đàn áp đám diễn hành của Phật tử ở cố đô Huế đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị, “Cuộc khủng hoảng phật tử” châm ngòi nổ Sài Gòn xuyên suốt mùa Hè và mùa Thu năm 1963. (Chú thích 4)

Hai anh em Ông Diệm thắt chặc ở Huế, thậm chí việc đàn áp không phải là vấn đề chính của nhà lãnh đạo Sài Gòn. Em Ông Diệm là Ngô Đình Nhu ngồi ở dinh Tổng Thống như một nhà cố vấn tư, người điều hành, sứ giả và là người giựt dây chính quyền Sài Gòn. Thậm chí hơn cả bản thân Ông Diệm, Ông Nhu được mọi người ở Miền Nam Việt Nam coi là người áp chế, điều khiển đảng phái chính trị của Ông Diệm, một số cơ quan tình báo của ông, và các lực lượng đặc biệt được gầy dựng dưới các chương trình do Hoa Kỳ hỗ trợ. Ông Nhu có một cái nhìn rất tiêu cực về những rối ren của Phật tử. Phản ứng của Tổng Thống Diệm trước cơn khủng hoảng của Phật tử, có lần ông đã vượt quá việc phủ nhận bất cứ việc gì xảy ra, là cam kết cải tổ chính trị và tôn giáo và các cuộc thương thảo về môi trường hành đạo đối với các phật tử được thực hiện ở Sài Gòn. Tuy nhiên, Ông Nhu khuyến khích nhà lãnh đạo Miền Nam Việt Nam từ bỏ thoả thuận nầy và một lần nữa, Ông Diệm không ban hành bất kỳ một sự nhân nhượng đã thoả thuận nào.

Các cuộc biểu tình tôn giáo của Phật tử xuất hiện ở Sài Gòn vào cuối tháng 5 và không bao lâu hầu như trở thành những sự kiện xảy ra hàng ngày. Ngày 11-6 các cuộc phản kháng đã lên tới một mức độ căng thẳng mới sau khi một chư tăng công khai tự vẫn tại một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn như là đỉnh điểm của một cuộc biểu tình. Các bức hình chụp cảnh tượng nầy làm cho thế giới hốt hoảng, và khíến cho những rắc rối của Phật tử trở thành một vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ đối với Tổng Thống Kennedy, người đang đối mặt với một vấn đề cam go trong việc tiếp tục viện trợ về kinh tế và quân sự cho một chính quyền rõ ràng đang vi phạm nhân quyền và nhân dân của mình. Cơ quan tình báo trung ương đưa ra thêm một phần của việc ước đoán tình báo quốc gia trước đây xem lại việc đánh giá các viễn ảnh chính trị của ông Diệm, và bộ phận tình báo của bộ Ngoại Giao lưu hành một bản báo cáo dự đoán tình thế rối rắm chính ở Sài Gòn. (Chú thích 5)

Tình thế nguy kịch của Tổng Thống Diệm khiến ông phái ban hành thiết quân luật vào tháng 8-1963 và ngày 21-8 Ngô Đình Diệm sử dụng quyền hạn thiết quân luật để thực hiện những cuộc bố ráp quy mô vào những ngôi Chùa lớn nhất của nhóm Phật tử phía sau các cuộc chống đối. Ông Nhu điều hành các cuộc bố ráp theo cách đề nghị những vị chỉ huy quân sự Miền Nam Việt Nam ở phía sau hậu thuẫn và sử dụng quân đội do Hoa Kỳ viện trợ thông qua Cơ quan tình báo trung ương để thực hiện những cuộc bố ráp nầy. Chỉ trong vài ngày bố ráp, các sĩ quan quân sự Miền Nam Việt Nam tiếp cận với người Mỹ để tìm hiểu phản ứng của Hoa Kỳ như thế nào đối với một cuộc đảo chính quân sự ở Sài Gòn. (Chú thích 6)

Tình huống nầy hình thành nên bối cảnh của việc chọn lựa những tài liệu bao gồm trong quyển chỉ thị nầy. Những tài liệu nầy sắp xếp các cuộc hợp và những chỉ thị quan trọng trong đó Tổng Thống Kennedy trực tiếp xem xét một cuộc đảo chính ở Sài Gòn. Có hai khoảng thời gian chính trong đó các cuộc bàn cải diễn ra, tháng 8 và tháng 10-1963. Chuỗi hành động đầu tiên diễn ra nhanh vào các cuộc bố ráp Chùa, chuỗi thứ hai xảy ra khi các tướng lĩnh Miền Nam Việt Nam khởi động một phạm vi mới chuẩn bị cho cuộc đảo chính. Các tài liệu ở đây bao gồm chủ yếu là băng ghi âm các cuộc họp hoặc các chỉ thị điện tín then chốt hay các bảng báo cáo phù hợp với cuộc đảo chính, cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 1-11-1963. (Chú thích 7)

Có hai thời kỳ chính mà người Mỹ liên can dến các biến cố chính trị của Việt Nam căng thẳng nhất dù  Hoa Kỳ gắn bó với Việt Nam xuyên suốt. Phần lớn, chúng ta có những tài liệu chọn lọc phản ảnh hành động cấp cao qua các cuộc họp của chính quyền Hoa Kỳ với Tổng Thống Kennedy và các tuỳ viên của ông. Việc chọn lựa tài liệu của chúng tôi phản ảnh những chuỗi sự kiện căng thẳng nầy, nhưng chúng được trích ra từ một bộ tài liệu lớn hơn nhiều trong  Chính sách Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam thuộc cơ quan lưu trữ an ninh quốc gia, Phần I: 1954-1968. Thời kỳ của hoạt động căng thẳng đầu tiên nầy xảy ra vào tháng 8-1963, khi các sĩ quan quân sự Miền Nam Việt Nam đầu tiên dự định nắm giữ hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho cuộc đảo chính của họ chống lại Ngô Đình Diệm. Thời kỳ nầy bao gồm một sự kiện trở nên rất nổi tiếng trong giới chính phủ Hoa Kỳ, trong đó một viên chức của Bộ Ngoại Giao là ông Roger Hilsman bắt một đường dây điện tín cho các tướng lãnh Miền Nam Việt Nam ngọn đèn xanh cho cuộc đảo chính chống ông Diệm (Tài liệu 2).

Nhiều hoạt động kế tiếp của Hoa Kỳ xoay quanh dường như làm cho chính sách nầy bị bãi bỏ mà không thay đổi nó. Cao điểm thứ hai xuất hiện vào tháng 10-1963 là khi thực hiện những chuẩn bị cuối cùng  để thực hiện cuộc đảo chính.

Theo sau cuộc đảo chính ông Diệm và việc ám sát nhà lãnh đạo Sài Gòn cùng với em ông ta, nhiều quan sát viên đã vật lộn với câu hỏi Tổng Thống Kennedy liên quan đến các cuộc mưu sát. Năm 1975 các chương trình ám sát của Cơ quan tình báo trung ương điều tra thuộc uỷ ban giáo hội điều tra cuộc đảo chính ông Diệm như là một trong những vụ án. (Chú thích 8) Những người trung thành với Kennedy và những người tham gia chính quyền cho rằng Tổng Thống không có liên quan gì đến các cuộc mưu sát, trong khi có một số người quy kết Kennedy, trong thực tế, âm mưu giết ông Diệm. Khi cuộc đảo chính bắt đầu, các tướng lĩnh Miền Nam Việt Nam canh phòng an ninh kể cả việc báo trước cho sứ quán Hoa Kỳ chỉ có 4 phút, rồi cắt dịch vụ điện thoại với nhóm cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Tin tức của Hoa Thịnh Đốn phần nào là kết quả, và tiếp tục xuyên suốt đến ngày 2-11, ngày ông Diệm mất. Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng là ông Robert McNamara tường thuật lại Kennedy đang họp với các cố vấn cấp cao về Việt Nam vào sáng ngày 2-11 (xem tài liệu 25) thì vị sĩ quan tuỳ phái của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia là ông Michael V. Forrestal bước vào phòng nội các với điện tín (tài liệu 24 cũng đưa ra thông tin nầy) báo cáo cái chết. (Chú thích 9) Cả ông McNamara và sử gia Arthur M. Schlesinger, Jr., một thành viên tham gia với tư cách là sử gia của Toà Bạch Ốc ghi nhận rằng Tổng Thống Kennedy tái mặt trước tin nầy và bàng hoàng trước việc mưu sát ông Diệm. (Chú thích 10) Sử gia Howard Jones lưu ý rằng Giám Đốc Cơ quan tình báo trung ương là ông John McCone và các thuộc cấp của ông đều kinh ngạc khi thấy Kennedy bàng bàng trước những cái chết căn cứ vào các cuộc đảo chính không dự đoán trước được. (Chú thích 11)

Hồ sơ các cuộc họp an ninh quốc gia của Kennedy ở đây và trong sưu tập lớn hơn của chúng tôi, cho thấy không có cuộc hội đàm nào của Kennedy về một cuộc đảo chính ở Sài Gòn mô tả việc xem xét sự kiện có thể xảy ra về mặt thể lý cho Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Hồ sơ ghi âm cuộc họp ngày 29-10 mà chúng tôi nêu lên dưới đây cũng cho thấy không có cuộc thảo luận nào về vấn đề nầy. Cuộc họp đó, cuộc họp cuối cùng được tổ chức tại Toà Bạch Ốc xem xét một cuộc đảo chính trước khi nó xảy ra thật sự, là thời điểm then chốt cho một cuộc hội đàm. Kết luận của Giáo Hội đồng ý rằng Hoa Thịnh Đốn không quan tâm đến việc giết ông Diệm. (Chú thích 12). Như vậy tác dụng của bằng chứng hỗ trợ quan điểm cho rằng Tổng Thống Kennedy không âm mưu trong cái chết của ông Diệm. Tuy nhiên, cũng có một bản ghi cực kỳ lạ về cuộc điện đàm cuối cùng của ông Diệm với đại sứ Lodge vào buổi trưa cuộc đảo chính (Tài liệu 23), chuyển tải một cảm giác rõ nét là ông Diệm bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Cho dù sự kiện nầy có thể hiện việc góp sức của Lodge, hay đó có phải là ý của Kennedy hay không thì chứng cứ hiện có hôm nay không thể hiện rõ.

Vụ cáo buộc thứ hai có liên quan đến những phủ nhận của chính quyền Kennedy là chính quyền không liên can gì đến bản thân cuộc đảo chính. Hồ sơ phim tài liệu nầy đầy dẫy chứng cứ cho thấy Tổng Thống Kennedy và các cố vấn của ông, cả cá nhân lẫn tập thể, có một vai trò to tát trong toàn bộ cuộc đảo chính, qua việc hậu thuẫn ban đầu cho các sĩ quan quân sự Sài Gòn mơ hồ trước phản ứng của Hoa Kỳ ra sao, bằng cách cắt viện trợ cá nhân Ông Diệm, và công khai thúc ép chính quyền Sài Gòn theo cách làm cho Miền Nam Việt Nam thấy rõ rằng Ông Diệm bị cô lập khỏi đồng minh Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong nhiều cuộc họp (Tài liệu 7, 19, 22) Kennedy có những chỉ thị của Cơ quan tình báo trung ương và hướng dẫn các cuộc hội đàm căn cứ trên sự quân bình ước đoán giữa các lực lượng ủng hộ và chống cuộc đảo chính ở Sài gòn rằng chắc chắn Hoa Kỳ hết sức quan tâm đến kết quả cuộc đảo chính lật đổ Ông Diệm. Cơ quan tình báo trung ương cũng cung cấp số tiền hỗ trợ khẩn là 42.000 đô cho những người âm mưu buổi sáng hôm đảo chính, do Lucien Conein là người thực hiện, một hành động  được báo trước trong trù tính của chính quyền (Tài liệu 17).

Hiệu quả sau cùng của việc Hoa Kỳ tham gia vào việc lật đổ Ngô Đình Diệm là đưa Hoa Thịnh Đốn tới Sài Gòn thận chí sâu hơn. Góp phần vào cuộc đảo chính Hoa Kỳ có nhiều trách nhiệm hơn đối với chính quyền Miền Nam Việt Nam đi theo Ông Diệm. Những hội đồng tư vấn quân sự bất lực trong việc theo đuổi chiến tranh Việt Nam và rồi yêu cầu những mức độ dính dáng lớn lao hơn liên tục về phía Hoa Kỳ. Nhược điểm của chính quyền Sài Gòn như thế sẽ trở thành một yếu tố trong việc leo thang chiến tranh ở Việt Nam của Hoa Kỳ, đưa đến cuộc chiến quan trọng mà chính quyền Lyndon B. Johnson khai mở vào năm 1965.

 

Các tài liệu

Tài liệu 1

Chỉ thị của Giám Đốc tình báo trung ương, ngày 9-7-1963

Nguồn tài liệu: Thư viện John F. Kennedy : John F. Kennedy Papers (Hereafter JFKL: JFKP): Hồ sơ an ninh quốc gia: Country File, box 51, folder: Cuba: Subjects, Tài liệu tình báo.

Tài liệu nầy cho thấy Giám Đốc tình báo trung ương, ông John A. McCone báo cáo Tổng thống Kennedy trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi một tướng lĩnh Miền Nam Việt Nam lần đầu tiên tiếp xúc viên sĩ quan tình báo trung ương, ông Lucien Conein. Lúc bấy giờ nhiều âm mưu khác nhau được tiên lượng, ít nhất một trong những âm mưu nầy có thể chủ động vào ngày hôm sau. (âm mưu của ông Tuyến bị loại bỏ, Trần Kim Tuyến bị đưa ra khỏi quốc gia làm đại sứ ở Ai Cập). Ở đây cơ quan tình báo trung ương cũng nhận thức được ý nghĩa chính trị của vấn đề Phật tử ở Miền Nam Việt Nam.

Tài liệu 2

Điện tín 243 Chính phủ - Sài Gòn, ngày 24-8-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: Hồ sơ an ninh quốc gia: Các cuộc họp và các bảng ghi nhớ , box 316, folder: Các cuộc họp ở Việt Nam 8/24/63-8/31/63

Đây là “điện tín Hilsman” nổi tiếng do phụ tá bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Vụ Viễn đông Ông Roger A. Hilsman phác thảo phúc đáp mối liên hệ thường xuyên giữa tướng Đôn và Conein ngày 23-8. Chính phủ Hoa Kỳ xác định hành động  được hậu thuẫn chung để cất chức Ngô Đình Nhu và nếu việc ra đi của Ông Diệm là cần thiết để đạt được mục tiêu đó, vậy cũng được. Việc hình thành vị trí đó mạnh mẽ hơn của Hilsman trong điện tín nầy được phác thảo trong khi Tổng Thống Kennedy, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Dean Rusk, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Robert S. McNamara, và Giám đốc cơ quan tình báo trung ương McCone ra khỏi thành phố. Dù điện tín có những sự trùng hợp riêng do những người đại diện hay nhân viên, những người đứng đầu bị thay đổi bởi các viên chức là những người chống đối chính sách ủng hộ đảo chính của Hilsman. Chính phủ Hoa kỳ đảm nhận phần lớn những việc còn lại của tháng 8-1963 cố gắng lấy lại việc ủng hộ đảo chính thể hiện trong bức điện tín nầy trong khi, từ mối quan tâm đối với hình ảnh Hoa Kỳ với các tướng lĩnh Miền Nam Việt Nam, dường như không làm như thế.

Tài liệu 3

Bản ghi nhớ của cuộc hội đàm, “Việt Nam,” ngày 26-8-1963, Buổi trưa

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers, Country Series, box 4, folder: Việt Nam: Các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc 8/26/63-8/29/63, State Memcons

Hồ sơ đầu tiên của loạt hồ sơ các cuộc họp trong đó Tổng Thống John F. Kennedy và viên trung uý của ông xem xét những dính líu trong cuộc đảo chính và những khó khăn cứu vãn một cuộc đảo chính thành công.

Tài liệu 4

Bản ghi nhớ dành cho Tổng Thống, ngày 27-8-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: John Newman Papers, Notebook, Ngày 24-31, 1963.

Nhân viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ông Michael V. Forrestal gửi một bản ghi nhớ cho Tổng Thống Kennedy khuyến cáo về điều mà ông có thể mong muốn biết tại cuộc họp về chính sách ở Việt Nam, đưa vào chương trình trưa hôm đó.

Tài liệu 5

Bản ghi nhớ của cuộc hội đàm, “Việt Nam,” ngày 27-8-1963, 4 giờ chiều

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers, Country Series, box 4, folder: Việt Nam: Các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc 8/26/63-8/29/63, State Memcons

Tổng Thống Kennedy tiếp tục xem xét một chính sách ủng hộ một cuộc đảo chính tại Sài Gòn, thời gian nầy cùng với sự tham gia của vị đại sứ tới Sài Gòn vừa mới trở về, ông Frederick C. Nolting. Vị đại sứ trước đây chống đối bất kỳ cuộc đảo chính nào ở Sài Gòn nhưng thành thật nhìn nhận rằng những viễn ảnh cho một cuộc đảo chính tuỳ thuộc vào thái độ của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Rusk lập luận rằng các đề nghị của Nolting  là không thoả đáng. Kennedy ra lệnh cho phụ tá bộ trưởng là ông Hilsman chuẩn bị một cuộc nghiên cứu về những lựa chọn bất ngờ. Đây là hồ sơ của bộ Ngoại giao về cuộc họp.

Tài liệu 6

Bản ghi nhớ về cuộc họp với Tổng Thống, ngày 27-8-1963, 4 giờ chiều

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File, Meetings & Memoranda series, box 316, folder: Các cuộc họp về Việt Nam 8/24/63-8/31/63

Một hồ sơ khác về cùng cuộc họp chính sách Việt Nam, một do nhân viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia biên soạn, báo cáo đầy đủ hơn về những bình luận của ông William Colby thuộc cơ quan tình báo trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao ông McNamara, Roger Hilsman, McGeorge Bundy và các nhân vật khác.

 Tài liệu 7

Bản ghi nhớ của cuộc hội đàm, “Việt Nam,” ngày 28-8-1963, buổi trưa

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers, Country Series, box 4, folder: Việt Nam: Các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc 8/26/63-8/29/63, State Department Memcons

Hồ sơ cuộc họp của Bộ Ngoại Giao về chính sách Việt Nam lưu ý sự chống đối tiếp tục của vị đại sứ trước đây là ông Nolting, những can thiệp của Tổng Trưởng Tư Pháp Robert F. Kennedy, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao, ông W. Averell Harriman, bộ trưởng Tài Chính, ông C. Douglas Dillon, và các nhân vật khác. Có cuộc thảo luận về tình trạng các lực lượng đảo chính cũng như các biện pháp quân sự của Hoa Kỳ. Cuộc họp kết thúc bằng sự thông cảm, Toà Bạch Ốc sẽ tái lập một hội đồng làm chính sách cùng với “Uỷ Ban Hành Pháp” được tạo ra trong cuộc khủng hoảng tên lửa của Cuba và điều nầy sẽ đáp ứng được mỗi ngày. (Một người khác, nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, hồ sơ của cuộc họp nầy với những chi tiết thêm vào có sẵn trong Các quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ 1961-1963 v.4, pp. 1-9, ed. John P. Glennon, Washington: văn phòng in ấn của chính phủ, 1991.) Tầm quan trọng của vấn đề Việt Nam nổi bật hơn qua sự kiện Tổng Thống Kennedy dành thời giờ tổ chức hai trong số các phiên họp về chính sách vào cùng ngày khi cuộc diễn hành ồ ạt ở Hoa Thịnh Đốn do những người Mỹ gốc Phi châu và những người khác đòi quyền công dân.

Tài liệu 8

Cơ quan tình báo trung ương. Bản ghi nhớ của tình báo hiện hành (OCI 2703/63),”Việc sắp xếp các nhân vật ở Miền Nam Việt Nam,” ngày 28-8-1963

Nguồn tài liệu: JFKP: National Security File: Country File, box 201, folder: Vietnam: General, CIA Reports 11/3/63-11/5/63 [Một tài liệu tháng 8 được xếp với các tài liệu tháng 11]

Trang nhất của bản ghi nhớ của cơ quan tình báo gồm các chú thích của ông McGeorge Bundy về những cảm nghĩ của ông đối với cuộc thảo luận tại cuộc họp ở Toà Bạch Ốc trưa hôm đó. Bản thân bản ghi nhớ là một bảng tóm tắt hữu ích trên nhiều người Miền Nam Việt Nam khác nhau có liên quan đến các âm mưu đảo chính  và chống đảo chính.

Tài liệu 9

Bản ghi nhớ của cuộc hội đàm, “Việt Nam,” ngày 28-8-1963, 6 giờ chiều

Nguồn tài liệu: JFKL: John Newman Papers, Notebook, Tháng 8-1963

Trong một cuộc họp vắn tắt tiếp theo cuộc gặp gỡ của Tổng Thống Kennedy với những nhà lãnh đạo về dân quyền hướng dẫn cuộc diễn hành tại Hoa Thịnh Đốn (xem việc ghi âm cuộc họp đó và bản ghi của nó có sẵn trong ấn bản của John Prados. Các cuộn băng của Toà Bạch Ốc: Việc nghe lén Tổng Thống. Nữu Ước: The New Press, 2003, pp. 69-92 và đĩa 2), Tổng Thống công bố rằng một loạt những thông diệp cá nhân của ông gửi cho các viên chức Hoa Kỳ ở Sài Gòn sẽ được phác thảo để gợi lên quan điểm của họ về một cuộc đảo chính và bức điện tín tổng quát sẽ cung cấp những chỉ thị rõ rệt.

Tài liệu 10

Bản ghi nhớ về cuộc họp với Tổng Thống, ngày 29-8-1963, 12 giờ trưa

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Meetings & Memoranda series, box 316, folder: Các cuộc họp về Việt Nam, 8/24/63-8/31/63

Việc điểm lại những vấn đề mới nhất trong việc âm mưu đảo chính ở Miền Nam Việt Nam, nơi mà Tổng Thống Kennedy chuốc lấy những bất đồng với hướng hành động như sau. Bộ trưởng McNamara đề nghị Hoa Kỳ tách họ ra khỏi kế họach đảo chính của quân sự Miền Nam Việt Nam, với hậu thuẫn của một số các viên chức khác, nhất là Đại sứ Nolting. Dù vậy, tất cả đều đồng ý rằng Ông Diệm sẽ loại Ông Nhu. Tổng Thống được biết là viên chức Hoa Kỳ, Ông Rufus D. Phillips, một cựu sĩ quan của cơ quan tình báo trung ương được lệnh báo cho các tướng lĩnh Miền Nam Việt Nam rằng đại sứ Henry Cabot Lodge đứng phía sau các cuộc gặp gỡ mà các sĩ quan của cơ quan tình báo trung ương đã có với họ. Kennedy ban hành các chỉ thị, rồi chia tay dành cho một cuộc họp nhỏ hơn tại văn phòng Bầu Dục.

Tài liệu 11

Bản ghi nhớ của cuộc hội đàm, “Việt Nam,” ngày 29-8-1963, 12 giờ trưa

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers: Country Series, box 4, folder: Vietnam: Các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc 8/26/63-8/29/63, State Department Memcons

Tổng Thống Kennedy thăm dò khả năng “tiếp cận với Ông Diệm” về các việc cải cách và loại bỏ Ông Nhu. Dù vậy, bộ trưởng Rusk báo cáo rằng cả đại sứ Hoa Kỳ, Henry Cabot Lodge, và nguời lãnh đạo nhóm cố vấn quân sự, tướng Paul D. Harkins, được ghi nhận đều đồng ý rằng cuộc chiến tranh nầy không thể thắng khi Ông Diệm và Ông Nhu kết hợp đứng ở cương vị chỉ huy chính quyền Sài Gòn. Đây là cách giải thích khác của cuộc họp được mô tả trong tài liệu 10.

Tài liệu 12

State-Saigon Cable 272, ngày 29-8-1963

Nguồn tài liệu: Lyndon B. Johnson Library: Lyndon B. Johnson Papers: National Security File: Country File Vietnam Addendum, box 263 (temporary), folder: Hilsman, Roger (Diem)

Đây là những chỉ thị được Tổng Thống Kennedy chấp nhận tại các các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc vào ngày hôm đó. Những chỉ thị nầy được nêu lên một cách thận trọng để liên kết với Hoa Kỳ kèm theo là những biện pháp nhằm loại Ngô Đình Nhu ra khỏi chính quyển Miền Nam Việt Nam., các lưu ý là “bước tiếp cận cuối cùng với Ông Diệm vẫn chưa được quyết định,” và Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào dự án đảo chính chung dù họ ủng hộ một cuộc đảo chính “có cơ may thành công”

Tài liệu 13

Nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia – Bản thảo của Bộ Ngoại Giao, Michael Forrestal and Roger Hilsman, “Bản phác thảo đề nghị của bức thư Tổng Thống được điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn I của Kế hoạch,” ngày 12-9-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers, Country File, box 4, folder: Vietnam, ngày 11-20 tháng 9, 1963 (2)

Chỉ thị của Tổng Thống Kennedy vào cuối tháng Tám cho phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao phụ trách vụ Viễn Đông là ông Roger Hilsman đưa đến kế hoạch 2 giai đoạn để tạo áp lực với Ông Diệm về các vấn đề cải tổ, và không cần đến em của Ông là ông Nhu. Hilsman chuẩn bị một kế hoạch như thế, bao gồm việc di tản người Mỹ và kết thúc phần nào viện trợ cho quân sự Miền Nam Việt Nam. Kế hoạch nầy nằm ở trung tâm các cuộc thảo luận của Hoa Kỳ xuyên suốt tháng Chín, nhưng nửa đường Kennedy đã bí mật chuẩn bị một lá thư gửi cho Ông Diệm với sự trợ giúp của ông Michael Forrestal, nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia soạn thảo để yêu cầu Ông Diệm cải tổ, trong khi đồng thời cam đoan với vị lãnh đạo Sài Gòn và cảnh báo ông rằng Hoa Kỳ sẽ hành động (theo kế hoạch áp lực của Hilsman) “làm sáng tỏ việc hợp tác và hỗ trợ của Hoa Kỳ sẽ không còn hoặc thông qua những cá nhân mà hành động và lời nói của họ dường như chống lại mục đích hoà giải thật sự của quốc gia và nỗ lực thống nhất quốc gia.” Điều nầy muốn ám chỉ đến Ngô Đình Nhu. Các chú thích trong bản thảo nầy là của Roger Hilsman.

Tài liệu 14

Bộ Ngoại Giao – Bản thảo của nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Roger Hilsman-Michael Forrestal, Lá thư tiềm năng Kennedy-Diệm,ngày 12-9-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Các cuộc họp và các bản ghi nhớ box 316, folder: Các cuộc họp về Việt Nam, ngày 11-12 tháng 9- 1963

Đây là bản sạch của bản thảo cuối cùng của bức thư bao gồm như Tài liệu 13. Tổng Thống Kennedy trình bày lá thư tại cuộc họp An Ninh Quốc Gia vào buổi chiều ngày 11-9, hỏi có gì được chuẩn bị như ông đã đề nghị trước đây hay không. Cố vấn An Ninh Quốc Gia, ông McGeorge Bundy cố gắng can ngăn Kennedy từ ý tưởng trong lá thư. Lá thư nầy đã được chuẩn bị, tuy nhiên, cuối cùng bị bác bỏ vì quá lượm thượm và quanh co (cố loại bỏ Ông Nhu mà không nêu đích danh ông ta, chẳng hạn). Để thay thế Tổng Thống Kennedy quyết định cử Robert McNamara và tướng Maxwell D. Taylor trong một chuyến khảo sát ở Miền Nam Việt Nam, nơi đó họ có thể nói chuyện mật với Ông Diệm cũng như đánh giá những viễn cảnh đối với một cuộc đảo chính có căn nguyên. Chuyến đi xảy ra vào cuối tháng Chín. Ông Diệm không đáp ứng nhiệt tình. Kennedy trở về với chương trình áp lực của ông.

Tài liệu 15

Cơ quan tình báo trung ương, bản thảo chưa đặt tên, ngày 8-10-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: Hồ sơ văn phòng Tổng Thống, Các Bộ và Cơ Quan, box 72, folder: CIA, 1963.

Ngô Đình Nhu trả đủa những kẻ thù người Mỹ của ông bằng cách sử dụng báo chí mà ông kiểm soát ở Sài Gòn để tiết lộ tên tên của vị lãnh đạo trạm tình báo ở Sài Gòn, John Richardson, quả quyết có sự phân hoá giữa đại sứ Lodge và trạm tình báo, và Cơ quan tình báo trung ương chịu trách nhiệm về các cuộc triển khai đối lập ở Miền Nam Việt Nam từ những cuộc bố ráp Chùa hồi tháng Tám. Phần lớn vụ việc nầy được góp nhặt và tường trình trên báo chí ở Hoa Kỳ. John Kennedy sắp xếp một cuộc họp báo ngày 9 tháng10 và trong phần chú thích hướng dẫn nầy Cơ quan tình báo trung ương đã chuẩn bị cho ông một số câu hỏi khi bị chất vấn. Thật vậy, Kennedy bị chất vấn về Cơ quan tình báo trung ương tại Sài Gòn tại cuộc họp báo và ông trả lời, “Tôi thấy không có gì xác định rằng Cơ quan tình báo trung ương làm bất cứ điều gì ngoài việc ủng hộ chính sách. Cơ quan nầy không tạo ra chính sách, họ nỗ lực thi hành chính sách trong những khu vực họ có khả năng và trách nhiệm.” Tổng Thống mô tả John Richardson như là “một công chức rất tận tuỵ.” Rõ ràng là Tổng Thống Kennedy rất gần gũi với chú thích hướng dẫn của cơ quan tình báo của Ông.

Tài liệu 16

Bộ Ngoại Giao, “Các vị lãnh đạo chính quyền kế vị,” ngày 25-10-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers, Country File, box 4, folder: Vietnam, 10/6/63-10/31/63

Joseph A. Mendenhall, thuộc Cục Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao, vừa hoàn tất nhiệm vụ khảo sát Miền Nam Việt Nam theo yêu cầu của Tổng Thống Kennedy đưa ra một danh sách các nhân vật Việt Nam khả dĩ có thể lãnh đạo chính quyền kế vị ở Sài Gòn. Lưu ý rằng danh sách nầy thừa nhận một chính quyền dân sự và không kể những quân nhân là những người cuối cùng thành lập hội đồng tư vấn thay thế Ông Diệm.

Tài liệu 17

Bộ Ngoại Giao, “Danh sách kiểm tra các hoạt động của Hoa Kỳ trong trường hợp đảo chính,” ngày 25-10-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: Roger Hilsman Papers, Country File, box 4, folder: Vietnam 10/6/63-10/31/63

Mendenhall cũng soạn thảo một loạt những chọn lựa mà chính quyền Kennedy đảm nhận để hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính nhắm vào chính quyền Ông Diệm. Lưu ý rằng ông ta đề cập đến việc cung cấp tiền bạc hay “tiền đút lót” cho người Việt để tham gia vào mưu đồ nầy. Cơ quan tình báo trung ương thật sự cung cấp 42.000 đô cho những người âm mưu đảo chính cho riêng cuộc đảo chính nầy (các khoản hỗ trợ khác không được biết đến)

Tài liệu 18

Nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, “Danh sách kiểm tra của cuộc họp lúc 4giờ chiều,” không có ngày [ngày 29-10-1963]

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 201, folder: Vietnam, General, Memos & Miscellaneous, 10/15/63-10/28/63

Cố vấn An Ninh Quốc Gia, ông McGeorge Bundy đưa ra chương trình nghị sự cho buổi họp cuối cùng mà Tổng Thống Kennedy tổ chức với các viên chức cao cấp nhất trước cuộc đảo chính thật sự ở Sài Gòn. Bundy đề nghị khai mạc bằng một chỉ dẫn của tình báo căn cứ vào lực lượng quân đội của phe đối lập, tiến đến một cuộc thảo luận Đại sứ Ambassador Henry Cabot Lodge có thực hiện một chuyến đi về nhà như mong đợi để tham khảo ý kiến hay không và chấm dứt kế hoạch bất ngờ dành cho một cuộc đảo chính.

Đoạn băng nghe

Tổng Thống Kennedy gặp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về vấn đề hậu thuẫn một cuộc đảo chính ở Miền Nam Việt Nam (10 phút 55 giây) Từ ấn phẩm của Prados. Các cuộn băng ở Toà Bạch Ốc: Nghe lén Tổng Thống (New York: The New Press, 2003, 331 pp. + 8 CDs, ISBN 1-56584-852-7)

(Xem tài liệu 19 bên dưới nhân Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ghi âm cuộc họp nầy.

Tài liệu 19

Bản ghi nhớ cuộc họp với Tổng Thống, ngày 29-10-1963, 4giờ 20 chiều

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File, Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam, 10/29/63

Việc ghi lại cuộc thảo luận của ban tham mưu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại cuộc họp theo sau chương trình nghị sự của Bundy. Các nhà lãnh đạo Hoa kỳ bất chợt tỏ vẻ sợ hãi, bắt đầu là Chưởng lý Robert F. Kennedy, như ông đã làm việc trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, là người cảnh báo không nên có hành động hấp tấp. Bobby Kennedy được hậu thuẫn của các vị tổng chỉ huy chủ tịch ban tham mưu, tướng Maxwell D. Taylor và Giám Đốc cơ quan tình báo trung ương, ông John McCone. Những ngờ vực khác cũng được biểu hiện. Nhóm nầy cũng xem xét một điện tín chỉ thị của Đại sứ Lodge. Việc ghi âm và bản ghi nhớ  cuộc thảo luận nầy tại cuộc họp then chốt có thể tìm thấy trong ấn phẩm của John Prados. Các cuộn băng của Toà Bạch Ốc: Nghe lén Tổng thống, op. cit., pp. 97-140 and Disc 3.)

Tài liệu 20

Điện tín phác thảo, Những cặp mắt chỉ dành cho Đại sứ Sài Gòn, ngày 29-10-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 204, folder: Vietnam: Subjects: Những bức điện tín tối mật (Tab C) 10/28/63-10/31/63

Tài liệu nầy là bản thảo của một bức điện tín của ban tham mưu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia gửi cho Đại sứ Lodge được thảo luận tại cuộc họp, được ghi lại trong tài liệu 18. Nó bao gồm những chỉ thị dành cho chuyến đi của Đại sứ cũng như những sắp xếp điều khiển Toà đại sự trong tình huống có một cuộc đảo chính, và tài liệu về thái độ của Hoa Thịnh Đốn đối với cuộc đảo chính.

Tài liệu 21

Bức điện tín phác thảo, Những đôi mắt chỉ dành cho Đại sứ Lodge [điện tín của CIA 79407, chú thích ở góc trên bên phải], ngày 30-10-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 201, folder: Vietnam, General: State & Defense Cables, 10/29/63-10/31/63

McGeorge Bundy trả lời một bức điện tín từ Đại sứ Lodge với phần bình luận thêm từ cuộc họp của Tổng Thống Kennedy ngày 29-10. Lưu ý giả định của Hoa Thịnh Đốn là “Chúng tôi không chấp nhận . . . là chúng tôi không có quyền trì hoãn hoặc làm thất chí một cuộc đảo chính.” Buổi thảo luận tại cuộc họp và trong bức điện tín trước đó và bức điện tín nầy xác định rõ ràng Toà Bạch Ốc Kennedy tính nhầm khả năng của họ ảnh hưởng các tướng lãnh Miền Nam Việt Nam và những kế hoạch của họ.

Tài liệu 22

Bản ghi nhớ cuộc họp với Tổng Thống, ngày 1-11-1963, 10giờ sáng

Nguồn tài liệu:  JFKL: JFKP: National Security File, Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam 11/1/63-11/2/63

Tổng Thống Kennedy gặp gỡ đội ngũ an ninh quốc gia thậm chí khi các tướng lĩnh Miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn đang trang bị và xây dựng các lực lượng cho cuộc đảo chính của họ. Kennedy được chỉ dẫn về các lực lượng đảo chính và diễn biến của cuộc đảo chính xa đến như vậy, điều nầy có vẻ chống lại Tổng Thống Diệm. Bộ Trưởng Rusk và Giám Đốc CIA McCone khuyến cáo những vấn đề phù hợp đối với hành động của Hoa Kỳ và Bộ Trưởng McNamara bình luận về những khía cạnh giao tế nhân sự của tình huống nầy

Tài liệu 23

Bộ Ngoại Giao, John M. Dunn, Bản ghi nhớ của hồ sơ, ngày 1-11-1963

Nguồn tài liệu: Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2)

Tài liệu nầy ghi lại cuộc hội đàm cuối cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm qua điện thoại với Đại Sứ Henry Cabot Lodge. Ông Diệm hỏi đâu là thái độ của Hoa Kỳ đối với âm mưu đảo chính và Lodge trả lời một cách không trung thực là ông không nắm rõ để nói được vị trí thật sự của Hoa Kỳ là gì.

Tài liệu 24

Cơ quan tình báo trung ương, “Tình hình ở Miền Nam Việt Nam,” ngày 2-11-1963

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: President's Office File, box 128A, folder: Vietnam: Security, 1963

Cơ quan tình báo trung ương báo cáo sự sụp đổ của Ông Diệm và sự thành công của cuộc đảo chính của các tướng lĩnh. Bảng báo cáo chú thích rằng Ông Diệm và Ông Nhu chết do tự sát như đã nêu trên đài phát thanh.

Tài liệu 25

Bản ghi nhớ cuộc họp với Tổng Thống, ngày 2-11-1963, 9giờ15 sáng

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Meetings & Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam 11/1/63-11/2/63

Đây là hồ sơ của ban tham mưu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về cuộc họp cao cấp đầu tiên do Tổng Thống Kennedy tổ chức ngay sau cuộc đảo chính ở Sài Gòn. Trong cuộc họp nầy, nhân viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ông Michael Forrestal bước vào phòng với tin tức về cái chết của Ông Diệm. Kennedy và các cố vấn của ông đương đầu về sự cần thiết bình luận công khai về cái chết của Ngô Đình Diệm và xem xét những dính líu về phía Hoa Kỳ.

Tài liệu 26

Đại sứ quán Sài Gòn, Cable 888, ngày 2-11-1963

Nguồn tài liệu: JFKP: National Security File: Country File, box 201, folder: Vietnam: General, State Cables, 11/1/63-11/2/63

Đại sứ quán đưa ra nhiều bản báo cáo về sự việc thật sự xảy ra cho Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.

Tài liệu 27

Bản ghi nhớ cuộc họp với Tổng Thống, ngày 2-11-1963, 4giờ30 chiều

Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Meetings and Memoranda series, box 317, folder: Meetings on Vietnam, 11/1/63-11/2/63

Một cuộc họp tiếp theo sau do Tổng Thống Kennedy tổ chức vào buổi trưa, như được ghi trong hồ sơ của nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Giám Đốc McCon của cơ quan CIA lập luận rằng Hoa Thịnh Đốn thiếu bất kỳ “chứng cứ trực tiếp” nào cho thấy Ông Diệm và Ông Nhu chết thật sự. Có một cuộc thảo luận điểm lại các chương trình viện trợ quân sự của Hoa Kỳ đã bị hoãn lại trong các tuần lễ sau cùng của chính thể Ông Diệm. Lưu ý rằng sắp xếp của Kennedy hoạch định cho ngày nầy cho thấy cuộc họp mất chưa đến một giờ đồng hồ. Cuộc thảo luận nầy như đã chú thích trong tài liệu nầy không thể chiếm một lượng thời gian như thế.

Tài liệu 28

CIA, "Press Version of How Diem and Nhu Died" (OCI 3213/63), November 12, 1963
Nguồn tài liệu: JFKL: JFKP: National Security File: Country File, box 203, folder: Vietnam: General, Memos and Miscellaneous 11/6/63-11/15/63

Tài liệu nầy bình luận về những gì đã biết về cái chết của Ông Diệm và Ông Nhu và nêu lên một số câu hỏi về một số tình tiết đã xuất hiện trên báo chí. Cơ quan CIA trình bày (đoạn 7) rằng họ vẫn chưa có một cách giải thích chính thức nào về những cái chết thậm chí gần hai tuần sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, phán đoán hay nhất của họ là, gần gũi với sự thật (vì bảng tường thuật chính thức nhất về những vụ sát hại nầy, mời xem Nguyễn Ngọc Huy, “Việc thi hành án tử hình của Ngô Đình Diệm,”

Tạp chí Worldview, tháng 11-1976, trang 39-42).

Tài liệu 29

Bộ Ngoại Giao, Bản ghi nhớ William P. Bundy-Bill Moyers, “Các cuộc thảo luận liên quan đến chính thể ông Diệm từ tháng 8 đến tháng 10-1963,” ngày 30-7-1966

Nguồn tài liệu: Lyndon B. Johnson Library: Lyndon B. Johnson Papers, National Security File, Country File Vietnam, box 263, folder: Hilsman, Roger (Diem 1963)

Theo yêu cầu của viên chức báo chí của Tổng Thống Johnson, phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao vụ Viễn Đông, ông William P. Bundy đăng báo một cái nhìn hồi tưởng về quyết định của chính quyền Kennedy liên quan chính sách đối với ông Diệm, việc loại trừ Ông Nhu và cách hậu thuẫn cho cuộc đảo chính miền Nam Việt Nam phát triển ở những mức độ cao nhất tại Hoa Thịnh Đốn.

Chú thích

1. Để có một tầm nhìn khái quát, xem Stanley Karnow, Việt Nam: Một Lịch Sử. New York: Viking, 1983.

2. Xem Denis Warner, The Last Confucian. New York: Macmillan, 1963; also Anthony T. Bouscaren, The Last of the Mandarins: Diem of Vietnam. Pittsburgh: University of Pittsburgh Press, 1965. A recent reinterpretation that frames Diem as a misunderstood reformist is in Philip E. Catton, Diem's Final Failure: Prelude to America's War in Vietnam. Lawrence: University Press of Kansas, 2002.

3. John Prados, Lost Crusader: The Secret Wars of CIA Director William Colby. New York: Oxford University Press, 2002, pp. 105-108.

4. Xem tổng quát , Pierro Gheddo, The Cross and the Bo Tree: Người Công Giáo và Phật tử ở Việt Nam. New York: Sheed and Ward, 1970.

5. American eyewitness reports on these events can be found in Malcolm Browne, The New Face of War. New York: Bobbs-Merrill, 1968; and David Halberstam, The Making of a Quagmire: America and Vietnam During the Kennedy Era. New York: Knopf, 1964. An important recent reconstruction of these events through the eyes of American journalists can be found in William Prochnau, Once Upon a Distant War: Young War Correspondents and the Early Vietnam Battles. New York: Random House, 1995. For the CIA intelligence reporting see Harold P. Ford, CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes, 1962-1968. Langley (VA): CIA History Staff/Center for the Study of Intelligence, 1998 (the last-named source is available in the National Security Archive's Vietnam Document Collection).

6. Prados, Lost Crusader, pp. 113-115.

 

Muốn xem bản tiếng Anh, xin sang phần Anh ngữ.