Tiền Mỹ (Dollars) Có Bao Nhiêu Loại? Print
Tác Giả: Sưu tầm trên net   
Thứ Sáu, 23 Tháng 4 Năm 2010 08:43
Em thích Tổng-thống Benjamin Franklin nhất

Tờ bạc $100 thiết kế lại vừa được công bố tại Bộ Ngân Khố ở Washington hôm Thứ Tư
và sẽ bắt đầu lưu hành vào ngày 10 tháng 2 năm tới. (Hình: Manuel Balce Ceneta/AP)

Hàng ngày, chúng ta xử dụng đồng Đô-la Mỹ (có nhiều loại tiền mang tên chung là Dollar nhưng theo sau là tên nứoc đó) trong trao đổi cho nhu-cầu của cuộc sống. Hiện nay dân chúng Hoa-kỳ xử-dụng tờ giấy bạc giấy (dollar bill) lớn nhất là tờ $100.

Trước năm 1964, dân chúng Hoa-kỳ đã có dịp xử-dụng các tờ giấy bạc có giá trị lớn như $500 , $1,000 , $5,000 và $10,000. Năm 1934 có tờ giấy bạc lớn nhất là $100,000. Sau năm 1964, những tờ giấy bạc lớn kể trên ít được lưu-hành trong dân chúng mà chỉ được xử-dụng trong các ngân-hàng và dùng để trao đổi trong các thương-vụ mà thôi.

Tuy vậy, nếu muốn có, ta vẫn “mua” được ở các tay sưu-tầm và những tay buôn tiền. Dĩ nhiên là số tiền mua phải cao hơn giá trị của số tiền của chính tờ bạc đó, và dĩ-nhiên tờ bạc đó vẫn có giá-trị. Tất cả loại bạc dollar đang lưu-hành tại Mỹ và ngoại quốc được Bureau of Engraving and Printing (BEP, cơ-quan in ấn và khắc dấu), dân Mỹ gọi nôm-na là sở in tiền (The Money Factory), trực-thuộc Bộ Tài-Chánh Hoa-kỳ in và phát-hành.

Giấy $1 có in hình Tổng-thống Washington, giấy $2 có hình Tổng-thống Jefferson, giấy $5 có hình Tổng-thống Abraham Lincoln, giấy $10 có hình Tổng-thống Alexander Hamilton, giấy $20 có hình Tổng-thống Andrew Jackson, giấy $50 có hình Tổng-thống Ulysses S. Grant, giấy bạc $100 có hình Tổng-thống Benjamin Franklin, giấy $500 có hình Tổng-thống William McKinley, giấy $1,000 có hình Tổng-thống Grover Cleveland, giấy $5,000 có hình Tổng-thống James Madison và giấy $10,000 có hình Ông Salmon P. Chase, Bộ trưởng Ngân-khố đầu tiên của Hoa-kỳ.

Chân-dung Tổng-thống Washington trên tờ $1 do họa-sĩ H. Bourg vẽ ra. Bên cạnh chân-dung của Tổng-thống còn có hình một con đại-bàng, kim-tự-tháp với một con mắt ở trên đỉnh tháp. Chim đại-bàng đầu trắng (Bald Eagle) là biểu-tượng của nước Mỹ, trên đầu chim có 13 ngôi sao sáng. Ở ngực đại-bàng là một lá chắn có 13 sọc. Chân phải chim cắp cành ô-liu, biểu-tượng của hòa-bình, chân trái cắp 13 mũi tên, biểu tượng của chiến-tranh, đầu mũi tên hướng về cành ô-liu.

Tất cả những đồng bạc giấy và bạc cắc được in nơi cơ-sở ban đầu ở Baronton, Massachusetts. Sau này, cơ-sở in tiền nữa ở Washington; nơi đây làm việc suốt ngày đêm, trung-bình in ra 22,500 tờ giấy bạc các loại. Một cơ-sở mới được thành-lập vào tại Fort Worth, Texas vào ngày 26 tháng 4 năm 1991.

Theo thống-kê, cứ 500,000 người dân Mỹ thì có một người có ý định làm bạc giả, vì thế kỹ-thuật in tiền của Mỹ ngày càng phức-tạp hơn để tránh tệ-trạng làm tiền giả, nhất là bọn in bạc giả trên lãnh-thổ Hoa-Kỳ và ở ngoại-quốc nữa. So với năm 1969, đồng Đô-la bây giờ nhỏ hơn trước 1 inche và chiều ngang cũng ngắn hơn 1 inch.

Trên tiêu-chuẩn thống-kê căn-cứ trên tờ bạc mới phát-hành (chưa xử dụng), cứ 490 tờ bạc $1 cân nặng 1 pound, cứ 1 triệu tờ $1 cân nặng 1 tấn. Ngày nay, các ngân-hàng dùng máy đếm tiền cho tiền giấy (dollar bill) và dùng phương-pháp “cân” để biết được số tiền cắc khi thân chủ gởi vào trương-mục của họ.

Các máy bán hàng tự-động, các máy đếm tiền, đổi tiền (changing machines) làm sao biết được tiền thật hay tiền giả? Các loại máy này sẽ “đọc” đồng bạc nhờ “bộ nhớ” (memory chips) về vài chi-tiết trên tờ giấy bạc cũng như các bộ-phận trên máy với tốc-độ đo rất nhanh và chính-xác. Các đặc-tính này giúp máy tính ra chính-xác chiều dài (V=l/t), độ dày (thickness) của tờ giấy bạc. Ngoài ra, mực để in tiền còn có chứa chất nam-châm (magnetic ink, magnetic particles), các sensors của các loại máy trên sẽ “ngửi” rất nhanh. Như thế, những tờ bạc giả không hội đủ các đức tính trên, các máy sẽ không “ăn” và máy sẽ thải chúng ra ngoài.

Xin gởi đến diễn-đàn một vài chuyện "vui" liên-quan đến đồng Dollar Mỹ.
Trong một cuộc đố vui trên đài truyền-hình Hoa-kỳ dành cho học-sinh bậc trung-học, câu hỏi đặt ra là: “Qua 42 đời Tổng-thống Mỹ, em thích Tổng-thống nào nhất?”. Có rất nhiều câu trả lời hay, thú-vị được các học-sinh trả lời cho ban giám-khảo. Đặc-biệt nhất, có một câu trả lời của một nữ sinh như sau: “Em thích Tổng-thống Benjamin Franklin nhất” làm cho mọi người ngạc-nhiên vì trong lịch-sử Mỹ, vị Tổng-thống này không có điểm gì đặc-biệt nhất. Khi được hỏi lý-do, em này trả lời: “Em thích Tổng-thống Franklin vì hình ông có trên tờ giấy bạc $100”. Câu trả lời mang tính-chất thực-tế này giúp em được giải thưởng cao và em cũng được ban giám-khảo đồng thuận tặng em một tờ bạc có hình Tổng-thống Franklin như em hằng ưa thích.

Từ khi quốc-hội chấp-thuận câu motto của quốc gia, nó được đưa in ở mặt sau của tờ bạc. Câu motto hiện nay là “In God Wre Trust” (chúng ta tin ở Thượng-đế). Nhiều người nói đùa khôi-hài, thêm câu “...the others pay cash” (những người khác trả tiền mặt), ngụ ý nói: “ngoài Thượng-đế, chỉ tin tiền mặt (không tin ở check, thẻ tín dụng,...). Người Mỹ thường có câu nói đùa: “Đa-số phụ-nữ Mỹ thường tự-hào rất ưa thích âm-nhạc, điều đáng tiếc là họ chỉ mê có hai nốt Do và La” (ngụ ý họ nói: hai nốt nhạc trên ghép lại thành chữ Dollar). Riêng ông Ralph Emerson, một triết gia cũng là một nhà thơ nổi tiếng của Hoa-Kỳ thì đưa ra một nhận-xét nghe qua rất chua-chát nhưng cũng khá thâm-thúy và thực-tế, đó là: “Người Mỹ có rất ít đức tin, họ chỉ tin vào sức mạnh của đồng Dollar mà thôi!”.