Hoàng kim Loan đã khai những cơ sở bí mật của hắn trong Phật Giáo tại Huế như sau: - Thích Đôn Hậụ Thích Đôn Hậu trụ trì chùa Thiên Mụ, là Chánh Đại Diện Phật Giáo Ấn Quan miền Vạn Hạnh (Miền Trung). Cơ sở Tôn giáo Vận, được Hoàng Kim Loan tổ chức từ trước năm 1963. Chùa Thiên Mụ là một trạm giao liên nội thành rất quan trọng của cơ quan Thành ủy Huế trong suốt thời gian Thích Đôn Hậu trụ trì chùa này cho đến Mậu Thân 1968, khi Thích Đôn Hậu thoát ly ra Bắc. Trong Tết Mậu Thân 1968, Thích Đôn Hậu được Hoàng Kim Loan giao chức vụ: Phó Chủ tịch Lực lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hoà Bình. Sau Mậu Thân Thích Đôn Hậu ra Hà Nội được Trung ương đảng Cộng Sản bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch phái đoàn đại diện cho quần chúng, Tôn Giáo, trí thức miền Nam công du một số nước Cộng sản như Trung Cộng, Tây Tạng v. v... để cổ võ, tuyên truyền cho Hà Nộị Theo Hoàng Kim Loan, nếu không có vụ Mậu Thân 1968, thì trong năm đó Thích Đôn Hậu cũng sẽ thoát ly ra Bắt để tham gia vào phái đoàn, vì chính Hoàng Kim Loan hắn đã nhận được chỉ thị chuẩn bị kế hoạch để đưa Thích Đôn Hậu rời khỏi Huế ra Hà Nội thì xảy ra biến cố Mậu Thân. Sau 1975, Thích Đôn Hậu trở về lại Chùa Thiên Mụ và giữ chức Chủ tịch Phật Giáo quốc doanh. - Thich Trí Quang. Cư ngụ chính thức tại Chùa Từ Đàm, từ trước 1963. Đảng viên Cộng Sản, gia nhập Đảng Cộng sản vào 1949. Người kết nạp là Tôn Thất Lành tự Tố Hữụ Lời khai củaoàng kim Loan phù hợp với tiết lộ của Tố Hữu vào năm 2000 tại Hà Nội, chính y là người kết nạp Thích Trí Quang vào đảng Cộng Sản. Tố Hữu cũng nói thêm: "Sau 1963 Thích Trí Quang có ngỏ ý xin Trung Ương Đảng cho tạm nghỉ một thời gian để có thì giờ chấn chỉnh nội bộ Phật Giáo Ấn Quang, nhưng lời yêu cầu đó không được Trung ương đảng chấp thuận." Tố Hữu còn có nhận xét về Trí Quang: ' Vào lúc đó uy tín và ảnh hưởng của ông Bồng[Trí Quang] đối với quần chúng nhất là tín đồ Phật Giáo quá lớn, ông ta nghĩ không cần đảng nữa, ông ta muốn thiết lập một chế độ Giáo quyền tại miền Nam, mà trong đó ông đóng vai 'Quốc Phụ'. Và lời khai của Hoàng Kim Loan cũng phù hợp với tài liệu của Sở Mật Thám Pháp còn lưu giữ tại trung tâm Văn khố của BCH Cảnh Sát Thừa Thiên Huế: Thích Trí Quang là cán bộ Cộng Sản, là Đảng viên Cộng Sản. Hoàng Kim Loan xác nhận hắn không phải là Cán Bộ điều khiển của Thích Trí Quang. Trước 1963 cán bộ điều khiển của Thích Trí Quang là Thượng Tá Lê Câu, chỉ huy Truởng màng lưới điệp báo từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam. Sau 1963 ai là cán bộ điều khiển Trí Quang thì Hoàng Kim Loan không rõ, hắn chỉ được lệnh phối hợp hành động với Thích Trí Quang trong vụ đảo chánh 1963, và vụ biến động Miền Trung vào tháng 6/1966. - Nguyễn Khắc Từ, viên Bí Thư của Thích Trí Quang. Cũng theo Trung Tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan khai báo: Cơ quan Tình Báo Chiến lược của Cộng Sản Hà Nội đã bố trí một nhân vật tình báo cao cấp của bọn chúng bên cạnh Thích Trí Quang, với vai trò là Bí Thư cho Thích Trí Quang, đó là tên Nguyễn Khắc Từ. Nguyễn Khắc Từ được cơ quan Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng giao nhiệm vụ: 1- Theo dõi và kiểm soát mọi hành động của Thich Trí Quang. 2- Cán bộ giao liên giữa Thích Trí Quang và Cụm Tình Báo Chiến lược Hà Nội 3- Cán bộ Giao liên giữa Thích Trí Quang và Trung Tá Cộng Sản Hoàng Kim Loan. 4- Quan Sát, theo dõi, và thiết lập hồ sơ chuyển về cơ quan Tinh Báo Chiến lược những thành phần ''Tốt'' trong hàng Sĩ Quan [Phải là cấp Đại Úy trở lên] thuộc Sư Đoàn I Bộ Binh để cơ quan này tuyển mộ hoạt động cho bọn chúng. 5- Công chức trong chính quyền VNCH tại Thừa Thiên Huế [Phải là cấp Trưởng Ty trở lên]. 6- Phân loại Sinh viên của Đại học Huế đang giữ chức vụ đại diện các phân khoa, và một số thành phần quan trọng trong Tổng Hôị Sinh Viên Đại Học Huế. Một số giáo Sư Đại Học và Trung học ở Huế. Tất cả các đối tượng Quân Đội, Công chức, Giáo sư, Sinh Viên kể trên đều tham gia và nằm trong các lực lượng dấy loạn miền Trung vào năm 1966 của Trí Quang và Trung Tá Cộng sản Hoàng Kim Loan. 7- Phân loại và thiết lập hồ sơ các thành phần Đại Đức, Thượng Tọa, của Phật Giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh tại Huế. 8- Các thành phần chủ chốt của các khuôn hội Phật Giáo từ cấp Quận trở lên Từ sau 1963 đến 1966, Nguyễn Khắc Từ với vai trò là Bí Thư của 'Quốc Phụ' Thích Trí Quang, hắn trở thành nhân vật đầy quyền uy thứ 2 của Phật Giáo Ấn Quang miền Trung. Trong thời gian này từ Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư lệnh Sư Đoàn, đến hàng sĩ quan cấp tá, các Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, Trưởng Ty Cảnh Sát tại miền Trung trong phong trào tranh đấu, muốn diện kiến Trí Quang để xin chút ân huệ Trí Quang ban cho, đều phải qua tay của Nguyễn Khắc Từ mới có kết quả. Đối với hàng Phật giáo đồ tại miền Trung, hắn là một nhân vật biểu tượng gương mẫu của một người đạo đức tu hành, suốt đời hy sinh tranh đấu cho cho đạo pháp bị 'lâm nguý. Thế nhưng, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phật Giáo đồ tại Huế, quí Đại Đức,Thượng Tọa, các bậc tu hành chân chính đã phải kinh hoàng khi thấy Nguyễn Khắc Từ lộ nguyên hình là tên Cán bộ Việt Cộng cao cấp, và hắn là Phó Trưởng Ban Tôn Giáo của Mặt Trận Tổ Quốc thuộc Thành Ủy Sài Gòn. Nằm vùng quá lâu trong Phật Giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh, là con rận Việt Cộng nằm trong áo Cà Sa của Quí thầy, hắn đã phân loại từng nhân vật, từ các Thượng Tọa, Đại Đức, đến các thành phần trưởng các khuôn hội Phật Giáo, các Huynh Tru +ởng Gia Đình Phật Tử của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Bây giờ Nguyễn Khắc Từ nguyên là viên Bí thư và là cánh tay mặt của Thích Trí Quang là Phó trưởng Ban Tôn Giáo của Mặt trận Tổ Quốc Thành Ủy Sàigòn sau ngày 30/4/1975. Thử hỏi Tăng Ni và Phật Tử làm sao chịu nổi những đòn phép mà hắn và Đảng Cộng Sản Việt Nam tung ra để tiêu diệt Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nhớ lại vào tháng 6/1966 khi Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Lực Lượng CSQG Thừa Thiên-Huế dẹp loạn Tranh đấu Miền Trung của Thích Trí Quang, tôi đã bắt Nguyễn Khắc Từ. - Nguyễn Khắc Từ chắc hẳn ông vẫn còn nhớ rõ??? Tình báo Chiến Lược Cộng Sản Việt Nam thả con rận độc Nguyễn Khắc Từ vào nằm trong áo cà sa của quí thầy trong bao nhiêu năm cùng với Thích Trí Quang và Trung Tá Cộng Sản Tình Báo Chiến Lược Hoàng Kim Loan, để cầm nắm lèo lái Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất theo ý muốn và mưu đồ của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thế nhưng bọn chúng quên một điều: Ở cõi đời này có luật thừa trừ 'Vỏ quít dày, vẫn còn có móng tay nhọn.'. Con rắn độc Nguyễn khắc Từ vào tháng 6/1966 cũng đã bị cấy vào người một chất Sinh tử phù cực độc. Nguyễn khắc Từ, chắc ông vẫn chưa quên ai là Cán Bộ Điều Khiển? Hãy dừng tay lại ngay lập tức, Nguyễn Khắc Từ, tên phản bội, tên Việt Cộng nằm vùng trong Phật Giáọ Đừng tu +ởng rằng sau 1975, Chính phủ VNCH không còn nữa, Cảnh sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế đã bị xoá tên thì chất độc Sinh tử phù sẽ không còn tác du.ng. Lầm lớn rồi Nguyễn khắc Từ, đồng ý, miền Nam đã không còn trong tay người Quốc Gia, nước mất, nhà tan, thân phận lưu lạc, chúng tôi những kẻ đã bị chôn, nhưng chưa chết. Nếu tôi phá vỡ nguyên tắc, bạch hoá hồ sơ, thì chính ông là kẻ chưa chết, nhưng sẽ bị chôn, hậu quả như thế nào chắc ông hiểu rõ hơn tôi nhiềụ 'Báo nhận hiểu và thi hành' đi, Nguyễn Khắc Từ, tên Việt Cộng nhơ nhớp, bẩn thỉu, hơn loài cầm thú. - Thích Chánh Trực Tu tại Chùa Tường Vân, Ngôi chùa nằm phía sau đồi Quảng Tế. Ngôi chùa này chính là nơi tu đạo của Ngài Đại Lão Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Giáo Chủ Phật Giáo Việt Nam thống nhất. Thích Chánh Trực có nét mặt và dáng dấp của một tên thảo khấu giang hồ, nhưng lại có tài ăn nói, hùng biện, thu hút quần chúng. Thích Chánh Trực là cánh tay mặt và là truyền nhân của Thích Trí Quang, cũng là sơ sở quan trọng của Hoàng Kim Loan trong công tác Tôn Giáo Vận. Mọi cuộc biểu tình của Phật giáo tổ chức, chống đối chính quyền, hắn là nhân vật chính, hướng dẫn, xách đô.ng. Thích Chánh Trực là Đảng viên Cộng Sản do Hoàng Kim Loan kết nạp. Hoàng Kim Loan còn khai, có một khoảng thời gian sau Mậu Thân, vì tình hình an ninh quá căng thẳng, trong thành phố Huế không còn là nơi an toàn cho hắn trú ẩn, vì lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế tổ chức hành quân Cảnh Sát liên miên, lục soát bất chợt. Hoàng Kim Loan đã được Thích Chánh Trực đưa vào trú ngụ với y tại chùa Tường Vân, khoảng trên một năm. Hoàng Kim Loan phát giác Thích Chánh Trực đã có dan díu với một nữ tín đồ và có một đứa con trai với người nàỵ Cũng theo Hoàng Kim Loan, bản chất tên này hung ác, dâm loạn, trẻ không tha, già không bỏ. Có một lần Hoàng Kim Loan bắt gặp hắn hành lạc với một nữ tín đồ ngay trong phòng của hắn, và chính Hoàng Kim Loan đã phê bình với Chánh Trực làm như vậy là 'thiếu đạo đức cách mạng', nhưng hắn vẫn chứng nào tật đó. Hắn thường ăn mặn, không ăn chay, thức ăn của hắn do các nu+~ tín đồ tình nhân đem đến chùa cho hắn, thường là đậu đen được hầm với thịt thái nhỏ, có trời mà biết được hắn ăn mặn. - Thích Thiện Siêu Thích thiện Siêu trụ trì Chùa Từ Đàm, đảng viên Cộng Sản do Hoàng Kim Loan kết nạp. Một trong những cơ sở quan trọng Tôn giáo vận của Hoàng Kim Loan. Hắn hoạt động chìm, có trách nhiệm nghiên cứu các đối tượng ở các khuôn hội Phật giáo, các phật tử, cung cấp cho Hoàng Kim Loan để tổ chức, kết nạp. Sau 1975, Thích Thiện Siêu được Trung ương đảng Cộng Sản tiến cử làm dân biểu Quốc hộị - Thích Như Ý Thích Như Ý, trụ trì chùa Trà Am. Cơ sở Tôn Giáo vận. Hoàng Kim Loan tổ chức và kết nạp y vào trước 1963. Chùa Trà Am cũng là trạm giao liên ngoại thành của cơ quan Thành ủy Huế - Huế có hằng trăm ngôi chùa, nhưng có thể nói không một ngôi chùa nào có cảnh trí thanh nhã bằng chùa Trà Am. Nằm cách núi Ngự Bình khoảng bốn cây số đường bộ về hướng nam, trong vùng Tứ Ngũ Tây thuộc quận Hương Thủỵ Sau lưng chùa là những đồi thông, một giòng suối chảy ngang trước mặt chùa, muốn vào chùa phải đi qua chiếc cầu nhỏ bắc qua giòng suối, những tàn cây cổ thụ cả trăm năm phủ rợp bóng từ cổng chùa vào đến tận bên trong. Chùa chỉ có hai căn nhà mái ngói rêu phong, đó là khu chánh điện và nhà hậu trai, đâu đâu cũng đầy hoa thơm cỏ lạ, phảng phất mùi hương nhẹ nhàng. Nơi đây là một cảnh tiên trong cõi trần tục. Chùa Long Giáng của Khái Hưng trong Hồn Bướm Mơ Tiên cũng chỉ là một nét nhỏ của chùa Trà Am. Đã bước vào đây thì mọi phiền lụy trong cõi hồng trần đều rũ sạch, vậy mà tiếc thay, bọn Việt Cộng lại dùng nơi đây làm trạm liên lạc, chuyển vận người và dụng cụ về mật khu, ra vào thành phố Huế, và vị sư trù trì là Thích Như Ý lại là cơ sở của Hoàng Kim Loan. Lời khai của Hoàng Kim Loan làm tôi hồi tưởng lạị Vào mùa hè năm 1970, tôi cũng đã vào ngôi chùa Trà Am bắt Thích Như Ý và đám cơ sở nội thành Việt Cộng đang nhóm họp. Vụ này đã tạo cơn bão chính trị lớn tại thành phố Huế, hàng loạt biểu tình của Phật giáo phản đối chính quyền đàn áp Phật giáọ Chuyện xẫy ra như sau: Vào khoảng cuối tháng 12/1969, nhiều lần cơ quan tình báo quân sự Hoa Kỳ CID tại Phú Bài thông báo cho tôi, tại tọa đô.... có điện đài đang phát sóng. Dò trên bản đồ quân sự 1/100,000 thì đó là địa điểm của Chùa Trà Am. Hai tháng sau đó, vào tháng 2/1970, qua viên Thiếu tá cố vấn chương trình Phụng Hoàng, CID chuyển cho tôi bốn tấm không ảnh chụp về đêm phát hiện có một toán nhỏ 3 tên Việt Cộng có vũ trang, xuất hiện phía sau nhà hậu trai của ngôi chùạ Ảnh chụp rất rõ ràng. Tôi bàn với Đại úy Trương Công Ân trưởng phòng CSĐB, và sau đó chúng tôi đã thiết lập một trạm bí mật theo dõi, giám sát hàng ngày ngôi chùa này, chỉ ban ngày mà thôi, ban đêm toán theo dõi được rút về, vì đây là khu vực vùng D, vùng xôi đậu, có phần nguy hiểm cho toán theo dõi. Chỉ không đầy 6 tuần lễ sau, chúng tôi phát giác có một số cơ sở nội thành Việt Cộng, đang nằm trong mục tiêu theo dõi của chúng tôi đã lên hội họp tại đây vào những ngày thứ bảy hoặc chúa nhật, khi mà thiện nam tín nữ thăm viếng chùa đông đảọ Trung tuần tháng 5/1970, cơ sở chúng tôi trong lực lượng Học Sinh, Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế, báo cho biết sẽ có phiên họp của đám cơ sở nội thành tại chùa Trà Am. Vào 6 giờ 30 sáng ngày 19-5-1970, tôi đổ 2 trung đội CSDC và khoảng 20 CSĐB bao vây chặn mặt sau ngôi chùạ Tôi, Đại úy Ân, một số CSĐB và một trung đội CSDC tiến thẳng vào chùa bằng cổng chính. Có lẽ trong chùa đã biết, nên khi chúng tôi vừa vào đến sân, thì gặp ngay vị sư Thích Như Ý đang lơ đãng quét lá vàng vào ban sáng, có ý chặn chúng tôi lại ngay tại đó. Ông làm ra bộ ngạc nhiên cất giọng hỏi chúng tôi: - Chào Đại úy, ông và anh em Cảnh Sát đi đâu sớm vậy mà sao lại lạc vào đâỷ - Bạch Thầy, chúng con không đi lạc, chúng con đang hành quân Cảnh Sát ở vùng nàỵ Bạch Thầy, con là Đại úy Liên Thành, Trưởng ty Cảnh Sát. - Tôi biết, vội vàng chi, mời Đại úy và anh em vào hậu trai uống tí trà vào buổi sáng. - Cám ơn Thầy, nhưng anh em đang làm việc. Tôi đi thẳng vào ngay vấn đề: - Thưa Thầy, chiều qua có một số thanh niên vào chùa, mãi đến tối không thấy trở ra, con muốn tìm kiếm đám này, vì họ là đám phá rối trị an, cơ sở Việt Cô.ng. Ông lạnh lùng nhìn tôi và nói: - Đại úy Liên Thành, ông thấy đó, cảnh chùa vắng vẽ có ai đâụ Tôi tự nói với mình: ''A di đà Phật, bậc tu hành sao còn nói láó' - Vâng, sân chùa vắng vẻ, chẳng có ai, nhưng con nghĩ họ ở trong chùa, vì thế con muốn thầy cho phép soát trong chùạ - Ông Trưởng ty muốn lục soát chùa cũng được, nhưng ông Trưởng ty có giấy cho phép của Thượng Tọa chánh Đại Diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh hay không? Nếu có thì ông Ty cứ tự nhiên, còn bằng không, thì ông Ty không thể vào lục soát được. - Thưa Thầy, luật pháp quốc gia không có quy định nhân viên Công lực khi thi hành phận sự phải xin phép một tôn giáo nào cả. Bây giờ không phải là năm 1966, CSQG/Thừa Thiên-Huế phải xin phép, tuân lệnh các thầỵ Con xin phép Thầy chỉ là vấn đề lịch sự, không phải là thủ tục pháp lý. Ông nhìn tôi và nặng lời: - Ông Trưởng ty Liên Thành là con giòng cháu giống, cháu nội Kỳ Ngoại Hậu Cường Để sao lại chạy theo Thiệu Kỳ đàn áp Phật Giáỏ - Con không còn nhớ mình là cháu nội của ai, chỉ biết giờ này là Trưởng ty Cảnh Sát, đang thi hành phận sự của một nhân viên công lực, yêu cầu thầy đứng qua một bên đừng cản trở nhân viên công lực thi hành nhiệm vu.. Bốn nhân viên Cảnh sát, hai Đặc biệt, hai Dã chiến, vây ông ta vào giữạ Vừa ngay khi đó thì đơn vị bọc sau lưng chùa dẫn vào năm thiếu niên và một phụ nữ dáng dấp chưa đầy ba mươi tuổị Trung đội trưởng CSDC có nhiệm vụ chặn phía sau chùa cho biết cả sáu người này từ trong chùa chạy ra thì bị bắt giữ ngaỵ Tôi cho lệnh soát chùa nhưng dặn anh em phải hết sức cẩn thận. Mục đích lục soát là kiếm người và tìm điện đài, người đã bắt được rồị Nhưng điện đài thì thật khó, vì điện đài là một vật nhỏ nếu không biết vị trí cất dấu chính xác thì khó mà tìm dược. Sau gần 45 phút tim kiếm điện đài, chúng tôi đành bỏ cuộc, rời khỏi chùa Trà Am vào hồi 9 giờ sáng, ngày 19-5-1970 mang theo năm thanh niên một phụ nữ cùng thầy Thích Như Ý và một số tài liệu trong đó có một bản Nghị Quyết mới nhất của Trung ương Đảng Cộng Sản Hà Nội, (tôi không còn nhớ đó là bản Nghị quyết số mấy). Tổng Cộng bảy người, tất cả bị bắt đem về Trung tâm thẩm vấn. 3 giờ chiều cùng ngày, ngày 19-5-1970, Phật Giáo bắt đầu biểu tình. Đoàn biểu tình rầm rộ kéo xuống trước Tòa Hành Chánh Tỉnh phản đối chính quyền đàn áp Phật Giáo và yêu cầu thả ngườị Tôi liền cho 3 trung đội CSDC tăng cường giữ an ninh Toà Hành Chánh tỉnh, nhưng không cho lệnh giải tán đoàn biểu tình. Tại Trung Tâm thẩm vấn, Trung Úy Hồ Lang, Trưởng cơ quan G-4 (Trung tâm thẩm vấn), cùng anh Trần Vững, Trưởng ban khai thác tin tức, không gặp khó khăn trong việc thẩm vấn và khai thác tin tức của năm thanh niên và ngươì phụ nữ kiạ Y thị nhìn nhận mục đích buổi họp tối hôm đó tại chùa Trà Am là để bố trí công tác cho năm cơ sở nội thành, thực hiện một số mục tiêu phá hoại bằng chất nổ tại một vài cơ sở quan trọng của chính quyền trong thành phố Huế, và đặt chất nổ tại 2 rạp chiếu bóng, đó là rạp Ciné Tân Tân ở đường Trần Hưng Đạo và rạp Ciné Châu Tinh tại đường Chi Lăng quận II thành phố Huế. Người đàn bà này có tên là Lê thị Út, cán bộ an ninh cơ quan Thành ủy Huế, đã chuyển vận một số chất nổ từ mật khu về chùa Trà Am, và đem cất dấu tại khu nghĩa trang dưới chân núi Ngự Bình. Đợi sau khi y thị họp xong với năm thanh niên cơ sở nội thành này, y thị sẽ chỉ chỗ cất dấu chất nổ cho họ đến lấy và thi hành công tác phá hoạị Đại úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB, cùng với một toán CSĐB đi cùng y thị đến chỗ cất dấu chất nổ, đã tịch thu được một số lượng khoảng 6 Kg chất nổ TNT, và 8 ngòi nổ chậm. Riêng về phần thẩm vấn Thích như Ý thật khó khăn. Hai chuyên viên lỗi lạc trong ngành thẩm vấn là Trung Úy Hồ Lang, Truởng cơ quan G-4 và anh Trần Vững, Trưởng ban khai thác tin tức cũng đã phải nao núng. Bởi lẽ đầu tiên ông ta vẫn mặc y phục của vị tu hành phật giáo, không chịu thay y phục của tù nhân, điều này đã tạo khó khăn về mặt tâm lý và tôn giáo không ít cho thẩm vấn viên. Huế sau 1963, ngoài xã hội có bao nhiêu đảng phái chính trị, bao nhiêu tôn giáo, thì trong lực lượng CSQG /Thừa Thiên Huế đều có bấy nhiêu, tỷ như: Chi Bộ Cảnh Sát Quốc Dân Đảng, Chi Bộ Cảnh Sát Đại Việt Cách Mạng, Chi Bộ Cảnh sát Nhân Xã Đảng, Chi Bộ Cảnh Sát Tân Đại Việt, và nhiều thứ Chi Bộ Cảnh Sát của các đảng phái khác, thật kể không hết. Cũng may là không có Chi bộ Cảnh Sát đảng Cộng Sản, nếu có, thì BCH/ Cảnh Sát Thừa Thiên-Huế đã trở thành Lực lượng Liên Minh Dân tộc, Hoà Hợp, Hoà giảị Hoa Kỳ, Cộng Sản, và VNCH chẳng cần tốn thì giờ và bút mực ký hoà đàm Paris làm chi cho mệt... Về Tôn giáo thì có Cảnh Sát Phật Tử, Cảnh Sát Công Giáo v. v.. Đó là thực trạng đáng buồn trong BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế sau 1963. Thật khó khăn cho cho tôi trong việc chỉ huy và điều hành một lực lượng đông đảo trên 5000 nhân viên, có lẽ vì vậy mà chẳng ai muốn thay thế tôi trong chức vụ Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên-Huế, và cũng vì thế mà tôi phải ngồi lỳ trong 9 năm trời tại nhiệm sở nàỵ Không một thẩm vấn viên nào chịu phụ trách thẩm vấn Thích như Ý. Đưa người này thẩm vấn thì: - Thưa ông Ty, em Phật tử, em không dám, xin ông Ty cử người khác. Giao thẩm vấn viên khác phụ trách, cũng lại: - Thưa ông Ty, em Công Giáo, sợ mất lòng bên anh em Phật giáọ Tôi nỗi giận: - Ông nào cũng là Cảnh sát, cũng là nhân viên công lực, ăn lương chính phủ mà lại từ chối nhiệm vụ giao phó, tại sao lại đưa Tôn giáo vào nơi nàỷ Ông Công Giáo sợ ông Phật Giáọ Ông Phật Giáo sợ một tên Việt Cộng đội lốt tu hành. Được rồi, anh em không làm thì tôi làm. Tôi thấy ngay trở ngại đầu tiên là tấm áo nâu sồng khoát trên người một kẻ đã lợi dụng màu áo nâu tu hành làm vỏ bọc để hoạt động cho Cộng sản, nhưng lại có giá trị khơi động niềm tin tôn giáo và sự nể trọng các bậc tu hành trong lòng thẩm vấn viên. Vì vậy phải tháo bỏ tấm áo này thì nhân viên thẩm vấn mới khỏi lẫn lộn giữa đạo và đời, giữa vị chân tu và kẻ lợi dụng tôn giáo hoạt động cho đi.ch. Tôi nói với trưởng cơ quan G-4, Trung Úy Hồ Lang ý nghĩ của tôi, và yêu cầu anh ta lấy áo tù, và tôi sẽ phụ trách chuyện nàỵ Tôi vào phòng thẩm vấn gặp Thích như Ý: - Nơi này không phải là chùa Trà Am, mà là Trung tâm thẩm vấn, vì thế tôi yêu cầu ông thay áo quần can phạm, ông không bằng lòng tôi vẫn phải thay cho ông, đây là thủ tục bắt buộc. Miệng nói, tôi tiến về phía ông với bộ áo quần trên taỵ Ông ta có vẽ hoảng hốt: - Tôi thay... Tôi thay... Tôi đã đoán đúng tâm lý của ông ta: Mặc dầu ông ta hoạt động cho Việt Cộng, nhưng bản chất vẫn là một kẻ tu hành, không bao giờ để thân thể trần truồng trước mắt kẻ lạ, vì thế ông hốt hoảng tự động làm việc đó mà không cần đến tôị Tôi bước ra khỏi phòng và chỉ năm, mười phút sau quay lại, ông ta đã thay xong, mặc bộ đồ đen. Suốt đêm 19-5-1970, Tôi, Ân, trưởng cơ quan G-4 và Trần Vũng, thay phiên nhau thẩm vấn ông tạ Mãi gần trưa ngày hôm sau, đã quá mệt mỏi không chống mỗi với chiến thật xa luân chiến của chúng tôi, và sau khi cho ông xem lời khai của sáu cơ sở đã bị chúng tôi bắt trong chùa của ông, biết là khó chối cãi, khi đó ông mới bắt đầu khai rõ mọi hoạt đô.ng. Tôi còn nhớ ông ta ăn nói thô bạo và tục tĩu còn hơn nhân vật sư Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử của Trung quốc. Trong đời tôi, đây là lần đầu, tôi được nghe được những lời chửi rủa, văng tục từ miệng một kẻ tu hành. tôi ngạc nhiên và xấu hổ. Ông ta lôi từ ông sơ, ông cố của tôi, từ Vua Gia Long, đến ông nội của tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cuờng Để ra chửị Ông ta ví mặt tôi và anh em thẩm vấn viên giống như cái đó... của đàn bà, và là đồ mật thám, chó săn, chạy theo Thiệu, Kỳ đàn áp Phật Giáo. Mỗi lần ông ta văng tục xong tôi lại hỏi ông: -'A di Đà Phật', ông chửi xong chưa? Sao tu hành mà ăn nói tục tĩu như vậy? Đây là một câu chuyện thật về ông Như Ý, ngoài tôi, số anh em thẩm vấn viên đã bị ông ta chửi tục hiện định cư tại Hoa Kỳ chắc không quên chuyện đó. Ngày 20-5-1970 lực lượng Phật Giáo vẫn tiếp tục biểu tình phản đối chính quyền đàn áp Phật Giáo, và yêu cầu chính quyền thả ngườị Cũng trong ngày này, tôi nhận được hai Công điện khẩn cấp, một của Văn phòng Tư Lệnh CSQG, Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, và một của Đại Tá Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Đặc Biệt, yêu cầu tôi báo cáo tình hình và giải thích nội vụ bắt giữ Thích như Ý. Tôi đánh điện phúc trình nội vu.. Tôi cũng đã tiên liệu trước, vụ này sẽ trở thành lớn chuyện, vì Thích Như Ý có liên hệ gia đình với Thượng Tọa Thích Trí Thủ, Tổng thư ký Viện Hoá Đạo tại Sàigòn. Tôi suy nghĩ với tình hình này, nếu để lâu, nội vụ sẽ là cơ hội tốt cho cho nhóm cơ sở Việt Cộng nằm vùng trong Phật giáo tạo ra biến động lớn, và sẽ gây nhiều phiền toái cho chính phủ và nhất là cho chúng tôị Tôi họp với Ân và một số anh em Sĩ Quan trong ban tham mưu, đưa ra hai giải pháp để giải quyết: 1- Lập hồ sơ nội vụ thật nhanh để giải tòa, hoặc đưa ra Hội Đồng An Ninh Tỉnh với tội danh: Hoạt động cho Việt Cộng và âm mưu phá rối trị an, và nếu cần họp báo công bố nội vu.. 2- Thương lượng, trao đổi trực tiếp, với Giáo Hội Phật Giáo tại Huế. Anh em đều chọn giải pháp thứ haị Tiên lễ, hậu binh. Thương lượng trước. 8 giờ tối ngày ngày 21-5-1970, tôi lên Chùa Linh Quang gặp Thượng Tọa Thích Mật Nguyện với đầy đủ hồ sơ của Thích như Ý và đồng bọn. Chùa Linh Quang nằm trong khu vực Từ Đàm, phía sau lăng Cụ Phan Bội Châụ Thượng Tọa Thích Mật Nguyện là một vị cao tăng đức hạnh, đối với Phật Giáo đồ và ngay cả những người ngoại đạo, những ai đã gặp ông đều phải nể trọng, cung kính. Năm 1968, khi Thích Đôn Hậu thoát ly ra Hà Nội, Hoà Thượng Thích Mật Nguyện được Giáo Hội đề cử vào chức Chánh Đại Diện Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất miền Vạn Hạnh thay thế Thích Đôn Hậu. (còn tiếp)
|